0
Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Giới thuyết về khái niệm “sinh mệnh thể loại”

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU THỂ LOẠI FANTASY (Trang 58 -58 )

II. Sinh mệnh của thể loại fantasy trong thời hiện đạ

1. Giới thuyết về khái niệm “sinh mệnh thể loại”

“Thể loại văn học là khái niệm chỉ qui luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” [67;220]. Do đó, thể loại là một khái niệm chỉ phương diện tương đối ổn định, bền vững trong cấu trúc tác phẩm. Ngay khi ra sức bảo tồn sự ổn định, bền vững của những qui luật phản ánh đời sống và tổ chức tác phẩm thì thể loại cũng tự đổi mới, tự hiện đại hóa để thích ứng với hiện thực và tiếp tục phát triển. “Như vậy, trong thể loại vừa có các yếu tố ổn định truyền thống lại vừa có các yếu tố đổi mới do tiến trình văn học và do tài năng sáng tạo của nhà văn đóng góp vào” [67;232]. Tức là, mỗi thể loại đều có sinh mệnh riêng của mình trong lịch sử văn học nhân loại.

Lí luận văn học không thực sự có khái niệm “sinh mệnh thể loại”, cụm từ này là một cách nói ẩn dụ, bóng bẩy đầy hàm ý để chỉ hình thái tồn tại (cái bền vững) và sự phát triển của một thể loại văn học. Nói một cách đơn giản, sinh mệnh thể loại chính là đời sống, sự sống của thể loại. Nếu như “tiến trình văn học là sự tồn tại vận động của bản thân văn học như những hệ thống chỉnh thể không ngừng phát triển, tiến hóa trong các mối liên hệ tương tác vô cùng đa dạng và phức tạp” [52;13] thì với tư cách là một nhân tố nội tại của tiến trình văn học, thể loại cũng có sự vận động tự thân hết sức mạnh mẽ, không ngừng tiến

khác. Tóm lại, thể loại có sinh mệnh, tức là có đời sống tự thân, bao gồm một quá trình liên tục của sự ra đời – hình thành – và phát triển.

Sinh mệnh thể loại phụ thuộc chặt chẽ vào nhiều yếu tố: yếu tố tác giả, yếu tố thời đại, yếu tố bạn đọc...Một thể loại như fantasy vừa phải cạnh tranh với các thể loại khác để bảo tồn được những nguyên tắc nghệ thuật riêng, vừa phải nhượng bộ và dung hợp với các thể loại khác để tồn tại. Tóm lại, sinh mệnh của thể loại có thể được miêu tả như sau: “Sự hình thành và phát triển của thể loại của văn học cũng có nghĩa là sự hình thành và phát triển của văn học qua các giai đoạn, bởi vì văn học không thể tồn tại mà không có thể loại. Quá trình ấy có thể xác định trước hết bắt đầu bằng những nhu cầu xã hội, bằng các khả năng và nhu cầu hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa, kinh qua sự thể nghiệm trong sáng tác của các nghệ sĩ, nhà văn, và cuối cùng hình thành những thể loại tương đối ổn định, có một khả năng phản ánh hiện thực nhất định. Từ đó thể loại ấy có thể được kế thừa, vận dụng và biến đổi cho phù hợp với điều kiện xã hội mới. Và cũng nhiều khi một thể loại sẽ đi đến chỗ suy tàn, hóa thân vào thể loại khác, còn tự nó thì chấm dứt sự tồn tại” [67;223].

2.Về thời điểm ra đời của fantasy

Rất khó để xác định thời điểm ra đời chính xác của thể loại fantasy, bởi

lịch sử phát triển của fantasy và lịch sử phát triển của nền văn học thế giới có sự gắn bó chặt chẽ. Ngay trong những di sản văn học kinh điển cổ xưa như The

Odyssey, Mahabharata, Ramayana, Epic of Gilgamesh...những đặc trưng tiêu

biểu của fantasy như sự kì ảo, sự hoang đường... đã được tìm thấy. Nhưng, fantasy chỉ ra đời khi các thể loại khác đã hình thành, nó là sự tích hợp các thể loại khác trong sự phù hợp với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội.

Về mặt lịch sử, những tác phẩm văn học fantasy đầu tiên bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ XIX và fantasy chính thức trở thành một thể loại nổi bật vào những năm 60 của thế kỉ XX. Thời điểm ra đời của fantasy được ghi nhận bằng sự xuất hiện của tác giả Geogre MacDonald – nhà văn người Scotland, là tác giả của các tác phẩm như The Princess and the Goblin và Phantasstes (1858) – sau này chúng được công nhận là những tiểu thuyết fantasy đầu tiên dành cho người lớn.

fantasy lớn khác của thế kỉ XIX là William Morris – nhà thơ nổi tiếng người Anh, ông đã viết một số tiểu thuyết fantasy trong nửa sau thế kỉ XIX, trong đó có tác phẩm The Well at the World’s end. Nửa cuối thế kỉ XIX còn tiếp tục chứng kiến sự ra đời của tác phẩm fantasy kinh điển Alice’s adventures in wonderland (1865- Lewis Carroll). Thực tế này cho thấy fantasy ra đời cùng thời với chủ nghĩa lãng mạn, có quan hệ gắn bó nội tại với văn học lãng mạn.

Sự ra đời vào thế kỉ XIX, đạt thành tựu vào thế kỉ XX của fantasy đồng thời cũng khẳng định sức sống lâu bền của thể loại này. Nó không tồn tại như một trào lưu, một trường phái xuất hiện rồi thoái trào, mà đã sinh trưởng và tồn tại qua hai thế kỉ, là sự nối dài của chủ nghĩa lãng mạn trong thế kỉ XX. Nhờ bắt nguồn từ chủ nghĩa lãng mạn, dựa trên những qui tắc thi pháp tiểu thuyết truyền thống, thể loại fantasy vẫn ngày càng phát triển trong thời đại mới.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU THỂ LOẠI FANTASY (Trang 58 -58 )

×