đối với HS,SV Trường Cao Đẳng Lương thực -Thực phẩm hiện nay 2.2.1. Quá trình hình thành phẩm chất ĐĐNN của HS,SV.
Qúa trình hình thành phẩm chất ĐĐNN ở mỗi cá nhân con người, về cơ bản chia làm ba thời kỳ:
Một là: Thời kỳ học tập chuẩn bị về mặt tư tưởng.
động nghề nghiệp.
Ba là: Thời kỳ chín muồi về phẩm chất ĐĐNN qua sự thành công nghề nghiệp
của mỗi cá nhân.
Đối với HS,SV thời gian học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp là thời kỳ chuyển biến quan trọng của đời người, đó là thời kỳ tích lũy tri thức nghề nghiệp, phát triển năng lực tư duy, bước đầu xã hội hóa và nuôi dưỡng phẩm chất cá tính, trau dồi ý thức ĐĐNN.
Sự hình thành và phát triển nhân cách là kết quả tổng hợp và thống nhất của ba yếu tố: sinh lí, tâm lí và xã hội trong đời sống của mỗi cá nhân. Trong đó, sự phát triển sinh lí là cơ sở vật chất của sự phát triển tâm lí. Đối với HS,SV, về mặt sinh lí là giai đoạn bước vào thời kỳ sinh trưởng ổn định; sự trưởng thành về mặt sinh học tạo cảm giác cho họ thấy mình đã là người lớn nên yêu cầu độc lập, tự chủ rất mạnh mẽ, luôn luôn muốn thể hiện mình.
Ở lứa tuổi HS,SV, trí lực đã đạt đến trình độ thành thục. Đó là, năng lực nhận thức, năng lực tư duy và năng lực sáng tạo đã thể hiện tương đối rõ nét. Cùng với quá trình học tập, tư duy lí luận, tư duy biện chứng, tư duy logic nhanh chóng phát triển. Cùng với sự phát triển trí lực, tình cảm của HS,SV cũng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Tính tự chủ và kiềm chế tình cảm tốt hơn thời kì học sinh trung học phổ thông những vẫn chưa ổn định, dễ bị kích động. Môi trường hoạt động của HS,SV được mở rộng, sự tác động mạnh mẽ từ bên ngoài vào thế giới nội tâm tăng cường, khả năng tự ý thức, tự phê bình, tự kiểm nghiệm, tự kiểm tra, tự khống chế vào lòng tự trọng, tính tự tin cũng tăng lên rõ rệt. Sự phát triển về sinh lí, tâm lí là điều kiện để hình thành ý thức ĐĐ.
Tuy nhiên, sự hoàn thiện ý thức ĐĐ của HS,SV không chỉ quan hệ đến trình độ xã hội hóa. Sự nâng cao xã hội hóa lại được quyết định bởi hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhận. Tiêu chí xác định sự thành thục xã hội của HS,SV là sự nhận thức một cách đúng đắn về vị trí và trách nhiệm xã hội trong quá trình học tập và các phong trào xã hội của họ. Nhiệm vụ của xã hội hóa là học tập kĩ năng cơ bản, xác định mục tiêu cuộc sống, học tập quy phạm của hành vi xã hội, tạo thành bản sắc của xã
hội riêng biệt. Bản sắc xã hội của mỗi cá nhân có được là kết quả tổng hợp của giáo dục gia đình, nhà trường và sự nổ lực học tập, rèn luyện, quá trình xã hội hóa của họ. Khi bước vào trường Đại học, Cao đẳng trở thành HS,SV, không chỉ hoàn cảnh học tập và sinh hoạt thay đổi mà khát vọng phấn đấu của sinh viên cũng thay đổi lớn. Để bản thân trở thành sinh viên, “danh xứng với thực” ngay từ ngày đầu tiên vào trường HS,SV đã phải nghiêm túc học tập chuẩn mực hành vi ĐĐ sinh viên, tự giác tuân thủ quy phạm hành vi giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong quá trình học tập. Đây là thời kỳ then chốt của cuộc đời, là cơ sở nền móng cho sự phát triển thành tài của mỗi HS,SV. Bởi vì, đây là giai đoạn phát triển về tất cả các mặt: thể xác, tinh thần, tri thức; là thời kỳ cá thể đi vào xã hội, chuẩn bị độc lập gánh vác trọng trách xã hội; là thời kỳ nhân tài trưởng thành trong sự định hướng nghề nghiệp.
Xây dựng ĐĐNN cho HS,SV có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách nghề nghiệp. Bởi vì, nghề nghiệp không chỉ là phương tiện để sống mà còn là điều kiện, là địa bàn mà qua đó, mỗi cá nhân có thể cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho xã hội được nhiều hơn. C.Mác- một nhân cách nghề nghiệp vĩ đại đã bộc lộ quan điểm chọn nghề từ khi ông 17 tuổi ông đã từng nói:
Nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hi sinh vì mọi người. Những việc làm của ta sẽ sống một cuộc sống âm thầm nhưng mãi có hiệu quả, và trên thi hài của chúng ta sẽ nhỏ xuống những giọt nước mắt nóng bỏng của những con người cao quý.