Không gian fantasy trong mối quan hệ với không gian thực tạ

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu thể loại fantasy (Trang 34)

I. Không gian fantasy

3. Không gian fantasy trong mối quan hệ với không gian thực tạ

3.1. Đặc trưng quan trọng của không gian fantasy là tách rời nhưng vẫn liên thông với không gian thực tại. Điều đó giúp độc giả vừa trải nghiệm cảm giác khám phá bất ngờ mới mẻ, vừa luôn giữ được trạng thái cân bằng với hiện thực ngoài trang sách. Dù chỉ là một kiểu không gian phụ, nhưng không gian thực tại xuất hiện nhiều trong fantasy. Do đó, không gian fantasy và không gian thực tại có quan hệ với nhau, quan hệ này tồn tại ở hai dạng thức chủ yếu. Dạng

3.2. Dạng thức thứ nhất: không gian fantasy tách rời và liên thông vớikhông gian thực tại không gian thực tại

3.2.1. Tách rời...

Không gian thực tại là kiểu không gian quen thuộc trong hầu hết các thể loại văn học: tác giả quan sát hiện thực cuộc sống, tiếp thu và nhào nặn chúng bằng trí tưởng tượng để tạo ra một không gian thực tại trong tác phẩm. Không gian này có tính hiện thực, nhưng không phải là hiện thực trần trụi như nó vốn có mà là hiện thực đã được nhà văn cấu trúc lại theo những ý đồ nghệ thuật nhất định. Không gian Paris trong các tác phẩm của H. Balzac, không gian Peterburg trong tác phẩm của F. Dostoevsky hay không gian Hà Nội trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều thuộc kiểu không gian này.

Không gian fantasy được xây dựng bằng trí tưởng tượng thuần túy, là những tưởng tượng đã được cởi trói, giải phóng cho tha hồ bay bổng và sáng tạo. Còn không gian thực tại là nơi phát huy cao độ kiểu sáng tác tái hiện, trí tưởng tượng ở đây bị giới hạn nghiêm ngặt trong phạm vi của thực tế. Do đó hai không gian này tách rời nhau. Tuy nhiên, xét về bản chất, cả không gian fantasy và không gian thực tại đều là sản phẩm của trí tưởng tượng tác giả, nên việc hai kiểu không gian này cùng xuất hiện trong fantasy là hợp lí, hầu như tác phẩm fantasy nào cũng chứa đựng cả hai kiểu không gian này. Về phía độc giả, họ chấp nhận sự tồn tại đồng thời hai kiểu không gian khác nhau trong cùng một tác phẩm, nhưng chỉ bị hấp dẫn và thấy hứng thú khi hai không gian ấy có mối quan hệ nào đó với nhau, kích thích trí tưởng tượng và sự tò mò khám phá của người đọc. Nhiệm vụ của các tác giả là xử lí sao cho không gian fantasy và không gian thực tại dù tách rời nhưng vẫn có sự liên thông một cách hợp lí.

3.2.2....Và liên thông

Để tạo ra sự liên thông giữa không gian fantasy và không gian thực tại, các nhà văn chọn giải pháp thiết lập giữa hai không gian ấy một “trạm trung

chuyển”. Con người có thể từ không gian thực tại đi qua trạm trung chuyển để

đến với không gian fantasy, rồi lại từ không gian fantasy đi qua trạm trung chuyển đó để trở về hiện thực. Trạm trung chuyển vốn là một sản phẩm tưởng

thế giới: fantasy và thực tại. Trong fairy tale, không thấy xuất hiện những trạm trung chuyển như vậy, vì không gian fairy tale là không gian huyền thoại, cổ xưa, khép kín, biệt lập với hiện thực. Ngoài ra, trạm trung chuyển có thể được coi như dấu hiệu mờ nhạt của cái kì ảo trong fantasy, vì nó tồn tại trong không gian thực tại và gây cho người đọc cảm giác nghi ngờ, hoang mang. Nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất khi người đọc thoát khỏi trạm trung chuyển để tiếp cận với không gian fantasy. Trong Sư tử, phù thủy và cái tủ áo (C.S.Lewis), khi bốn đứa trẻ Peter, Susan, Edmund, Lucy bước vào cái tủ áo cũ và nhận ra đó là một trạm trung chuyển, chúng rất lo sợ hoang mang, nhưng cảm giác này lập tức biến đi khi cả bọn đặt chân tới xứ Narnia tươi đẹp.

Chúng tôi đã tiến hành lập bảng khảo sát các loại trạm trung chuyển trong một số tác phẩm fantasy, bảng khảo sát này được lưu lại trong phần Phụ Lục.

Trong các tác phẩm fantasy khác nhau, trạm trung chuyển tồn tại dưới nhiều hình thức, dạng thể đa dạng phong phú. Sự phong phú ấy phản ánh mối liên hệ tự nhiên và thường tồn giữa hai không gian: fantasy và thực tại.

Trạm trung chuyển có thể tồn tại dưới nhiều dạng vật thể khác nhau (hang thỏ, gương, cuốn sách, khóa cảng, khu rừng, tủ áo....), nhưng phổ biến nhất là tồn tại dưới dạng những cánh cửa: “Cái cửa tượng trưng cho nơi qua lại giữa hai trạng thái, hai thế giới, giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa kho vàng và cảnh khốn quẫn. Cánh cửa mở ra để thấy điều bí ẩn. Nhưng cửa cũng có một ý nghĩa động thái, tâm lí, vì nó không chỉ là một lối đi mà nó còn mời bước qua. Đó là lời mời chào lên đường về một bên kia nào đó. Theo nghĩa tượng trưng, bước qua cửa thường được hiểu là đi từ cõi phàm sang cõi thiêng” [30;226]. Việc sử dụng cánh cửa làm trạm trung chuyển giữa không gian thực tại và không gian fantasy là một thủ pháp nghệ thuật bắt nguồn từ cội nguồn văn hóa thế giới, điều đó càng chứng minh fantasy có nguồn gốc từ nền văn hóa cổ xưa. Các trạm trung chuyển bằng vật thể thường có hình thức rất bình thường trong hiện thực nhưng bản chất lại là những vật thần kì, huyền diệu. Những trạm

không gian thực tại sang không gian fantasy, gây ra tính đột ngột, trạng thái bất ngờ, bàng hoàng sửng sốt cho cả nhân vật và bạn đọc.

Trạm trung chuyển cũng có thể tồn tại dưới dạng các phương tiện và cách thức. Những cách chuyển đổi không gian theo kiểu này thường kéo dài khoảng cách và thời gian đi lại giữa không gian thực tại và không gian fantasy, nhờ đó mà nối dài cảm giác lâng lâng bay bổng diệu kì cho độc giả, họ không bị thử thách bởi trạng thái bàng hoàng, choáng ngợp nữa. Trong Peter Pan (J.M. Barrie), bọn trẻ đến với xứ Neverland bằng cách bay lượn từ bầu trời London tới bầu trời Neverland qua nhiều ngày đêm ròng rã. Ngôi nhà của Dorothy (Phù

thủy xứ Oz - Frank Baum) cũng chuyển từ đồng cỏ Kansas tới xứ Oz bằng cách

bay vèo vèo trong cơn bão. Trong Harry Potter, các phù thủy cũng thường di chuyển bằng cách bay trên chổi thần hoặc độn thổ...Cách thức thú vị nhất để di chuyển từ không gian thực tại sang không gian fantasy là bay, bởi vì được bay luôn là khao khát lãng mạn nhất của loài người: “- Là người lớn rồi thì không còn biết cách bay như thế nào nữa. – Tại sao người lớn lại quên bay? – Tại họ không vui nữa, không ngây thơ và vô tâm nữa. Chỉ có những người vui vẻ, ngây thơ và vô tâm mới bay được thôi ” (Peter Pan - J.M. Barrie).

3.3. Dạng thức thứ hai: không gian fantasy mô phỏng không gian thực tại

Bên cạnh những truyện fantasy tồn tại song song hai kiểu không gian: không gian thực tại và không gian fantasy, có một số tác phẩm chỉ xoay quanh không gian fantasy thuần túy: Chúa của chiếc nhẫn, Pháp sư xứ Hải địa,

Eragon, Bóng tối trỗi dậy....Xuyên suốt từ đầu tới cuối những tác phẩm này là

kiểu không gian thần tiên đan xen với không gian thần bí, buộc bạn đọc phải vận động trí tưởng tượng đến cao độ để thâm nhập vào không gian truyện. Vậy làm thế nào để giúp những độc giả - vốn quen sống trong thế giới hiện thực, hòa nhập vào không gian fantasy thuần túy trong các tác phẩm một cách dễ dàng?

Các tác giả fantasy đã đưa những yếu tố của không gian thực tại vào trong không gian fantasy, khiến cho không gian fantasy vừa hoang đường thần diệu, nhưng cũng hết sức thân quen với con người. Đó là cách không gian fantasy mô phỏng không gian thực tại. Bộ tiểu thuyết Harry Potter là một ví dụ

yếu tố kì ảo, nhưng không phải là câu chuyện về cuộc sống hiện thực đã được kì ảo hóa, mà trái lại, là một câu chuyện kì ảo đã được đời thường hóa” [;40]. Như vậy, về mặt hình thức, không gian fantasy hoàn toàn hoang đường, kì diệu, nhưng về mặt bản chất, nó đã hòa trộn chung với bản chất của hiện thực. Nói cách khác, nó được sản sinh trên cái khung nền là không gian thực tại, mang bóng dáng của hiện thực. Xứ Middle Earth (Chúa của chiếc nhẫn – J.R.R.Tolkien) là một không gian fantasy thuần túy, nhưng ở xứ đó cũng có những vương quốc với cơ cấu tổ chức như trong hiện thực, cát cứ, hợp tác hoặc tranh giành quyền lực với nhau (vương quốc loài tiên, vương quốc người Hobbit, vương quốc loài người)...Xứ Hải địa (Pháp sư xứ Hải địa – Ursula K Le Guin) còn hiện thực hơn với trường học, làng mạc, ngư dân, thợ đóng tàu, thợ đúc đồng, thợ rèn, mỗi hòn đảo lại được cai quản bởi một lãnh chúa và các bô lão như thời trung cổ....Thế giới phù thủy trong Harry Potter được miêu tả như sau: “Xã hội phù thủy là một xã hội ảo nhưng xã hội đó hoạt động không khác gì xã hội thật của con người từ cơ sở hạ tầng cho đến kiến trúc thượng tầng. Phù thủy cũng có trường học, ngân hàng Gringott do yêu tinh điều hành với những tài khoản cá nhân được cất giấu dưới lòng đất; các cơ quan hành chính như Bộ Pháp Thuật, Bộ Thể Dục Thể Thao Phù Thủy, báo chí, thể thao với môn Quidditch tương tự như bóng đá...Có phù thủy tốt và phù thủy hắc ám, có phù thủy giàu nứt đố đổ vách bên cạnh những phù thủy nghèo xác xơ” [20;41].

Không gian fantasy chính là sự khúc xạ của không gian thực tại qua lăng kính kì ảo. Không gian fantasy thể hiện những bất đồng của con người, phản ứng lại xã hội hiện đại đầy bất ổn, nơi bản thể bị đe dọa. Đồng thời nó phản ánh những ước mơ, khao khát của loài người muốn vươn tới một thế giới thần tiên tốt đẹp hơn, nơi bản thể con người được giải phóng và tôn vinh.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu thể loại fantasy (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w