I. Không gian fantasy
1. Đặc trưng của không gian fantasy
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa văn học fantasy và văn học kì ảo là hai thể loại này xây dựng những kiểu không gian khác nhau hoàn toàn về bản chất. Mỗi kiểu không gian đó góp phần phản ánh đặc trưng của từng thể loại, giúp khu biệt văn học fantasy và văn học kì ảo. Vì thế, việc tìm hiểu đặc trưng không gian fantasy trong mối quan hệ so sánh với đặc trưng không gian kì ảo là một công đoạn quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc thể loại fantasy.
1.1. Đặc trưng không gian kì ảo
1.1.1. Không gian kì ảo tạo ra những bối cảnh kì ảo để gây cảm giác hoang mang, sợ hãi, lo lắng cho người đọc.
1.1.2. Không gian kì ảo thường hạn hẹp, chật chội, yếm khí, không phân chia được để tách biệt nhân vật với thế giới xung quanh, dồn đuổi nhân vật và buộc nhân vật phải đối mặt với cái kì ảo. Đặc trưng này của không gian kì ảo xuất hiện trong các tác phẩm của F.Kafka: không gian phòng xử án Jozep K (Vụ
án), không gian căn phòng nhốt G.Samsa (Biến dạng), không gian phòng người
bệnh trong Thầy thuốc nông thôn, không gian lâu đài trong Lâu đài...Hay nó xuất hiện trong Tấn trò đời của H. Balzac:“ Không gian cái kì ảo ở Balzac là không gian hẹp, không phân chia được, không có cái ồn ào, ầm ĩ của thị trường chứng
như giấc mơ chỉ xảy ra trong đầu, ở đó chỉ có nhân vật đối mặt với cái kì ảo, thông thường chỉ hai nhân vật với cái kì ảo thôi....Các kiểu không gian như vậy tạo ra ấn tượng kiểu kì ảo của đời thường – là một nét không thể tách ra khỏi dòng chảy hiện thực. Vì vậy ấn tượng không gian mơ hồ, cái nhìn mơ hồ dẫn đến chỗ hồ nghi, do dự” [29;61-62].
1.1.3. Không gian kì ảo nằm trong không gian thực tại, không tách rời không gian thực tại. Các không gian kì ảo như căn phòng, phòng xử án, lâu đài...đều thuộc về hiện thực, vốn rất bình thường cho tới khi một biến cố kì ảo, một yếu tố kì ảo “đột ngột” xảy ra biến chúng thành không gian kì ảo – trong khi đó về mặt hình thức bên ngoài chúng vẫn không thay đổi. Chính sự đột ngột biến đổi về mặt bản chất bên trong nhưng giữ nguyên hình thức bên ngoài của các không gian này khiến người đọc sợ hãi, nghi ngờ, hoang mang...
1.2. Đặc trưng không gian fantasy
1.2.1. Cái fantasy nói chung và không gian fantasy nói riêng có đặc tính là khơi gợi ở độc giả cảm giác về cái thần diệu thuần túy, cái siêu nhiên được chấp nhận mà không có sự hoang mang do dự, không đòi hỏi sự giải thích nào hết: “Cái thần diệu, cái kì ảo ở đây thuần túy song phản ứng của độc giả là chấp nhận trò chơi, không hoang mang, không thấy hiện tượng ấy có gì bất ổn” [36].
1.2.2. Không gian fantasy là không gian rộng lớn vô biên, không gian trải dài đến vô cùng vô tận, không có giới hạn. Cảm giác vô cùng, vô biên, vô tận đó đối lập với cảm giác có giới hạn của không gian hiện thực. Nó giúp con người thoát ra khỏi hiện thực, giải phóng khỏi các giới hạn, được tự do bay bổng. Không gian vô cùng, vô biên, vô tận tự nó đã mang tính chất huyền ảo, kì diệu, đó là không gian của tưởng tượng, vì sự tưởng tượng không có biên giới. Không gian vương quốc Tưởng Tượng trong Chuyện dài bất tận, không gian xứ Wonderland trong Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ thần tiên, không gian xứ Narnia trong Biên niên sử Narnia...đều mang đặc trưng này.
1.2.3. Không gian fantasy được xem như tách rời khỏi không gian thực tại, tạo thành The Secondary World (một thế giới thứ hai - thuật ngữ dùng của tác giả Maria Nikolajeva), Another World (một thế giới khác – thuật ngữ dùng
lại chứa đựng được một không gian vô giới hạn, nên không gian thực tại không thể bao chứa nổi không gian fantasy như đã chứa đựng không gian kì ảo. Hơn nữa, sự tách rời hai không gian tạo cho người đọc cảm giác chấp nhận hoàn toàn, không băn khoăn hoài nghi. Các phù thủy trong Harry Potter đã phải sử dụng bao nhiêu bùa chú, rào chắn phép thuật để ngăn cách thế giới phù thủy và thế giới Muggle, biến chúng thành hai thế giới liên thông nhưng tồn tại độc lập, song song với nhau; xứ Narnia ngăn cách với hiện thực bằng Khu rừng giữa hai thế
giới...Nhưng, không gian fantasy không giống như không gian đậm màu sắc
huyền thoại, cổ xưa trong fairy tale và thần thoại. Do đó, nó tuy tách rời nhưng không biệt lập với thực tại, giữa không gian fantasy và không gian thực tại vẫn có mối quan hệ chặt chẽ. Một thế giới khác (another world) phải luôn đặt trong sự so sánh với thế giới bình thường thì mới thấy được sự khác biệt.