III. Thể loại fantasy nhìn từ phương Đông
1. Trung Quốc
1.2. Thể loại fantasy trong nền văn học Trung Quốc hiện đạ
Bối cảnh lịch sử, văn hóa của xã hội Trung Quốc hiện đại không phải là môi trường để dung dưỡng cái fantasy. Trong số các nguyên nhân, không thể không nhắc đến cuộc Đại cách mạng văn hóa với những chế định hà khắc yêu cầu văn học phải nghiêm túc, hiện thực và phải chịu sự chỉ huy của chính trị. Dư âm của nền phong kiến nghiệt ngã cộng với tư duy thực dụng khá đậm nét của người Trung Hoa ít nhiều đã kiềm tỏa trí tưởng tượng con người, khiến họ không thể táo bạo vượt hạn để đến với tự do. Bên cạnh những tác nhân khách quan đó, bản thân nền văn học Trung Hoa cũng có những hướng phát triển không tiệm cận với cái fantasy. Sang thế kỉ XX, tiên thoại chấm dứt sinh mệnh của mình, tiểu thuyết chương hồi – thể loại thích hợp cho những chuyến phiêu lưu - cũng
fantasy phương Tây là hứng thú phiêu lưu (the romance), thể loại fantasy phát triển ở phương Tây vì nó mời gọi con người phiêu lưu đến những vùng đất thần tiên kì diệu; thì hứng thú chủ yếu trong văn học mang màu sắc fantasy ở Trung Quốc lại là hứng thú võ lâm. Ngay cả những tác phẩm đậm đặc cái fantasy như
Tây du kí hay các truyện phong thần cũng tập trung miêu tả hứng thú võ lâm.
Gần đây fantasy ở Trung Quốc có lẽ có một thể nghiệm đáng chú ý là bộ tiểu thuyết Tru Tiên (Tiêu Đỉnh), nhưng ngay cả trong tác phẩm này, yếu tố fantasy vẫn nhạt hơn nhiều so với yếu tố kiếm hiệp. Hứng thú về những cuộc giao tranh kiếm hiệp này mạnh đến nỗi nó dần lấn át cái fantasy để vươn lên phát triển thành một dòng văn học riêng – dòng truyện kiếm hiệp. Đây là thể loại “đặc sản” của Trung Quốc, là thể loại tạo ra hiệu ứng xã hội, văn hoá, thương mại rất mạnh. Mục đích giải trí của fantasy đã được các truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, hay phim ảnh cổ trang...thay thế, đảm nhiệm thành công. Ở Trung Quốc, cơn sốt phim cổ trang, truyện kiếm hiệp vẫn đang sôi sục.
2. Nhật Bản