Thể loại fantasy trong văn học Việt Nam hiện đạ

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu thể loại fantasy (Trang 73)

III. Thể loại fantasy nhìn từ phương Đông

1. Trung Quốc

3.2. Thể loại fantasy trong văn học Việt Nam hiện đạ

Cái kì ảo bắt nguồn từ nền văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới đã xuất hiện trở lại ở Việt Nam vào những năm 80, nhưng là sự trở lại khá dè dặt, không ồn ào, xuất hiện ở một số tác giả như Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài...Ở Việt Nam, cái kì ảo được sử dụng như một bút pháp để “giải tỏa một số ẩn ức hoặc phát biểu những điều cấm kị” [36]. Đồng thời “Cái kì ảo chỉ xuất hiện như một yếu tố và cũng chỉ xuất hiện trong truyện ngắn mà không có mặt ở truyện dài. Phải chăng về bản chất, “kì ảo” là một sự thể nghiệm tới hạn, ở ranh giới của cái hoang tưởng huyễn hoặc với cái thực, nên cũng khó nuôi nó trong tiểu thuyết? Đó là chưa kể tình trang chậm phát triển của tiểu thuyết ở ta nói chung.” [36]. Văn học hiện đại Việt Nam cho đến giờ cũng chưa hình thành thể loại fantasy. Theo thiển ý của chúng tôi, có một số nguyên nhân cản trở sự phát triển của fantasy ở Việt Nam. Nền văn học của chúng ta vẫn mang di chứng nặng nề của văn học chiến tranh – thứ văn học “minh họa” cho những nhiệm vụ chính trị, yêu cầu phải nghiêm túc, chuẩn mực. Vì thế cái fantasy đầy khoáng đạt tự do không có điều kiện phát triển. Hơn nữa, lối tư duy cụ thể và thực dụng đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam cũng là nhân tố cản trở cái fantasy vốn bay bổng lãng mạn...Tóm lại, cái fantasy chưa phát triển thành thể loại mà chỉ thấp thoáng xuất hiện trong một số tác phẩm văn học thiếu nhi.

Tô Hoài đã sáng tác một số tiểu thuyết theo lối cổ tích truyền thuyết:

Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử...trong đó có sử dụng một vài yếu tố

hoang đường nhưng rất hạn chế. Về cơ bản, ba tiểu thuyết này vẫn sử dụng bút pháp hiện thực, theo khuynh hướng hiện thực. Chúng không có biến cố fantasy, không gian fantasy, không có tính chất romance – tức là cốt truyện thiếu li kì gay cấn. Cái fantasy chỉ được sử dụng như một yếu tố phụ làm tăng thêm tính chất hấp dẫn cho tác phẩm. Tóm lại, trong suốt nhiều thập niên thế kỉ XX, cái fantasy chỉ len lỏi vào một số ít tác phẩm và xuất hiện rất khiêm tốn, dè dặt.

Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, văn học fantasy thế giới xâm nhập ồ ạt vào Việt Nam, chiếm lĩnh dòng văn học thiếu nhi, kích thích sự đổi mới tư duy của các nhà văn. Những bài học giáo dục, đạo đức tuy bổ ích nhưng chỉ hấp dẫn khi được truyền đạt bằng những câu chuyện fantasy mới lạ, hoang đường, thần diệu. Nắm bắt được xu thế phát triển của văn học hiện đại và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của thiếu nhi, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã mạnh dạn cho ra đời bộ truyện Chuyện xứ Langbiang. Đây là tác phẩm đầu tiên ở Việt Nam đưa cái hoang đường thần tiên vào một bộ tiểu thuyết dài tập, nâng nó thành cái fantasy bao trùm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, vận dụng khá đầy đủ các thủ pháp viết truyện fantasy trên thế giới (biến cố fantasy, không gian fantasy, nhân vật fantasy, cốt truyện fantasy, ý nghĩa giáo dục, giá trị giải trí...). Đồng thời nhà văn cũng cố gắng mang vào tác phẩm các yếu tố gần gũi, thân thuộc của nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Đó là một đóng góp không nhỏ cần được ghi nhận cho nhà văn có công mở đường cho việc hình thành thể loại fantasy ở Việt Nam. Tuy nhiên, tiếng vang của Chuyện xứ Langbiang không thể vượt khỏi biên giới Việt Nam, tác phẩm không tạo thành một hiện tượng văn học như rất nhiều truyện fantasy nước ngoài đã xuất bản ở nước ta. Lí giải cho thực tế này có nhiều nguyên nhân: tác phẩm chưa có sự bắt tay rầm rộ giữa văn học và quảng cáo, nội dung truyện chưa vượt qua được các tác phẩm fantasy kinh điển khác, tác giả chưa có sự sáng tạo trong bút pháp nghệ thuật mà chủ yếu mới học tập và kế thừa phương pháp sáng tác của các nhà văn fantasy thế giới...

4. Tiểu kết

Fantasy chưa trở thành thể loại phổ biến ở phương Đông, những tác phẩm fantasy ra đời từ nền văn học phương Đông còn ít ỏi và chưa có chất lượng cao. Nhưng, văn học fantasy đang được đón nhận nồng nhiệt ở châu Á, giành được sự yêu mến của độc giả ở khắp Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam....Phải chăng, phương Đông chỉ có thể tiếp cận với fantasy từ vị trị độc giả chứ chưa thể đến với fantasy bằng tư cách tác giả? Việc lí giải thực tế này một cách nghiêm túc, khoa học và sẽ góp phần mở đường cho sự phát triển của thể loại fantasy ở phương Đông, phá vỡ thế “độc tôn” của văn học fantasy ở phương Tây. Nhưng

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu thể loại fantasy (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w