Cũng như nhiều nghành nghề khác trong xã hội, thì bất cứ nghành nghề nào cũng cần có một khung ĐĐNN cơ bản để dựa vào đó người hành nghề tuân theo. Mỗi một hội đều có bộ qui tắc ĐĐNN như kim chỉ nam xuyên suốt khi tác nghiệp và thể hiện những gì mà cấp trên và khách hàng mong đợi từ người hành nghề. Bám sát qui tắc là cách đảm bảo người hành nghề đáp ứng được quy định tối thiểu khi tác nghiệp. Đó là đảm bảo cho cộng đồng và cho khách hàng sử dụng dịch vụ của các thành viên trong hội nghề nghiệp. Qui tắc nghề nghiệp cần được bổ trợ bằng các chương trình giáo dục cho các thành viên của hội, đưa ra những ví dụ về những tác nghiệp tốt và xấu, nhằm giúp các thành viên tác nghiệp tốt hơn.
Tuân theo luật pháp và các quy định; cấm hối lộ, tặng quà, tặng tiền và các hình thức giải trí không lành mạnh; thông tin bảo mật và độc quyền; mâu thuẫn lợi nhuận; sử dụng sai tài sản của cơ quan, công ty; Hoạt động chính trị và quan hệ với chính phủ nước ngoài; trách nhiệm xã hội của cơ quan, công ty; báo cáo tài chính chính xác; quan hệ với các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội…Bộ quy tắc cần phải định ra những vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất với sự thành công và hình ảnh của công chúng của một tổ chức. Điều cần thiết là đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho nhân viên khi phải đối mặt với vấn đề chọn lựa ĐĐ. Tuy nhiên, mọi qui tắc ĐĐ hay hướng dẫn ĐĐNN đều trở nên vô nghĩa nếu mỗi cá nhân không suy ngẫm, tiếp thu và tự định hướng cho bản thân tuân theo chuỗi giá trị phù hợp. Immanuel Kant nói rằng không ai có thể làm cho người khác có ĐĐ tốt được. Điều đó có nghĩa không một lực lượng, sự ép buộc hay động cơ nào đảm bảo sự phát triển của một tính cách ĐĐ tốt nếu cá nhân đó không ý thức được các hành động của mình.
Tóm lại: Nếu được tác nghiệp đúng đắn có thể thúc đẩy trách nhiệm xã hội và cống hiến nhiều hơn đối với xã hội. Điều này giúp người hành nghề có cơ hội là người đứng đầu trong tác nghiệp ĐĐNN. Như Turnbull đã chỉ ra rằng, những tổ chức thành công nhất trong thập niên tiếp theo sẽ là những tổ chức xây dựng lòng tin bằng tính xác thực và thực hiện tính minh bạch. ĐĐNN là trách nhiệm đối với tất cả những người đưa ra quyết định, thực hiện công việc, và là xu hướng chủ đạo trong công tác quản lý. Thách thức của người hành nghề là theo đuổi phẩm chất trung thực và phẩm chất này là phẩm chất trung tâm của ĐĐNN. ĐĐNN sẽ không còn là gì đó “ngoài kia” mà những người hành nghề chỉ quan tâm một cách sách vở. Ngược lại, người hành nghề sẽ hiểu ĐĐNN tương tác và sẽ tiếp tục hoàn thiện các phẩm chất ĐĐ để khẳng định ngành nghề mình đang làm là một ngành nghề chuyên môn thực sự có ích cho xã hội và thiết thực cho cộng đồng.