Kết hợp giữa giáo dục nhà trường với gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay ở trường CĐLTTP Đà Nẵng (Trang 70)

Ngày nay, đa số gia đình Việt Nam là gia đình nhỏ (chỉ gồm cha mẹ và con cái). Gia đình xã hội chủ nghĩa là đơn vị cơ sở rất quan trọng của xã hội chủ nghĩa. Giáo dục gia đình là bộ phận thiết yếu trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc con cái, nhưng nó thuộc một phạm vi khác. Đó là trách nhiệm và công tác của những người làm cha, làm mẹ. Bố, mẹ phải là những tấm gương sáng về ĐĐ, về lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm để con cái noi theo. Hình thành cho các em những chuẩn mực về trách nhiệm xã hội, tôn trọng các quy định đặt ra cho thành viên của tập thể cộng đồng, xã hội, xây dựng môi trường sống, sinh hoạt lành mạnh, thực hiện trách nhiệm lao động, học tập…sau đó là hình thành những chuẩn mực văn hóa, ĐĐ truyền thống của cộng đồng của dân tộc những phong tục tập quán của địa phương,

những truyền thống của dân tộc…Cuối cùng là hình thành cho các em những chuẩn mực giá trị mang tính quốc tế đây là những giá trị mới cần chuẩn bị để các em có thể tham gia vào quá trình hội nhập thế giới và được gia đình chấp nhận, tính dân chủ, bình đẳng, hòa bình, hợp tác, tôn trọng văn hóa các dân tộc, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Bên cạnh đó để làm tốt việc giáo dục, rèn luyện ý thức ĐĐNN cho HS,SV nhà trường cần phải phối hợp với gia đình và xã hội. Chẳng hạn nhà trường tạo điều kiện để phụ huynh có thể nắm được kết quả học tập, rèn luyện của con em mình sau mỗi kỳ học, thường xuyên thông báo về gia đình cho phụ huynh biết về những biểu hiện lệch lạc của con em họ nếu có.

Nhà trường cần phải liên hệ với các ký túc xá, các tổ dân phố, công an khu vực để nắm được những hiện tượng sinh viên vi phạm ĐĐ, pháp luật để có kế hoạch uốn nắn kịp thời, tránh những tư tưởng phó thác cho nhà trường, cho thầy dạy của một số gia đình.

Ngày nay, với nhịp sống hiện đại, cha mẹ thường bận rộn với công việc để mưu sinh cuộc sống. HS,SV thường là những người phải sống xa nhà, ngoài thời gian học trên lớp phần lớn thời gian còn lại họ hoàn toàn tự do, thiếu sự theo dõi, quản lí của gia đình. Ở lứa tuổi này, các em thích hoạt động, giao lưu bạn bè và muốn làm những việc “anh hùng”. Khi có cơ hội các em tụ tập để cùng vui chơi, hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu và hứng thú riêng. Trong bối cảnh xã hội phức tạp như hiện nay, các em dễ tiếp thu cái tốt, cái xấu cũng dễ tiếp thu và dễ bị lôi cuốn vào những hoạt động có hại và nguy hiểm cho bản thân gia đình và xã hội. Chính vì điều đó mà cần phải tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và xã hội là việc làm rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay ở trường CĐLTTP Đà Nẵng (Trang 70)