Khi bàn về ĐĐNN có nhiều quan niệm khác nhau, theo quan niệm của quốc tế về ĐĐNN không giống với quan niệm của Việt Nam. Từ trước tới nay ở Việt Nam, nói đến ĐĐNN, chúng ta thường liên tưởng tới việc một người có dối trá, lừa gạt, vi phạm pháp luật, v.v... hay không? Trong khi đó theo quan niệm của quốc tế, nói đến ĐĐNN là nói đến các tiêu chuẩn nghề nghiệp như trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, v.v... hoặc các quan hệ về kinh tế tài chính như góp vốn, đầu tư, vay nợ, v.v... Tuân thủ nguyên tắc ĐĐNN là đảm bảo được sự độc lập, khách quan và không lệ thuộc vào các quan hệ kinh tế tài chính trong quá trình hành nghề. Nhưng tổng hợp những quan niệm ĐĐNN lại có hai khuynh hướng sau:
Với tư cách là phương thức kiếm sống, hoạt động nghề nghiệp là hoạt động cơ bản của con người. Trong hoạt động nghề nghiệp, những lợi ích trực tiếp và thiết yếu nhất của con người được thực hiện. Nhưng khi thực hiện lợi ích của mình, con người không thể không có quan hệ về mặt lợi ích đối với người khác, với xã hội. Vì thế, hoạt động nghề nghiệp cũng là hoạt động mà ở đó, những quan hệ ĐĐ cơ bản giữa con người và con người, giữa con người và xã hội được thể hiện. Do tính đặc thù của hoạt động nghề nghiệp mà xã hội có những yêu cầu, những đòi hỏi cụ thể về nghề nghiệp cũng như về ĐĐ đối với từng dạng hoạt động nghề nghiệp nhất định. Vì thế, từ lâu ĐĐNN, dưới những hình thức và mức độ nhất định, đã hình thành như một lĩnh vực đặc thù của ĐĐ xã hội.
Có thể nhận thấy những biểu hiện đầu tiên của ĐĐNN trong hoạt động của các phường hội thủ công hay trong việc hành nghề của các thầy thuốc. Trong các phường hội thủ công (ở Phương Tây cũng như Phương Đông), những yêu cầu về chữ tín, về chất lượng sản phẩm luôn được đề cao. Ban đầu, những yêu cầu đó bị
quy định bởi chính yêu cầu và quá trình của sản xuất và trao đổi hàng hoá, nhưng cùng với thời gian, việc tuân thủ chúng đã trở thành danh dự và nghĩa vụ ĐĐ của các thành viên trong phường hội nghề nghiệp. Tương tự như vậy, y tế cũng là một trong những lĩnh vực mà từ lâu đã xuất phát những yêu cầu của ĐĐNN. Do có liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của bệnh nhân, lĩnh vực này đòi hỏi một trách nhiệm cao, một sự tận tâm, một tình thương “lương y như từ mẫu”. Chính vì thế, ngay từ
thời cổ đại Hipôrát, người được coi là ông tổ của ngành y, đã đề xuất những yêu cầu y đức mà về sau, những yêu cầu đó đã trở thành nội dung lời tuyên thề nghề nghiệp mang tên ông đó là lời thề Hipôcrát :
Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chi tiết có lợi cho người bệnh tuỳ theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công. Tôi sẽ không trao chất độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và không tự mình gợi ý cho họ. Tôi suốt đời hành nghề cho sự vô tư và thân thiết. Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý, nhất là tránh cám dỗ phụ nữ thiếu niên, tự do hay nô lệ. Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ [84, tr.121].
Ở nước ta danh y Lê Hữu Trác cũng đòi hỏi người thầy thuốc chân chính phải là người nêu cao tám đức tính: Nhân, Minh, Trí, Đức, Thành, Lượng, Khiêm, Cần; và tránh xa tám điều tội lỗi: Lười, Tham, Keo, Lừa dối, Bất nhân, Hẹp hòi, Thất đức, Dốt. Với một ý nghĩa nhất định, có thể coi: Tu, Tề, Trị, Bình, nêu gương
như là một chuẩn mực ĐĐNN mà Nho giáo đòi hỏi ở những nhà quản lý xã hội.
Như vậy, có thể thấy, những yêu cầu, những chuẩn mực ĐĐNN là sự thể hiện đặc thù những yêu cầu ĐĐ chung của xã hội trong những lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cụ thể. Chúng bị quy định bởi chính đặc thù của từng hoạt động nghề nghiệp nhất định. Tuy nhiên, tính đặc thù này không có nghĩa là mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội và con người có những chuẩn mực hoàn toàn riêng biệt. Thực ra, tính đặc thù của ĐĐNN là ở chỗ, mức độ và quy mô những yêu cầu, những đòi hỏi
của xã hội đối với con người trong những lính vực hoạt động nghề nghiệp khác nhau là khác nhau. Do đó, với mỗi loại hình hoạt động nghề nghiệp có một số chuẩn mực ĐĐ thể hiện một cách nỗi bật, làm thành tính đặc thù ĐĐ của nghề nghiệp đó. Như đã nêu trên, tình thương, lương tâm, trách nhiệm…là yêu cầu đồng thời là chuẩn mực ĐĐ của người thầy thuốc ; giữ chữ tín, trung thực là yêu cầu ĐĐ của người kinh doanh chân chính; tận tụy với công vụ, thanh liêm gương mẫu là yêu cầu ĐĐ của người quản lý xã hội, độc lập; khách quan và chính trực; bảo mật; năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn là yêu cầu của người làm kế toán và kiểm toán viên…Những yêu cầu, chuẩn mực đó một mặt, là sự phản ánh cụ thể những đòi hỏi của xã hội; mặt khác, lại là động lực tinh thần để con người có được hiệu quả tích cực trong hoạt động nghề nghiệp.
Trong xã hội truyền thống, do kém phát triển về kinh tế, sự phân công lao động chưa sâu, nên chỉ có một số ít hoạt động tách ra khỏi nông nghiệp để trở thành hoạt động nghề nghiệp đặc thù với số lượng người không nhiều. Đồng thời, định hướng ĐĐ truyền thống “trọng nghĩa khinh lợi”, như một điều chỉnh, góp phần làm
giảm thiểu những mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Vì thế, ĐĐNN tuy hình thành từ lâu đời, nhưng trên bình diện quản lý xã hội, nó không trở thành vấn đề mang tính phổ biến và cấp bách như trong điều kiện xã hội hiện đại.
Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự phân công lao động trở nên
cực kỳ sâu sắc, nhiều hoạt động trước đây không mang tính nghề nghiệp nay trở thành phương thức kiếm sống của con người, nhiều ngành nghề mới xuất hiện. Những đặc thù của hoạt động nghề nghiệp gây ra những khó khăn cho con người khi phải ứng xử trước những tình huống ĐĐ. Các chuẩn mực chung của ĐĐ xã hội không còn đủ để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp. Đặc biệt, tác động của kinh tế thị trường đang làm cho những đặc trưng và yêu cầu ĐĐNN thể hiện rõ hơn. Do đó, việc xây dựng và giáo dục ĐĐNN trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
dưới sự tác động cuả các quy luật: giá trị, cung cầu, cạnh tranh. Những quy luật này đảm bảo cho nguyên tắc tối đa hoá lợi ích cá nhân được thực hiện. Khi thực hiện nguyên tắc tối đa hoá lợi ích cá nhân, các chủ thể tham gia vào quan hệ thị trường có thể làm tổn hại đến lợi ích của người khác, của xã hội. Chính vì thế mà ĐĐ kinh doanh đang trở thành điểm nóng của việc xây dựng ĐĐNN hiện nay.
Xây dựng ĐĐ kinh doanh chính là chế định và giáo dục những nguyên tắc, những chuẩn mực ĐĐ điều chỉnh hoạt động kinh doanh nhằm giải quyết một cách hợp lý nhất quan hệ giữa lợi ích cá nhân (chủ thể kinh doanh) và lợi ích xã hội (lợi ích của các chủ thể khác, lợi ích xã hội nói chung). Tuy nhiên, hiện vẫn còn những cách nhìn nhận khác biệt nhau xung quanh việc giải quyết một cách hợp lý quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong hoạt động kinh doanh.
Không ít người vẫn cho rằng, hành vi kinh tế (mà trong điều kiện kinh tế thị trường là hành vi kinh doanh) và hành vi ĐĐ là hai loại hành vi hoàn toàn khác biệt nhau, thậm chí đối lập nhau. Sự khác biệt hay sự đối lập chủ yếu giữa hai loại hành vi này là ở chỗ, hành vi kinh tế giả định lợi ích cá nhân, còn hành vi ĐĐ lại hướng vào lợi ích của người khác. Vì thế, không thể đòi hỏi sự điều chỉnh ĐĐ trong kinh doanh. Do tính đặc thù của mình, kinh doanh chỉ có thể thực hiện và phát triển được thông qua cạnh tranh kinh tế. Việc giải quyết một cách hợp lý, quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội chỉ có nghĩa là chủ thể kinh doanh, trong khi thực hiện lợi ích của mình, không làm tổn hại đến lợi ích được đảm bảo bằng pháp luật của người khác. Như vậy theo cách nhìn này, vấn đề đặt ra không phải là xây dựng ĐĐ kinh doanh với tư cách một loại hình ĐĐNN, mà là xây dựng, hoàn thiện và phát huy hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế, luật kinh doanh.
Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ ĐĐNN cơ bản. Những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và những nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng ĐĐ nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh.
nát, mà mục tiêu cao cả của nghề dạy học là dạy cách làm người. Làm người phải đạo, làm người có đủ phẩm chất, Chân, Thiện, Mỹ. Do mục tiêu cao cả ấy ''nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, ''Tôn sư trọng đạo” đã trở thành truyền thống của mọi dân tộc.
Nghề chữa bệnh, các thầy thuốc cầu cho con người thoát khỏi cảnh ốm đau, bệnh tật, chống lại thần chết, kéo dài tuổi thọ, góp phần cho mọi người, mọi nhà được khoẻ mạnh, hạnh phúc. Với mục tiêu cao cả ấy, người làm nghề chữa bệnh không bao giờ coi trọng đồng tiền hơn việc cứu người. Chính vì thế, cả xã hội tôn vinh “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
Nghề sản xuất, kinh doanh, người làm nghề đương nhiên phải tính toán sao cho có lợi nhuận. Những khoản lợi nhuận ấy phải do bàn tay khéo léo và khối óc thông minh tạo ra, nó không thể có sự gian dối. Đó là ĐĐ của người làm nghề chân chính. Người làm nghề luật sư cũng giống như mọi người làm nghề khác ở chỗ: có học, được đào tạo thành người có đủ phẩm chất. Chân, Thiện, Mỹ, cũng đòi hỏi có khối óc thông minh và tấm lòng ngay thẳng, nhân hậu. Nhưng nghề luật sư lại có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lĩnh vực pháp luật của Nhà nước. Các ngành nghề khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực pháp luật có liên quan mà thôi.v.v…
ĐĐNN của nhà báo là một bộ phận hữu cơ trong ĐĐ của người làm báo đó là phải trung thực không ba hoa, không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu... Khi cầm bút viết phải đề ra mục tiêu: viết cho ai? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc.
Ai cũng biết rằng, người ta bất cứ làm nghề gì cũng đều phải có lương tâm, trách nhiệm đối với việc làm của mình. Nhưng, do quy luật sinh tồn và phát triển không đồng đều nên mỗi ngành nghề khác nhau đều có tính chất khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, ĐĐ của người làm nghề có sự khác nhau, không ai có thể đánh đồng được mà ĐĐNN được tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có chuẩn mực và quy phạm ĐĐ đặc trưng của bản thân nghề nghiệp. ĐĐNN xuất hiện theo sự phân công mà từng bước hình thành, theo sự phát triển của phân công mà không ngừng phát triển. Trong xã hội có bao nhiêu nghề nghiệp, thì có bấy nhiêu ĐĐNN.
Trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào, ĐĐNN đều là ĐĐ xã hội hoặc giai cấp đương thời, biểu hiện đặc thù và quán triệt cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp. Do ĐĐNN có liên hệ với hoạt động nghề nghiệp của người ta, so với ĐĐ chung của xã hội hoặc ĐĐ giai cấp, nó có cách thức và có tác dụng đặc thù.
Trong xã hội hiện đại, ĐĐNN là một loại ĐĐ có vai trò xã hội hóa cao độ. Nó không chỉ là một chi nhánh đặc sắc trong hệ thống ĐĐ xã hội, mà còn là một cấp độ ĐĐ tương đối có tính đại biểu. Nó có đặc trưng thời đại của ĐĐ, làm ĐĐ chủ thể của xã hội hiện đại, nó lại có tính chung và tính thị phạm của xã hội, là một loại ĐĐ thực tiễn hóa mà bất cứ làm nghề nào cũng phải có.