Trường Cao đẳng LT - TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng ĐĐNN cho HS,SV là một trong những vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với công tác giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Bởi vì, sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết bởi nó trực tiếp đào tạo nên đội ngũ những người lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và các phẩm chất khác…đủ sức làm chủ phương tiện kĩ thuật và công nghệ hiện đại, có thể bắt nhịp được với những thay đổi nhanh chóng, những đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế thị trường và của chính quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta không những tiếp tục khẳng định ý nghĩa quốc sách hàng đầu của giáo dục và đào tạo, mà còn đòi hỏi phải “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” lĩnh vực “sản xuất” đặc biệt quan trọng này.
Vì thời gian và phạm vi của đề tài, tác giả luận văn chỉ khảo sát 500 phiếu điều tra cho HS,SV hệ chính quy tất cả các khoa thuộc Trường Cao Đẳng LT - TP từ năm học thứ nhất đến năm học thứ 2 đối với bậc Trung cấp và từ năm học thứ nhất đếnnăm học thứ 3 đối với hệ Cao đẳng.
Qua khảo sát tác giả luận văn nhận thấy, nhận thức về ĐĐ và ĐĐNN của HS,SV Trường cao đẳng LT - TP hiện nay có những xu thế tích cực và những ưu, nhược điểm sau:
2.1.2.1. Về nhận thức đạo đức của HS,SV Trường cao đẳng LT - TP
Qua khảo sát phiếu điều tra có đa số HS,SV Trường cao đẳng Lương thực- Thực phẩm đều tin tưởng vào sự nhiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết quả điều tra cho thấy; khi được hỏi: Bạn có tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo không?. Có 456/500 phiếu trả lời là có, chiếm 91,2%,
có 36/500 phiếu trả lời là: nghi ngờ, 8/500 phiếu trả lời là không tin tưởng chiếm 1,6%. Khi được hỏi: Là sinh viên Bạn có muốn trở thành Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam không?. Có 451/500 phiếu trả lời là có, chiếm 90,2%, có 29/500 phiếu trả lời là: khó trả lời chiếm 5,8% , 20/500 phiếu trả lời là không chiếm 4%. Tác giả luận văn cho rằng với những kết quả trên thì đây là một dấu hiệu đáng phấn khởi, bởi vì trong hoàn cảnh hiện nay dưới sự tác động của cơ chế thị trường đang tác động sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà mặt trái của cơ chế ấy rất dễ nhận biết như tệ nạn tham nhũng, buôn lậu, tệ sùng bái đồng tiền, các nghịch lý trong lối sống đô thị hiện thời, v.v…nó làm ảnh hưởng lệch lạc tới nhận thức của con người.
Các giá trị ĐĐ truyền thống vẫn được HS,SV Trường cao đẳng Lương thực- Thực phẩm coi trọng, trong xu thế hội nhập và giao lưu, toàn cầu hóa về kinh tế, văn hóa trên thế giới bản thân nó đã đặt ra những cơ hội và thách thức. Chẳng hạn, 4 đức tính trong những phẩm chất ĐĐ cách mạng của Hồ Chí Minh Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư khi được hỏi: Theo bạn đức tính: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư có cần thiết trong thời kỳ CNH, HĐH không?. Có 464/500 phiếu trả lời là có chiếm 92,8%, 11/500 phiếu trả lời là không chiếm 2,2%, 25/500
phiếu trả lời khó trả lời chiếm 5%. Khi được hỏi, Ý kiến của bạn về các phong trào xã hội: “ Đền ơn đáp nghĩa”, “Lá lành đùm lá rách”, “Xoá đói giảm nghèo”. Có
480/500 phiếu trả lời ủng hộ chiếm 96%, 1/500 phiếu trả lời không ủng hộ chiếm 0,2%, 19/500 phiếu trả lời khó trả lời chiếm 3,8%. Khi được hỏi: Quan niệm truyền thống cho rằng “Tôn sư trọng đạo” theo bạn ngày nay có còn coi trọng?(câu hỏi số
35 phiếu điều tra) Có 397/500 phiếu trả lời rất coi trọng chiếm 79,4%, 88/500 phiếu trả lời xem nhẹ chiếm 17,6%, 15/500 phiếu trả lời không coi trọng chiếm 3%.
Đa số HS,SV Trường Cao Đẳng LT- TP đều có tinh thần vượt khó, năng động, tự lập, vươn lên khẳng định chính mình. Có lẽ do môi trường tự nhiên ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên không thật thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, ngoại trừ một vài địa phương, còn đa phần đất đai, khô cằn. Con người sống khắc khổ, cần
cù, tiết kiệm. Sinh ra trên mãnh đất với truyền thống như vậy, HS,SV Trường Cao Đẳng LT - TP thường có ý chí, chăm chỉ, cần cù, dám chấp nhận thử thách, coi trọng ý chí. Qua khảo sát tác giả luận văn thấy: Khi được hỏi, Trong các đức tính sau, nếu cần lựa chọn bạn sẽ chọn đức tính nào? Có 60/500 chọn đức tính dũng cảm chiếm 12%, có 229/500 phiếu chọn đức tính trí tuệ chiếm 48,5%, có 157/500 chọn đức tính nhạy bén chiếm 31,4%, một đức tính khác có 54/500 phiếu chiếm 10,8%. Bên cạnh đó do đặc điểm của Trường phần lớn là HS,SV của khoa Công nghệ nên thích đọc các loại sách khoa học như khi được hỏi về Loại sách nào bạn quan tâm? Thí có 220/500 phiếu trả lời là sách văn hóa nghệ thuật chiếm 44%, có
47/500 phiếu trả lời là sách chính trị, pháp luật chiếm 9,4%, có 168/500 phiếu trả lời sách khoa học chiếm 33,6%, có 65/500 phiếu trả lời là sách lịch sử chiếm 13%. Khi được hỏi Bạn thích nhất tính cách nào nhất? ý chí phấn đấu mạnh có 428 phiếu chiếm 885,6%, ý chí 63/500 phiếu chiếm 12,6%, an phận có 8/500 phiếu chiếm 1,6% và rụt rè 1/500 phiếu chiếm 0,2%.
Đa số HS,SV Trường Cao Đẳng Lương thực- Thực phẩm đều có thái độ bất bình trước những tệ nạn xã hội, những tiêu cực trong học đường, điều đó chứng tỏ các giá trị Chân - Thiện - Mĩ vẫn được coi trọng: Khi được hỏi, Thái độ của bạn như thế nào trước hiện tượng tiêu cực học đường (quay cóp, gian lận trong thi cử, vô kỷ luật…)? Có 276/500 phiếu trả lời cần lên án mạnh mẽ chiếm 55,2%, có 34/500 phiếu trả lời không quan tâm chiếm 6,8%, có 190/500 phiếu trả lời khó trả lời chiếm 38%. Thái độ của bạn về các tệ nạn như mại dâm, ma tuý, cờ bạc, rượu bia…trong học đường? Có 485/500 phiếu trả lời cần tuyên chiến chiếm 97%, có 9/500 phiếu trả lời không quan tâm chiếm 1,8%, có 6/500 phiếu trả lời khó trả lời
chiếm 1,2%.
Có nhiều ý kiến cho rằng HS,SV hiện nay nói chung, ít quan tâm đến sinh hoạt tập thể, chỉ quan tâm đến việc học chuyên môn, trau rồi nghiệp vụ để sau khi tốt nghiệp có thể tìm việc làm. Kết quả điều tra HS,SV Trường Cao Đẳng LT - TP phẩm thì lại ngược lại, sinh viên vẫn rất quan tâm đến vấn đề sinh hoạt tập thể và tìm thấy các lợi ích trong những hoạt động đó. Chẳng hạn, khi được hỏi: Những
hoạt động tập thể mà bạn thích nhất là gì? Có 208/500 phiếu trả lời picnic chiếm 41,6%, có 128/500 phiếu trả lời câu lạc bộ chiếm 25,6%, có 72/500 phiếu trả lời tọa
đàm nhóm chiếm 14,4%, có 92/500 phiếu trả lời hội thảo khoa học chiếm 18,4%. Là
một HS,SV theo bạn: có 8/500 phiếu trả lời chỉ cần học tập tốt là đủ chiếm 1,6%,
Có 5/500 phiếu trả lời tích cực tham gia các đoàn thể xã hội chiếm 1%, có 487/500
phiếu trả lời kết hợp hài hoà cả a và b chiếm 97,4%. Đoàn thanh niên có thể nói là
người bạn lớn, đồng hành cùng HS,SV xây dựng đời sống văn hóa tinh thần và rèn luyện thể chất nên khi khi được hỏi thái độ của bạn về các hoạt động của đoàn thanh niên, Hội sinh viên Trường có 191/500 phiếu trả lời là nhiệt tình ủng hộ
chiếm 38,2%, có 260/500 phiếu trả lời là ủng hộ chiếm 52%, có 28/500 phiếu trả lời
không quan tâm chiếm 5,6%, có 21/500 phiếu trả lời khó trả lời chiếm 4,2%.
Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng ĐĐ của HS,SV bên cạnh những tích cực thì vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Hạn chế có thể là xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc đó là những hạn chế do kinh nghiệm sống, do lứa tuổi, do tâm lí của tuổi trẻ, v.v…
Thứ nhất: Có thể nói rằng HS,SV là tầng lớp ưu tú nhất trong thanh niên, họ là tầng lớp nhanh nhạy, ham hiểu biết, có ý chí. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận còn có nhiều hạn chế, ấu trĩ trong nhận thức. Tác giả luận văn cho rằng một trong những nguyên nhân đó là ở những năm học phổ thông, do áp lực về nghành nghề, do buộc lựa chọn thi vào đại học, cao đẳng…nên thường có tình trạng HS,SV chỉ quan tâm đến kiến thức liên quan đến môn thi tuyển. Như khi được hỏi: Theo bạn thuật ngữ “đạo đức” và “đạo đức học” có khác nhau không? Có 412/500 phiếu trả lời là có chiếm 82,4%, Có 68/500 phiếu trả lời là không chiếm 13,6%, Có 20/500
phiếu trả lời là không biết chiếm 4%. Khi được hỏi: “Từ ĐĐ” bạn nghe lần đầu tiên ở đâu? Có 357/500 phiếu trả lời là từ người thân trong gia đình chiếm 71,4%, Có 92/500 phiếu trả lời là trong lớp học chiếm 18,4%, Có 13/500 phiếu trả lời là trên
phương tiện thông tin đại chúng chiếm 2,6%, có 38/500 phiếu trả lời là không rõ
chiếm 7,6%.
hướng muốn đứng vào hàng ngũ của Đảng, các hoạt động của đoàn thể. Chúng ta cần có biện pháp khuyến khích động viên để các em tích cực rèn luyện, học tập. Khi được hỏi về vấn đề này phần lớn các em tin vào công cuộc đổi mới của Đảng khởi xướng và lãnh đạo song vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa muốn đứng vào hàng ngũ của Đảng, chưa nhiệt tình hoặc thờ ơ với các hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên: Kết quả điều tra cho thấy, có 456/500 phiếu trả lời là có chiếm 91,2%, và chỉ có 8/500 phiếu trả lời là không chiếm 1,6%, nhưng lại có 36/500 phiếu trả lời là nghi ngờ chiếm 7,2%. Khi được hỏi có muốn trở thành Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam không? Có tới 451/500 phiếu trả lời là có và chiếm 90,2%, có 20/500 phiếu trả lời là không chiếm 4%, có 29/500 phiếu trả lời là khó trả lời chiếm 5,8%.
Như vậy, qua khảo sát về nhận thức ĐĐ của HS,SV của Trường thì chúng ta thấy rất đáng mừng. Phần lớn nhận thức của HS,SV về vấn đề ĐĐ, lý tưởng ĐĐ được biểu hiện đến thái độ nhận thức, lối sống ý chí, trong sáng, nhiệt tình, ham học hỏi.
2.1.2.2. Tình hình giáo dục và rèn luyện ĐĐNN của HS,SV Trường cao Đẳng Lương thực –Thực phẩm hiện nay
Để đánh giá ý thức ĐĐNN của sinh viên, trước hết phải xem xét động cơ học tập, ý thức về lập thân, lập nghiệp của họ có rõ ràng, chuẩn xác không? Bởi vì, lí tưởng nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp được hình thành từ khi bắt đầu có sự định hướng lựa chọn nghề nghiệp. Động cơ học tập thể hiện rõ nét nhất phẩm chất ĐĐ của sinh viên trong quá trình học tập và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Nếu động cơ học tập chủ yếu vì lợi ích cá nhân thì điều đó sẽ chi phối hành vi ĐĐNN của con người theo xu hướng đối lập với lợi ích tập thể, của xã hội,…Nếu động cơ học tập vì xã hội, vì đất nước và trên cơ sở đó có lợi ích của bản thân thì ý thức ĐĐNN của con người sẽ hướng tới và đạt được những giá trị xã hội cao đep.
Hiện nay, theo đánh giá chung, động cơ học tập vì dân giàu, nước mạnh, vì lí tưởng sinh viên còn mờ nhạt. Nhưng theo kết quả điều tra của tác giả luận văn về vấn đề này thì ngược lại. Trong 500 phiếu điều tra khi được hỏi: Bạn có tin tưởng
rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam nước ta sẽ thực hiện được mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh?”: có 403 phiếu trả lời là rất tin tưởng chiếm 80,6%, có 89 phiếu trả lời là ít tin tưởng chiếm 17,8% và vẫn có 8 phiếu trả lời là không tin tưởng chiếm tỉ lệ 1,6%.
Tuy nhiên vẫn còn một số ít vẫn tồn tại những mặt yếu này còn bộc lộ công khai trong quá trình học tập, rèn luyện ở trường, nên những người thầy cô giáo, các đoàn thể, phòng ban… trong nhà trường cần phải quan tâm chú ý.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đất nước đã có sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, sự đổi mới đó đã kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị trong mỗi con người, từ đó có sự lựa chọn mới về các giá trị cơ bản của xã hội. Bên cạnh việc hình thành và phát triển những gía trị ĐĐ theo xu hướng tích cực cũng hình thành những giá trị ĐĐ phát triển theo xu hướng tiêu cực trong tầng lớp thanh niên, HS,SV. Ví dụ như: một số sinh viên có lối sống hưởng lạc, tiêu xài xa xỉ, lười lao động, ngại học tập, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống; chọn nghề có nhiều cơ hội kiếm được nhiều tiền. Sự lựa chọn nghề nghiệp bị vẩn đục bởi lối sống thực dụng, vụ lợi cá nhân, chạy theo lợi ích đồng tiền,…Khi được hỏi: Bạn thích tính cách nào nhất? thì có 9/500 phiếu trả lời là an phận và rụt rè chiếm 1,8%. Khi được hỏi: Các ngành nghề bạn mong muốn? Có 161/500 phiếu trả lời là thu nhập cao chiếm 32,2%, Có 70/500 phiếu trả lời là được nhiều người quý trọng chiếm 14%, Có 221/500 phiếu trả lời là theo sở thích cá nhân chiếm 44,2%, Có 48/500 phiếu trả lời là theo thời đại chiếm 9,6 %. Khi được hỏi: Sau khi ra trường đi làm bạn có sẵn sàng từ bỏ nghề yêu thích để chuyển sang nghề có thu nhập cao không?
Thì có 118/500 phiếu trả lời là có chiếm 23,6%, có 170/500 phiếu trả lời là không
chiếm 34%, có 212 phiếu trả lời là do dự chiếm 42,4%. Điều gì hiện nay bạn quan tâm nhất? Có 367/500 phiếu trả lời là học để lập thân, lập nghiệp chiếm 73,4%, có 28/500 phiếu trả lời là học để biết chiếm 5,6%, có 9/500 phiếu trả lời hưởng thụ
chiếm 1,8%, có 96/500 phiếu trả lời là theo thời đại chiếm 19,2%. Thêm vào đó, vai
được sâu sát, cụ thể (chủ yếu dựa trên cơ sở thông tin đại chúng và sở thích cá nhân của các em) nên xảy ra tình trạng lựa chọn nghề nghiệp, một cách cảm tính, hoặc là miễn cưỡng theo lời khuyên của bản thân. Do đó khi vào học, thực tế không như sự hình dung tưởng tượng ban đầu nên sinh viên dễ thất vọng. Điều này qua việc khảo sát về động cơ lựa chọn ngành học của HS,SV Trường Cao Đẳng Lương thực- Thực phẩm đã bộc lộ khá rõ đó là khi được hỏi: Khi chọn ngành học, gợi ý nào ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất? Có tới 273/500 phiếu trả lời là theo thông tin đại chúng
chiếm 54,6%, có 156/500 phiếu trả lời là gợi ý của bố mẹ chiếm 31,2%, có 40/500 phiếu trả lời là thầy, cô giáo chiếm 8%, còn lại là 31/500 phiếu trả lời là từ bạn bè
chiếm 6,2%...
Với những thực trạng trên thì nguyên nhân sâu xa phải nói đến đó là việc lựa chọn nghề nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông,…chọn trường với mục tiêu được vào đại học, cao đẳng chứ không cân nhắc kĩ xem bản thân có phù