Đổi mới cách tổ chức và sinh hoạt lớp, Đoàn và các hình thức giao lưu khác để quản lý tốt HS,SV, qua đó chấn chỉnh kịp thời những hiện tượng

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay ở trường CĐLTTP Đà Nẵng (Trang 77)

lưu khác để quản lý tốt HS,SV, qua đó chấn chỉnh kịp thời những hiện tượng lệch lạc

Việc tổ chức sinh hoạt lớp, Đoàn là rất cần thiết vì tập thể có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lí và hành vi của cá nhân. Tập thể tốt, lành mạnh sẽ đem lại hiệu quả tích cực đối với tâm lí và hành vi của cá thể, giúp cho cá thể phát triển lành mạnh. Vậy tập thể phải như thế nào mới là tập thể tốt có thể thu hút được HS,SV. Vậy tập thể lớp phải là đơn vị cơ bản cho cuộc sống của HS,SV, là miếng đất chủ yếu để xã hội hóa HS,SV. Nó ảnh hưởng sâu sắc đối với bộ mặt tinh thần của HS,SV. Trước hết, tập thể lớp cần phải thỏa mãn nhiều loại nhu cầu tâm lí của HS,SV, nhu cầu thuộc về tập thể, nhu cầu tình bạn, nhu cầu tự tôn, khiến HS,SV tăng thêm lòng tự

tin khi được ủng hộ, giúp đỡ. Thứ hai, tập thể lớp có thể khơi dậy nhiệt tình học tập của HS,SV, trao đổi với nhau, lấy điểm mạnh bỏ điểm yếu của nhau, cạnh tranh bình đẳng, nâng cao tính tích cực hoạt động của cá thể. Thứ ba, tập thể lớp có thể điều hòa quan hệ giữa người với người, kịp thời giải quyết mâu thuẫn và sự hiểu lầm. Cuối cùng, tập thể lớp còn có thể giúp cho ĐĐ, tư tưởng của HS,SV được nâng cao. Cuộc sống của tập thể lớp làm cho HS,SV quan tâm đến tập thể, yêu mến tập thể, quan tâm đến người khác hơn, bồi dưỡng tốt tinh thần tập thể.

Tuy nhiên, hiện nay khi học ở bậc học chuyên nghiệp này HS,SV thường ít đề cao vai trò của tập thể lớp. Ban cán sự lớp chỉ có tính chất là cầu nối để nắm danh sách lớp, nhận thông báo và đọc thông báo của Trường, Khoa, Đoàn thanh niên chứ không có sự đôn đốc tập thể lớp cùng nhau học tập. Bên cạnh đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng không được sát xao như công tác chủ nhiệm ở bậc phổ thông. Thường thì những giáo viên chủ nhiệm chỉ đến lớp khi cần xét rèn luyện cuối kỳ hoặc có thông báo của khoa, phòng quản lí HS,SV. Về vấn đề này nhà trường cần phải quan tâm, điều chỉnh để công tác chủ nhiệm của giáo viên được tăng cường hơn nữa, nhanh chóng nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của HS,SV để giải quyết kịp thời những tình huống. Ban giám hiệu, các khoa, phòng ban, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũng cần có nhiều buổi đối thoại với HS,SV hơn nữa để nắm bắt và giải quyết kịp thời những thắc mắc của sinh viên, v.v…

Hiện nay có tình trạng HS,SV ít tham gia hoạt động đoàn thể mà lại có khuynh hướng tụ tập thành những nhóm để la cà ở quán cà phê, tiệm nhảy, rũ nhau đi chơi. Một số HS,SV khác thì lại có thói quen lên mạng internet hàng mấy giờ liền, ngày nào cũng vậy, trở thành những cái mà người ta gọi là “cư dân trên mạng”. Họ “chát” với nhau đủ chuyện trên đời không theo một chủ đề nào cả. Họ tham gia những nhóm “forums” (diễn đàn) do một nhóm nào đó tổ chức ra, không ai kiểm soát cả. Thậm chí nhiều thanh niên, sinh viên có khả năng lập cả “blog” riêng của cá nhân. Với môi trường giao tiếp ảo này, người ta có thể ảo hoá những thông tin cá nhân (tên, tuổi, giới tính, địa phương cư trú, hình dáng...) và dễ dàng đi đến chỗ cung cấp thông tin giả. Sự dối lừa trên mạng được coi là một trò chơi. Nếu như nó

chỉ dừng lại ở đó thì không có gì nghiêm trọng, nhưng cái đáng lưu tâm là ở chỗ, từ trò chơi - một lĩnh vực cụ thể, nó dần ảnh hưởng sang quan niệm về ĐĐ nói chung, và ảnh hưởng đến cả các lĩnh vực khác. Gần đây, tác động tiêu cực của môi trường ảo đã hiện thục hoá qua một số vụ xung đột trong các “chatter” ngoài đời.

Mặt tích cực của lập “blog” là không thể phủ nhận như một bạn trẻ nếu có một thắc mắc nào đó về một vấn đề trong môn học, một trục trặc trên phần mềm hay phần cứng của máy tính cá nhân, một vấn đề riêng tư của cá nhân hay gia đình đều có thể thổ lộ cho bạn của mình biết để góp ý giúp đỡ. Tác giả luận văn cũng từng thấy các bạn trẻ gửi cho nhau những châm ngôn, hay những phương pháp học tập, những câu nói nổi tiếng của một nhà triết học, khoa học, những bản nhạc cách mạng, những bài thơ hay, v.v... Đó là dấu hiệu đáng mừng của thời đại công nghệ thông tin, chúng ta nên khuyến khích các em để các em tham gia lĩnh vực này mang tính lành mạnh và thiết thực.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có vô số những câu chuyện trống rỗng, vô bổ, thậm chí có những lời khuyên không giúp ích cho bạn mình mà còn có tác hại nữa là khác; chưa kể việc các em gửi cho nhau những ảnh “sex”, chỉ cho nhau những địa chỉ của những phim “sex”. Hiện nay trên mạng có rất nhiều trang web phản động và cực kỳ đồi trụy, ai đảm bảo những “cư dân” trên mạng này, với óc tò mò lại không quan tâm đến những vấn đề đó.

Khi ngoài giờ lên lớp thì các em thường tìm đến với các phương tiện giải trí như ti vi. Nhưng phần lớn các em ít xem chương trình thời sự mà thường thích xem những chương trình trên truyền hình “cáp”, “kỹ thuật số”, vì có nhiều kênh video chiếu nhiều phim nước ngoài có tính chất kích động bạo lực, mà thanh niên, HS,SV thì lại chỉ thích kênh truyền hình ấy. Kênh truyền hình kỹ thuật số thậm chí còn giới thiệu, quảng bá cho những trò chơi điện tử vốn là những thứ làm đau đầu nhức óc các bậc phụ huynh, các nhà doanh nghiệp, các cơ quan (hiện nay do nhân viên ham mê trò chơi điện tử nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng lao động tại doanh nghiệp, cơ quan; con cái chơi điện tử làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sức khỏe). Tất nhiên, nhà trường và Nhà nước không thể ngăn cấm được, nhưng đã đến lúc phải có

thái độ dứt khoát với những hiện tượng đó, hướng các em nên xem những chương trình bổ ích như “Khoa học và đời sống”, “Theo dòng lịch sử”, “Chìa khóa thành công”, “Làm giàu không khó”, “Rung chuông vàng”, “Robocon”, “Thế giới động vật”

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt trái đó tác giả luận văn cũng thấy có những trang web của Đoàn thanh niên có nội dung giáo dục tốt và được nhiều HS,SV yêu thích, như trang web của “Tuổi trẻ Online” của Thanh Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh được rất nhiều HS,SV truy cập; trang web

“docbao.com”, “Vietnam.net”, “dantri.com” cũng vậy, v.v…Chúng ta nên khuyến

khích lập những trang web như vậy để phát huy nội dung giáo dục cho HS,SV. Qua đó tác giả luận văn thiết nghĩ rằng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Trường học, Đoàn thanh niên nên nghiên cứu thiết kế nhiều website tốt để thu hút HS,SV, thanh niên vào đó ngày càng nhiều hơn. Ngoài những hình thức sinh hoạt truyền thống như từ trước đến nay, Đoàn nên nghĩ ra những hình thức sinh hoạt mới phù hợp với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay ở trường CĐLTTP Đà Nẵng (Trang 77)