II. Sinh mệnh của thể loại fantasy trong thời hiện đạ
4. Ảnh hưởng của fantasy trong nền văn hóa thế giới hiện nay 1 Fantasy như một hiện tượng văn hóa
4.1. Fantasy như một hiện tượng văn hóa
Sau khi trở thành một thể loại lớn của văn học thế kỉ XX, fantasy đã vượt khỏi khái niệm một thể loại văn học, tấn công vào các lĩnh vực nghệ thuật khác. Điều này thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của fantasy với nền văn hóa thế giới.
Loại hình nghệ thuật chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của fantasy chính là điện ảnh. Ngay khi fantasy ra đời, nó đã hấp dẫn các nhà làm phim. Họ tìm thấy trong fantasy những nhân tố thỏa mãn mọi yêu cầu của một bộ phim ăn khách: cốt truyện gay cấn hấp dẫn, bối cảnh mới lạ, thần tiên mơ mộng xen lẫn thần bí rùng rợn, hợp nhãn và kích thích trí tưởng tượng của người xem, có giá trị giải trí cao và bao giờ cũng ẩn chứa những bài học nhân văn đậm chất giáo dục...Do đó hàng loạt những phim điện ảnh có kịch bản là các tác phẩm fantasy đều đã trở thành những phim bom tấn: Chúa của chiếc nhẫn, Biên niên sử
rời. Chính sự nổi tiếng của truyện fantasy khi còn ở dạng văn bản đã tạo tiền đề cho sự nổi tiếng của phim fantasy. Và thành công vang dội của phim fantasy đã tăng thêm sức lôi cuốn cho văn bản văn học. Tuy nhiên, không phải bộ phim fantasy nào cũng chuyển tải được giá trị nội dung và nghệ thuật mà truyện fantasy muốn truyền đến độc giả, Thực vậy, khi bước vào phim ảnh, cái fantasy đã mất đi đặc trưng bản chất của nó. Cái fantasy vốn là sự không giới hạn của trí tưởng tượng, nhưng khi được đưa lên phim, nó bị qui về những hình ảnh có giới hạn, cụ thể, hiện thực, tuân theo ý đồ của nhà đạo diễn. Do đó phim fantasy chỉ là một phiên bản mô phỏng của fantasy, không đạt được giá trị đích thực mà văn học fantasy hướng tới là giải phóng trí tưởng tượng của con người.
Fantasy còn được đưa vào kịch, và bản thân trong thể loại này từ lâu cũng đã xuất hiện những tác phẩm mang yếu tố fantasy. Giấc mộng đêm hè của W.Shakepearse là một trong những vở kịch tiêu biểu mang đậm chất fantasy, nhưng cũng giống như điện ảnh, cái fantasy trong kịch bị giới hạn, nên kịch fantasy không thể phát triển được thành một tiểu loại riêng.
Fantasy có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống, tạo thành những hiệu ứng, cơn sốt trong độc giả, đặc biệt là thanh thiếu niên. Có rất nhiều hình thức ăn theo truyện và phim fantasy (thời trang, các fanclub, website, forum, đồ dùng...). Đặc biệt, các trò chơi điện tử chứa đầy yếu tố fantasy đã và đang hút giới trẻ vào nền công nghiệp giải trí ảo, nền văn hóa ảo. Những Final fantasy, Võ lâm truyền
kì, Con đường tơ lụa, Linh vương...tạo ra một cuộc sống sôi động trong thế giới
ảo. Điều đó cho thấy sự thâm nhập sống động của cái fantasy vào hiện thực. Phải chăng đây là một nghịch lí, con người cố tình muốn làm cho cuộc sống của mình huyền ảo, lạ lẫm đi, vì họ muốn được sống một cuộc đời ảo – hay vì đó là ước mơ muốn đổi mới, tự do luôn thầm kín trong mỗi người?.
4.2. Hiện tượng Harry Potter
Tất cả những nhân tố góp phần đưa thể loại fantasy lên tầm hiện tượng văn hóa thế giới đều hội tụ trong một hiện tượng nổi bật của văn học hiện đại:
trở thành tác phẩm fantasy nổi tiếng nhất. Harry Potter có công rất lớn trong việc phục sinh văn hóa đọc trên phạm vi toàn thế giới. Số lượng người đọc Harry
Potter thậm chí còn vượt cả số lượng người đọc Kinh Thánh. Từ 500 cuốn xuất
bản lần đầu tiên của phần một Harry Potter và hòn đá phù thủy, đến nay siêu phẩm này đã bán được trên 325 triệu bản và được dịch ra 65 thứ tiếng, phá vỡ mọi kỉ lục của các tác phẩm fantasy từ trước đến giờ. Việc hơn 11 triệu cuốn được tiêu thụ trong ngày đầu tiên xuất bản phần bảy Harry Potter và bảo bối tử thần đã cho thấy sức hấp dẫn mãnh liệt của tác phẩm này với độc giả toàn thế giới: “Năm 2000, Harry trở thành người bạn thân thiết, thành cuốn sách gối đầu của hàng triệu độc giả khắp hành tinh...Harry Potter đã thu phục độc giả ở mọi lứa tuổi, làm nên một sự khác biệt lớn, khiến mọi người nhận ra có một dòng văn học rất mới lạ đang thu hút độc giả dưới 19 tuổi và nó cũng khiến mọi người phải thừa nhận: một tác phẩm văn học cho thiếu nhi hoàn toàn có thể hấp dẫn người lớn...Cơn sốt
Harry Potter lên đến đỉnh điểm khi bộ phim chuyển thể từ tập đầu tiên của Harry Potter ra mắt vào năm 2001, khiến nó không đơn thuần là một hiện tượng xuất
bản mà đã trở thành một hiện tượng văn hóa” [62]. Sau khi thành công vang dội trong văn học, Harry Potter tấn công sang các lĩnh vực văn hóa khác như phim ảnh, trò chơi... Nó trở thành một hiện tượng văn hóa tiêu biểu. Thành công về mặt thương mại, ảnh hưởng văn hóa của hiện tượng Harry Potter đã góp phần khẳng định vị thế của thể loại fantasy trong nền văn hóa hiện đại.
Đóng góp vào thành công của Harry Potter có những nguyên nhân khách quan mà tiêu biểu là sự bắt tay giữa văn học – điện ảnh – quảng cáo. “Hiện tượng Harry Potter” ra đời từ nỗ lực marketing của Bloomsbury – một công ty quảng cáo. Bloomsbury đã hợp tác với các nhà báo đưa Harry Potter lên “Blue Peter”, một chương trình truyền hình phổ biến và có sức ảnh hưởng lớn ở Anh. Đồng thời Bloomsbury sử dụng chính sách “Marketing phủ nhận” – từ chối tất cả những đòi hỏi thông tin cốt yếu từ độc giả. Chính sự bắt tay đầu tiên giữa văn học và quảng cáo này đã dẫn đến cái bắt tay thứ hai giữa văn học và điện ảnh. Tháng 6/1998, Warner Brothers Consumer Product đã mua bản quyền làm phim, nhãn hiệu thương mại cho Harry Potter trên toàn thế giới. Như vậy,
Brothers có nhiệm vụ phát triển thương hiệu Harry Potter. Từ đó, bộ tiểu thuyết
Harry Potter đã trở thành “hiện tượng Harry Potter”. Không chỉ Bloomsbury và
Warner Brothers Consumer Product hốt bạc từ chiến lược phân phối tỉ đô Harry
Potter, mà rất nhiều công ty, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác đã gặt hái
thành công từ hiện tượng toàn cầu này: “Scholastic Inc (Scholastic), nhà xuất bản có trụ sở tại Mỹ, là một trong những công ty hưởng lợi nhiều nhất từ thành công ngoài sức tưởng tượng của Harry Potter... Scholastic đã kiếm được khoảng 100 triệu đô la trong năm 2000” [80]. Lượng báo chí, trang web đăng tin, bài về siêu phẩm này phải kể đến con số hàng triệu – đấy là chưa kể những cuốn sách ăn theo Harry Potter như If Harry Potter Ran General Electric của Tom Morris,
The Psychology of Harry Potter của Neil Mulholland hay Looking for God in
Harry Potter của John Granger...cùng vô số những hội thảo lớn nhỏ, những công
trình nghiên cứu Harry Potter. Đây chính là những động thái tích cực nâng cao sự nổi tiếng của hiện tượng Harry Potter.
Tuy nhiên, gốc rễ của mọi thành công phải xuất phát từ giá trị đích thực của văn bản nghệ thuật. Harry Potter thành công bởi đã đảm bảo được một cách cao nhất tất cả các đặc trưng của một tác phẩm fantasy: cái fantasy đậm đặc, khoái cảm về sự tự do bay bổng, “phát huy tối đa trí tưởng tượng để phục vụ đối tượng độc giả là trẻ em nói riêng và những độc giả của thời đại kĩ trị nói chung với nhu cầu giải trí thuần túy, thoát khỏi thế giới thực hàng ngày đầy bận rộn và căng thẳng” [50], và nó còn tràn đầy những bài học nhân văn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Stephen King đánh giá Harry Potter là một "truyện thần kỳ huyền bí và sâu sắc". Harry Potter có một cấu trúc nghệ thuật điêu luyện. Bộ truyện này là sự tích hợp của thể loại Bildungsroman, mỗi tập truyện đều được dựng theo kiểu của những cuộc phiêu lưu bí ẩn như phong cách của Sherlock Holmes, đồng thời cũng ảnh hưởng rõ rệt lối dựng truyện của nữ hoàng trinh thám Agatha Christie. Mỗi trang sách đều để lại những manh mối ẩn giấu trong lời kể, các nhân vật theo đuổi những mối nghi ngờ khác nhau xuyên suốt nhiều địa điểm đẹp lạ lùng,
Dung lượng của mỗi phần đều đồ sộ và bề bộn các sự kiện nhưng cả bảy phần đều có sự liên kết thống nhất trong một cấu trúc nghệ thuật chặt chẽ. Harry
Potter chứng tỏ sức hấp dẫn của truyện kể (stories), nó đáp ứng được yêu cầu
nghiêm ngặt của các truyện kể trường thiên là biết khuấy động sự đợi chờ, hứng thú đón đọc của độc giả. Toàn bộ bảy phần tiểu thuyết viết trong mười năm, xuất bản ngắt quãng chứ không liên tục. Trong khi đó con người hiện đại quen sống gấp gáp vội vàng, thiếu kiên nhẫn, rất nhanh quên. Vì thế, việc bộ sách Harry
Potter nuôi dưỡng sự chờ đợi hết sức trung thành của độc giả trong suốt một
thập kỉ quả là một kì công. Harry Potter mang đến cho độc giả hiện đại khoái cảm về sự đón đợi, cũng giống như nàng Sheherazade mang đến cho nhà vua Shahryar sự say sưa mê mẩn những câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm. Trong
Harry Potter, chúng ta thấy bóng dáng của đại tự sự - những câu chuyện huy
hoàng có khả năng bao trùm tổng quát và giải thích được mọi sự kiện trong hệ thống toàn thể nó đặt ra.