Mầm mống cái fantasy trong nền văn học truyền thống Việt Nam

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu thể loại fantasy (Trang 72)

III. Thể loại fantasy nhìn từ phương Đông

1. Trung Quốc

3.1. Mầm mống cái fantasy trong nền văn học truyền thống Việt Nam

3.1.1. Mầm mống cái fantasy trong văn học dân gian

Nếu như Trung Quốc hay Nhật Bản đều có một kho tiên thoại đồ sộ mở ra khả năng cho văn học fantasy nảy nở, phát triển thì ở Việt Nam, hệ thống tiên thoại tương đối nghèo nàn. Chúng ta chỉ còn có nhóm truyện cổ tích thần kỳ là có vẻ gần với thể loại tiên thoại. Về truyện cổ tích thần kỳ, chúng tôi đồng ý với ý kiến sau: “Cổ tích thần kỳ đích thực phải chịu sự tác động của nhân vật thần kỳ (bụt, tiên, thiên thần...) và các yếu tố thần kỳ như sự biến hóa, các vật thần như cung thần, đàn thần... Nhân vật chính chịu sự chi phối của nhân vật thần kỳ mà thiếu nó thì cốt truyện không tiến triển được... Nhân vật chính trong cổ tích thần kỳ thường theo hướng lý tưởng hoá và khái quát hoá theo đối tuyến (nhân vật tuyến thiện hoàn toàn tốt và nhân vật tuyến ác hoàn toàn xấu, không lẫn tuyến). Nếu không có những đặc điểm trên thì nó chỉ là loại cổ tích nằm trong địa hạt chung của văn học kỳ ảo (huyền ảo, hoang đường)” [51]. Nhưng, truyện cổ tích thần kì của người Việt ít yếu tố hoang đường, huyền nhiệm và thiên về miêu tả những vấn đề xã hội, nhân sinh. Tuy nhiên, như mọi nền văn học dân gian khác, chúng tôi nghĩ mầm mống cái fantasy có trong văn học dân gian Việt Nam. Bởi những người dân sống trong chế độ phong kiến hà khắc chỉ đến được với niềm vui, hạnh phúc, tự do bằng giấc mơ và tưởng tượng, mà tưởng tượng chính là cội nguồn của cái fantasy.

3.1.2. Mầm mống cái fantasy trong văn học viết

Nền văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc nên cái kì ảo Việt Nam cũng mang dư vị của cái hoang đường, u linh Trung Quốc. Những tác phẩm như Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh tập,

Thánh Tông di thảo....chủ yếu hướng vào việc ghi chép thần tích, thần phả, và

phóng tác, thiếu chất bay bổng, huyền nhiệm, phiêu lưu của fantasy. Tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng nhất là Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ thì chủ yếu “mượn

thời” [53;188], ít tương thích với giá trị của cái fantasy. Như vậy, văn học truyền thống Việt Nam, cả văn học dân gian và văn học viết, không có nhiều điều kiện để cái fantasy từ mầm mống có thể phát triển thành một thể loại.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu thể loại fantasy (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w