Như đã nói ở trên HS,SV khi bước vào Trường chuyên nghiệp đã có một quá trình hình thành và phát triển ĐĐ nhất định. Như vậy, cũng có nghĩa là ý thức ĐĐNN đã được định hình. Việc giáo dục, rèn luyện ở các Trường đại học, Cao đẳng nhiều khi chỉ có tính chất củng cố, uốn nắn, thêm “da thêm thịt”, chứ không phải hoàn toàn tạo ra ý thức ĐĐ nghề nghiêp theo ý muốn của nhà trường. Do đó cần phải tiến hành phân loại các loại ĐĐ để có phương hướng giáo dục, rèn luyện thích hợp. Theo tác giả luận văn, trong HS,SV của Trường Cao Đẳng Lương thực- Thực
phẩm hiện nay đang tồn tại những loại ĐĐ cơ bản sau:
Thứ nhất: Loại HS,SV có năng lực học khá hoặc giỏi, xuất sắc có ý thức ĐĐ tốt, có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình và xã hội, có ý thức tham gia các hoạt động đoàn thể, văn thể mỹ trong nhà trường.
Thứ hai: Loại HS,SV có năng lực học khá hoặc giỏi, có ý thức ĐĐ tốt, nhưng chỉ lo học tập cho cá nhân, ít quan tâm hoặc lẫn tránh việc tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội.
Thứ ba: Loại HS,SV có năng lực học trung bình, ý thức trách nhiệm trong học tập và tham gia hoạt động phong trào cũng chỉ ở mức trung bình.
Thứ tư: Loại HS,SV có năng lực học tập trung bình hoặc yếu nhưng lại tích cực, năng nổ trong công tác tập thể và hoạt động phong trào.
Thứ năm: Loại HS,SV yếu kém toàn diện cả về học tập lẫn đạo đức.
Đối với loại thứ nhất, nhà trường cần quan tâm đầu tư ngay từ năm thứ nhất tạo điều kiện để những sinh viên này phát triển không chỉ năng lực chuyên môn mà cả năng khiếu về hoạt động xã hội để đào tạo thành những nhân tài cho đất nước, nguồn bổ sung vào đội ngũ cán bộ của trường.
Đối với loại thứ hai, nhà trường và đoàn thể nên động viên các em và giao cho các em những công việc tập thể từ thấp đến cao để uốn nắn dần thái độ từ chỗ chỉ quan tâm đến cá nhân mình đến chỗ biết quan tâm đến gia đình, bạn bè, mọi người và đến xã hội.
Đối với HS,SV học trung bình hoặc yếu nhưng có tinh thần tập thể, tích cực tham gia công tác Đoàn, Hội, phong trào văn thể mỹ, nhà trường và các tổ chức nên tạo điều kiện giúp các em nâng cao khả năng và chất lượng học tập, tìm ra chỗ yếu để giúp họ khắc phục. Không nên giao cho các em những công việc như tham gia Ban cán sự lớp. Có nhiều trường hợp HS,SV yếu nhưng lại được giao cho trách nhiệm làm lớp trưởng, lớp phó, chẳng những không phát huy được tác dụng đầu tàu gương mẫu, mà thậm chí còn có tác dụng ngược lại.
Đối với HS,SV yếu kém toàn diện không khắc phục được thì nhà trường cần kiên quyết cho thôi học để chấn chỉnh kỷ cương học tập, đảm bảo chất lượng của
HS,SV tốt nghiệp, không để lại gánh nặng cho các cơ quan, doanh nghiệp khi tuyển dụng nhầm những người có năng lực và phẩm chất kém. Vì chính điều này nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ĐĐNN khi hành nghề.
HS,SV là người được tiếp nhận sự giáo dục Đại học, Cao đẳng việc thấm nhuần ĐĐ không thể tách rời việc tiếp nhận tri thức. Sự tiến bộ của ĐĐ xã hội hay ĐĐ cá nhân đều có liên quan chặt chẽ với trình độ tri thức văn hóa, tri thức khoa học. Trong thực tế, tri thức vừa là khả năng chinh phục tự nhiên, vừa là sức mạnh quan trọng rèn luyện tình cảm của con người, thúc đẩy sự tiến bộ của ĐĐ. Vốn tri thức xã hội cũng như của cá nhân càng phong phú, sự hiểu biết về ĐĐ càng sâu sắc tạo khả năng nắm bắt trách nhiệm, nghĩa vụ phân biệt thiện, ác, xấu, tốt,…càng nhanh chóng, rõ ràng, sâu sắc và chính xác cao. Chẳng hạn, phẩm chất ĐĐ chân thật, nhân ái, vô tư bao giờ cũng có liên hệ với những người có tri thức cao; còn thô bạo, giả dối, thiên vị thường bắt nguồn từ sự ngu muội. Nhưng ý thức ĐĐ bao gồm hệ thống tri thức về giá trị và sự định hướng giá trị ĐĐ; tình cảm ĐĐ là yếu tố quan trọng, nếu thiếu nó thì những khái niệm, phạm trù ĐĐ và mọi tri thức ĐĐ thu nhận được không thể chuyển hóa thành hành vi ĐĐ đúng đắn. Vì vậy, chỉ nắm được tri thức văn hóa, khoa học hoặc tri thức về ĐĐ là chưa đủ mà còn phải thông qua thực tiễn tu dưỡng ĐĐ làm cho vốn văn hóa và tri thức ĐĐ thăng hoa thành tình cảm và ý chí ĐĐ, thành ý tưởng và niềm tin ĐĐ từ đó chuyển thành thói quen của hành vi ĐĐ.
Làm việc gì, nghề gì muốn thành công và có kết quả tốt đẹp phải có hứng thú. Không có hứng thú với nghề thì không thể giỏi vì nghề, không có gì để cống hiến cho nghề được. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân về một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa cuộc sống, vừa mang lại sự khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Hứng thú sẽ làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng khả năng làm việc. Cùng với nhu cầu, hứng thú là yếu tố cấu thành động cơ hoạt động, ảnh hưởng đến hành vi hoạt động của con người. Vì vậy, tạo hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên cũng là một trong nội dung của giáo dục ĐĐ.
hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó. Trong xu hướng phát triển của nhân cách ĐĐ, lí tưởng là biểu hiện tập trung nhất, nó có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển ĐĐ cá nhân.
Lí tưởng ĐĐ của thanh niên Việt Nam đã được Bác Hồ kính yêu xác định khi gắn sự nghiệp giải phóng dân tộc với cách mạng của giai cấp công nhân. Đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã trở thành niềm tin, lẽ sống của nhiều thế hệ thanh niên. Giác ngộ lí tưởng cách mạng, nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thực hiện lí tưởng ĐĐ cách mạng là thực hiện lí tưởng giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc. Lí tưởng của thanh niên và HS,SV Việt Nam đã được Bác Hồ chỉ rõ, học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh.