III. Cốt truyện fantasy
2. Một số kiểu cốt truyện fantasy tiêu biểu
2.3. Kiểu truyện về sự trưởng thành– cốt truyện có ý nghĩa giáo dục
Đối tượng chủ yếu của fantasy là các độc giả nhỏ tuổi nên ngoài chức năng giải trí và thẩm mĩ, fantasy cần có chức năng giáo dục. Tuy nhiên, chức năng giáo dục của fantasy không bộc lộ trong các giáo điều, lời răn dạy mà được lồng ghép vào trong kiểu truyện về sự trưởng thành– cốt truyện có ý nghĩa giáo dục
2.3.1. Cốt truyện về sự trưởng thành
Cốt truyện về sự trưởng thành là sự tích hợp của fantasy và thể loại
Bildungsromans - một loại tiểu thuyết dành cho việc giáo dục rất phổ biến trong
văn học phương Tây thế kỉ XVIII, XIX: “ Bildungsroman (tiểu thuyết về sự trưởng thành hay tiểu thuyết giáo dục) bắt nguồn từ Đức vào nửa cuối thế kỉ XVIII và từ đó trở thành một trong những thể loại tự sự lớn trong nền văn học châu Âu và văn học Anh Mĩ. Nó vẽ ra cuộc hành trình có thật hoặc mang ý nghĩa ẩn dụ của nhân vật chính từ tuổi trẻ đến tuổi trưởng thành. Mục tiêu của cuộc hành trình ấy là đạt được sự hòa hợp giữa những khao khát dục vọng cá nhân với những đòi hỏi của thực tế xã hội” [90].
Cốt truyện về sự trưởng thành thường diễn ra như sau: nhân vật bước vào truyện khi còn là một đứa trẻ, tham gia vào các cuộc phiêu lưu, trải nghiệm thất bại, mất mát, trải qua những khó khăn thử thách và đến cuối tác phẩm thì trưởng
biểu hiện ở chỗ đứa trẻ đến tuổi mà quyền năng phép thuật bắt đầu bộc lộ, chúng khám phá ra các năng lực pháp thuật của mình, bắt đầu con đường chinh phục pháp thuật đỉnh cao, va vấp những thất bại...và cuối cùng nhận ra: “Pháp thuật không phải là một trò chơi chúng ta biểu diễn để cho vui hay được khen ngợi. Hãy suy nghĩ kĩ điều này: Mọi lời nói, mọi hành động trong pháp thuật của chúng ta đều được thốt ra hay được thực hiện vì điều thiện hoặc điều ác. Trước khi nói hay làm điều gì con phải biết rõ cái giá phải trả” [7;50-51].
Tóm lại “Điểm mạnh của một câu chuyện fantasy không phải là đưa ra
đạo lí, mà đem lại sự trưởng thành qua các cuộc trải nghiệm. Bởi vì trong truyện fantasy, chúng ta không học đạo lí, mà là các bài học từ thực tế, vì thế chúng ta cần thiết phải nhận rõ đặc điểm này thông qua các nhânvật. Họ không chỉ được gọi là các anh hùng, mà trên hết họ là những con người” [92]. Qua các nhân vật fantasy, nhà văn muốn phản ánh quá trình trưởng thành của những đứa trẻ trong đời thực: chúng nếm trải những bài học xương máu, phải trả giá để được lớn lên, và việc chúng lớn lên như thế nào phụ thuộc vào con đường chúng tự chọn.
2.3.2. Cốt truyện mô phỏng đời sống hiện thực của tầng lớp thanh thiếu niên
Có nhiều tác phẩm fantasy mô phỏng sinh động đời sống của tầng lớp thanh thiếu niên trong thế giới hiện thực. Ngay trong thế giới fantasy, thiếu niên cũng phải học tập, thi cử, có các mối quan hệ thầy trò, bạn bè. Vì thế fantasy thường xây dựng bối cảnh câu chuyện trong các học viện pháp thuật nội trú, điều này liên tưởng đến một thể loại văn học chuyên miêu tả về cuộc sống trong các trường nội trú ở Anh vào thời nữ hoàng Victoria I và vua Edward VII. Việc các nhân vật fantasy học tập, vui chơi, ứng xử với thầy cô, bạn bè...phản ánh quá trình trưởng thành của nhân vật, qua đó khẳng định tính chất giáo dục của fantasy. Bài học giáo dục ở đây trở nên lạ mà quen, bạn đọc được trải nghiệm những cảm giác thú vị về cuộc sống của chính mình trong một bối cảnh fantasy hấp dẫn, độc đáo.
2.3.3. Cốt truyện phân tuyến rõ ràng
Nhiều thể loại văn học hiện đại đã xóa mờ các ranh giới thiện ác trong tâm hồn con người, khiến con người tồn tại như những thực thể yếu ớt, tha hóa,
rành mạch, phân biệt xấu - tốt, chính tà rất rõ ràng. Cuộc chiến chủ yếu trong fantasy không phải để tranh giành quyền lực, vinh quang mà là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác. Các nhân vật chính dễ dàng đứng về hàng ngũ cái thiện chống lại cái ác một cách tự nguyện, không dằn vặt băn khoăn. Đó là bài học nhân văn mà các tác giả fantasy muốn gửi đến độc giả nhỏ tuổi.
2.3.4. Fantasy là câu chuyện chứa nhiều hàm ẩn, ẩn dụ, hàm nghĩa
Sự giống nhau giữa fantasy và truyện ngụ ngôn khiến cho fantasy có rất nhiều tầng nghĩa. Mỗi tác phẩm fantasy chứa những câu chuyện ngụ ngôn nho nhỏ, gửi tới bạn đọc những bài học ẩn ý, tế nhị, thấm thía về cuộc đời. Đó là bài học về vẻ đẹp của con người nằm trong bản chất (Sophia trong Lâu đài bay của
pháp sư Howl), bài học về niềm tin, tình bạn, về lòng nhân ái, sự dũng cảm
(Harry Potter), bài học về bản thể (Pháp sư xứ Hải địa), bài học về trẻ thơ (Peter Pan)...và những bài học ý nhị đậm chất nhân văn mà hình thức giống hệt những câu chuyện ngụ ngôn (Chuyện dài bất tận, Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ
sở thần tiên, Phù thủy xứ Oz...). Như vậy, cái fantasy không chỉ có tác dụng đưa
người đọc bay lên cùng trí tưởng tượng, hòa vào sự lãng mạn của tự do, giải phóng... mà nó còn là hình thức để phản ánh thế giới, gửi gắm những bài học về con người và cuộc đời một cách kín đáo, giàu ẩn ý.
Chương III