Tạo môi trường dân chủ và công bằng xã hội trong nhà trường

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay ở trường CĐLTTP Đà Nẵng (Trang 82)

Công bằng xã hội là sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận, tham gia vào quá trình giáo dục, là sự đối xử như nhau đối với mọi HS,SV khi được học tại các cơ sở đào tạo khác nhau.

Đây là một trong những giải pháp có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục ĐĐNN cho HS,SV hiện nay. Dân chủ hóa giáo dục nhà trường, xã hội hóa giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy tính năng động, năng lực sáng tạo, tính tích cực xã hội của cả chủ thể và khách thể tham gia giáo dục đào tạo và qua đó nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho những HS,SV giỏi, những người có năng lực được học tập thuận lợi, không để bất cứ trường hợp HS,SV tài năng nào chỉ vì những lí do kinh tế mà không được tiếp tục học. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải có một sự chuyển động thực sự của toàn bộ thể chế giáo dục xã hôi chứ không phải chỉ là nổ lực riêng lẻ, cá biệt của từng trường mà giải quyết được. Một cuộc cải cách giáo dục của chúng ta, trong đó có những biến đổi thực sự về quan niệm, về nội dung và phương pháp giảng dạy, giáo

dục về mô hình, tổ chức giáo dục, cơ chế và chính sách giáo dục, đào tạo. Đặc biệt chú ý các biện pháp về tài chính, về giáo viên, huy động sự tham gia của địa phương, gia đình vào giáo dục nhằm thực hiện tốt công bằng xã hội trong trường học.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Để đóng góp vào khắc phục những tình trạng trên với những đánh giá về thực trạng và những nguyên nhân của thực trạng ĐĐ nói chung và ĐĐNN nói riêng của HS,SV hiện nay. Chúng ta thấy rằng vấn đề xây dựng, rèn luyện và phát triển ĐĐNN cho HS,SV là một việc làm hết sức cần thiết và bức bách trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì HS,SV là nguồn nhân lực lao động đông đảo, trực tiếp kế cận cho xã hội, sau khi ra trường họ sẽ đảm đương những công việc của xã hội, ai sẽ giám chắc tất cả họ sẽ là những người không vi phạm ĐĐNN.

Từ những nguyên nhân và thực trạng đó, chúng ta thấy rằng vấn đề giáo dục, rèn luyện ĐĐNN cho HS,SV trong điều kiện hiện nay đòi hỏi Ban giám hiệu, các Khoa, Phòng, Đoàn thanh niên của trường Cao Đẳng Lương thực – Thực phẩm Đà Nẵng cũng như thầy cô giáo, trước hết phải đưa việc giáo dục giá trị truyền thống vào trong nội dung đào tạo; tiếp đó phải đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, đặc biệt đối với công tác giảng dạy các môn khoa học Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh…để từ đó hình thành tính độc lập, tự chủ, tính sáng tạo trong học tập, hình thành ở họ niềm tin vào Đảng, vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó là những tiêu chí quan trọng giúp HS,SV trau dồi tri thức, khẳng định bản lĩnh chính trị của mình trước mọi âm mưu phá hoại đất nước của kẻ thù. Mặt khác, đó chính là mục tiêu giáo dục toàn diện ĐĐNN cho HS,SV mà Trường Cao Đẳng LT - TP hướng tới nhằm giáo dục HS,SV đủ đức, đủ tài kế tục sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu, mạnh, vững bước kiên định với con đường mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

C. KẾT LUẬN

Với tính cách là phương thức và trình độ phát triển của xã hội, từ bình diện triết học, có thể nhìn nhận những quan điểm khác nhau về ĐĐ. ĐĐ với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực ĐĐ xã hội. Sự phát sinh phát triển của ĐĐ được Ph.Ăngghen khẳng định: Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về ĐĐ đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ.

Con người không sống ở bên ngoài các mối quan hệ xã hội. Để tồn tại, con người phải dựa vào nhau trên cơ sở những lợi ích cá nhân phải phù hợp với những lợi ích của cộng đồng. Những nguyên tắc bảo đảm cho sự phù hợp của những quyền lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quan điểm, quan niệm sống thì sinh ra ý thức ĐĐ của con người.

Trong lịch sử triết học, các nhà triết học đã rất quan tâm đến vấn đề ĐĐ, giáo dục ĐĐ. Tuy các quan điểm về ĐĐ tuy có khác nhau nhưng quan niệm về ĐĐ đó là phương thức để điều chỉnh hành vi của con người và nó được nảy sinh bởi những điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội nhất định, nó mang bản chất xã hội và được thể hiện ở tính dân tộc, tính thời đại và tính giai cấp.

HS,SV Trường cao đẳng LT – TP là nguồn bổ sung lớn về lực lượng lao động kĩ thuật, lao động trí óc và là nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các Doanh nghiệp, nhà máy ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Đại bộ phận HS,SV tỏ ra chăm chỉ, cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo trong học tập, rèn luyện phẩm chất ĐĐ, trau rồi phẩm chất chính trị, có lối sống lành mạnh, hăng hái tham gia các phong trào hoạt động xã hội. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta tin tưởng rằng HS,SV là nguồn lực tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới của đất nước trong điều kiện mới.

Bên cạnh những HS,SV ưu tú, sống có hoài bão, ước mơ lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước thì vẫn còn một bộ phận HS,SV tỏ ra lười biếng trong học tập, buông thả trong lối sống, suy thoái về ĐĐ, chạy theo lối

sống thực dụng, hưởng thụ, ỷ lại…Vì vậy, chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, ĐĐ, lối sống cho HS,SV, coi đó là một trong những nội dung cơ bản, không thể thiếu được trong giáo dục nghề nghiệp.

Quá trình đào tạo tri thức nghề nghiệp cho HS,SV thì bên cạnh đó giáo dục ĐĐ cho HS,SV là cần thiết. Nhưng, song song với giáo dục ĐĐ đó là giáo dục nghề nghiệp bởi đó là con đường quan trọng nhất để góp phần hình thành ĐĐNN cho HS,SV. Giáo dục ĐĐNN là hạt nhân trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, xã hội.

Để xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, mỗi thành viên của xã hội, bao gồm HS,SV đều phải lấy “ yêu cương vị công tác, yêu nghề nghiệp, chân thành giữ chữ tín, làm việc hợp đạo lí, phục vụ quần chúng, cống hiến cho xã hội” làm nội

dung chủ yếu của ĐĐNN. Đó là chuẩn mực ĐĐNN chung mà tất cả các ngành nghề đều phải tuân theo. Linh hồn của ĐĐNN xã hội chủ nghĩa là phục vụ nhân dân, nó quán triệt trong tất cả các mặt của ĐĐNN, và thông qua thái độ nghề nghiệp và hành vi nghề nghiệp như, yêu nghề, vui với nghề, chuyên cần hành nghề và tinh xảo trong nghề, mà biểu hiện ra.

Giáo dục tăng cường và hoàn thiện nghề nghiệp xã hội chủ nghĩa, đối với sự điều hòa quan hệ cá nhân, tập thể và xã hội, quy phạm hành vi ĐĐ, nâng cao trình độ văn minh xã hội, đều có ý nghĩa quan trọng nói chung, trong cuộc đời của một người, khoảng một phần ba thời gian trong hoạt động nghề nghiệp. Thành tựu chủ yếu của con người là trong hoạt động nghề nghiệp tạo ra. Nhiều nhân vật anh hùng, mô phạm lao động sở dĩ được người ta tôn trọng và yêu kính, điều căn bản là đã gương mẫu tuân theo quy phạm ĐĐNN, trong hoạt động nghề nghiệp bình thường sáng tạo ra sự tích không bình thường. HS,SV là lực lượng chính, đi đầu của một nghề nghiệp hữu quan, hiểu được yêu cầu của ĐĐNN, tăng cường tu dưỡng ĐĐNN là vấn đề quan trọng của HS,SV thời gian còn ở trong nhà trường, đối với sau này bước lên cương vị công tác, đó cũng là sự chuẩn bị cần thiết để hoàn thành công tác theo nghề nghiệp của mình. Trong đại bộ phận HS,SV còn tạo cách nhìn cho rằng mình chưa có nghề nghiệp, tiếp thu sự giáo dục về ĐĐNN là quá sớm, cách nhìn

này là phiến diện. HS,SV ngày nay cần trở thành những nhân tài chuyên môn ưu tú có tu dưỡng về ĐĐNN xã hội chủ nghĩa.

Để công tác giáo dục ĐĐNN cho HS,SV đạt được những kết quả tốt hơn nữa, tác giả luận văn đã mạnh dạn đưa ra những phương hướng và một số giải pháp chủ yếu dựa trên nền tảng là cơ sở lí luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin và điều kiện nền kinh tế xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập, vì vậy có khả năng thực hiện được. Đó là các phương hướng và giải pháp như: Qúa trình hình thành phẩm chất ĐĐNN của HS,SV; Phân loại ĐĐ HS,SV để có hướng giáo dục, rèn luyện trọng điểm; giáo dục ý thức nghề nghiệp cho HS,SV Trường Cao Đẳng LT – TP trong giai đoạn hiện nay; Kết hợp giữa giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội; Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho HS,SV; Cần xây dựng những quy tắc ĐĐNN; Xác lập và định hướng các giá trị truyền thống cho HS,SV; Đổi mới cách tổ chức và sinh hoạt lớp, Đoàn và các hình thức giao lưu khác để quản lý tốt HS,SV, qua đó chấn chỉnh kịp thời những hiện tượng lệch lạc... Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng đây là vấn đề nhạy cảm và tế nhị không dễ gì đánh giá một cách đúng đắn toàn diện, từ đó các giải pháp đưa ra cũng có thể mang tính khả thi không cao, song trong giới hạn nhất định với logic nội tại của vấn đề, việc đánh giá và hệ các giải pháp mà tác giả nêu hy vọng sẽ là những gợi mở bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

Tóm lại: Giáo dục ĐĐNN cho HS,SV là việc làm cần thiết cho tất cả các cơ

sở giáo dục nói riêng, các gia đình và cả xã hội nói chung. Nhưng để việc giáo dục ĐĐNN đạt hiệu quả thiết thực nhất thì phần lớn phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của mỗi bản thân HS,SV. Để làm được điều đó, trước hết mỗi HS,SV đều cần phải bắt đầu làm từ bản thân, từ hiện tại; thể hiện rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân, giữa lời nói và việc làm, giữa lựa chọn quan niệm và lựa chọn hành vi; Không được làm những việc nguy hại đến ĐĐ công cộng, ảnh hưởng xấu đến ĐĐ xã hội, hoặc ngoãnh mặt làm ngơ, mặc kệ với những lệch lạc, tiêu cực xã hội v.v…Trường học là “trận địa” và nguồn tỏa sáng quan trọng xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa mà HS,SV là người có tri thức văn hóa, tố chất khoa học tương đối cao,

đã được tiếp nhận sự giáo dục ĐĐ, giáo dục tư tưởng, có trách nhiệm to lớn trong việc tuyên truyền, bảo vệ ĐĐ bản thân, cộng đồng và xã hội đó là: Không thấy điều thiện nhỏ mà không làm, không thấy việc ác nhỏ mà không ngăn.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay ở trường CĐLTTP Đà Nẵng (Trang 82)