Một số thách thức đạo đức nghề nghiệp với người hành nghề mà HS,SV cần chú ý

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay ở trường CĐLTTP Đà Nẵng (Trang 59)

HS,SV cần chú ý

Đất nước ta đã và đang phát triển một nền kinh tế thị trường năng động, và đang có những nổ lực không ngừng để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Với những thuận lợi mới về kinh tế, chính trị và văn hóai đã tạo điều kiện để con người phát triển một cách toàn diện. Nhưng cũng chính điều kiện, thuận lợi đó nó đã làm xuất hiện những tiêu cực, sai trái vi phạm đến ĐĐ của con người và xã hội như: có những tình huống phức tạp liên quan đến ĐĐ không dễ xử trí và nó có liên quan đến những quyết định xem điều gì là đúng hay là sai, hoặc những tình huống đòi hỏi phải đưa ra một lựa chọn những giải pháp không mong muốn. Ví dụ, trong thời gian vừa qua cụ thể là tháng 5, tháng 6 năm 2007, báo chí đã đưa liên tiếp về việc nước tương chứa chất 3-MCPD gây ung thư, nguy hại đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng; dùng chất kích thích quá lượng cho phép để rau lớn nhanh; làm rượu không đảm bảo chất lượng làm cho hàng chục người chết vì uống phải loại rượu đó… Cũng trong thời gian qua, sự vi phạm về ĐĐ con người liên quan đến nghề giáo cũng là một hồi chuông cảnh báo, đó là một số địa điểm trông gửi trẻ tư bảo mẫu tắc trách và dẫn đến tử vong các em nhỏ v,v…tất cả những vấn đề đó nguyên nhân phần lớn là vi phạm ĐĐ nghề nghiệp, được gọi đó là loại hình kinh doanh thiếu ĐĐ và vô trách nhiệm đối với sức khỏe của cộng đồng và tính mạng con người.

Chúng ta có thể thấy rằng, giới trẻ, trong đó có HS,SV, những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước và thế giới. Họ trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, nhưng bên cạnh đó, họ còn mang những đặc điểm riêng: trẻ (chú ý ngoại lệ đang xuất hiện một số HS,SV đứng tuổi), có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội, theo học tập trung tại các Trường Đại học và Cao đẳng (thường ở các đô thị) nên sinh hoạt trong một cộng đồng với những quan hệ khá gần gũi (trường, lớp). Với những đặc điểm trẻ, có trình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại nên trong thời kỳ đất nước hội nhập đã tác động không nhỏ tới đối tượng này. Nhìn chung, sự tác động này mang tính hai mặt tích cực và tiêu cực.

Tích cực nổi bật nhất đó là cùng với ý thức đề cao tính cá nhân, là việc soi chiếu các giá trị ĐĐ dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân, tự ý thức cá nhân, ít chịu ảnh hưởng bởi dư luận như trước, đã tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo cá nhân làm cho cá nhân chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và công.

Tác động tích cực tiếp theo của toàn cầu hoá đối với ĐĐ HS,SV là tạo ra sự đồng nhất tương đối giữa quan niệm ĐĐ và quy tắc ứng xử của một cộng đồng. Có thể thấy những biểu hiện này trong các quan niệm ĐĐ có liên quan đến các lĩnh vực đặc trưng của tuổi trẻ, như tình bạn, tình yêu...

Những quan niệm về tốt, xấu, công bằng, bình đẳng... cũng đang có sự dịch chuyển nhất định. Những dịch chuyển này đã giải phóng về mặt tư tưởng, quan niệm trước những giá trị ĐĐ lỗi thời, hướng HS,SV đến sự chuẩn bị cho những hành động có tính hiệu quả sau này khi gia nhập vào thị trường nhân lực. Những quy tắc ứng xử của HS,SV vì thế cũng biến đổi, các nguyên tắc thiết thực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu mới của thời đại công nghiệp được họ hướng tới. Những rào cản ĐĐ nào không còn phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua, thể

hiện khá rõ nét ở HS,SV.

Nhưng điều đáng chú ý là vẫn với những yếu tố tác động có tính tích cực ở trên, thì cũng chính những yếu tố này, một bộ phận HS,SV đã đẩy lên quá cao, đến mức lệch chuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực.

Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện thực dụng trong quan niệm ĐĐ và hành vi ứng xử ở một bộ phận không nhỏ HS,SV hôm nay. Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân được tăng lên, đặc biệt trong những người trẻ có học vấn là HS,SV. Họ ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng đồng, họ coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Một HS,SV kinh tế trong một phỏng vấn sâu đã cho rằng, kinh doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận cho mình bằng bất cứ giá nào và không cần đếm xỉa đến vấn đề ĐĐ. Một biểu hiện khá điển hình của tiêu cực này, đến mức tạo nên một tiêu cực thứ hai, là đang hình thành một thái độ bàng quan đối với những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện gần đây được phát động khá rầm rộ trong sinh viên, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác ở họ thấp đi, và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Hy sinh và quan tâm đến người khác, không gì ngoài vấn đề là việc làm đó sẽ đưa lại lợi ích gì cho chính mình.

Tác động tiêu cực tiếp theo là, cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít HS,SV xa rời các giá trị ĐĐ truyền thống tốt đẹp vốn vẫn đang phù hợp với thời kỳ hiện đại. Hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị dao động về mặt định hướng ĐĐ và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế, xã hội mở cửa. Các quan niệm ĐĐ trong một bộ phận HS,SV đang bị lệch chuẩn, đặc biệt có quan niệm cho rằng, ĐĐ và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất trong mọi lúc, ở mọi nơi.

Sự lạnh lùng trong các mối quan hệ tình cảm, vốn rất được đề cao trong ĐĐ của người phương Đông, đang ngày càng lan rộng trong HS,SV. Không thể không

đáng suy nghĩ với lời một bài hát như thế này: “Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc”. Nó như một tuyên ngôn cho lối sống lạnh lùng, vô cảm, thiếu hụt những đam mê và khát vọng vốn là tài sản quý báu của tuổi trẻ…

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường HS,SV còn đối mặt với rất nhiều những thách thức như đã nêu ở trên, để giúp các em khi ra trường giảm đi sự bở ngỡ với những thách thức của đời sống và công việc hằng ngày. Dưới đây tác giả đưa ra một số thách thức ĐĐNN với tính chất để HS,SV tham khảo, lựa chọn cho phù hợp với tính cách và công việc của bản thân HS,SV.

Đối với người hành nghề, trong quá trình làm viêc phải đối mặt với những thách thức ĐĐNN ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống và công việc hằng ngày. Trong khi những thách thức này không đánh dấu những mức độ quan trọng về mặt xã hội, nhưng lại đưa ra đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau. Hầu hết những thách thức nghề nghiệp của người hành nghề xuất phát từ những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm xã hội và những mối quan hệ với bản thân, gia đình, đồng nghiệp…mâu thuẫn ĐĐNN xảy ra khi người hành nghề phải đối mặt với những quyết định lựa chọn. Đó là những lựa chọn tương đương nhau; những giá trị quan trọng đối lập với lợi ích v.v…Mâu thuẫn ĐĐNN xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau bao gồm: giữa cá nhân với nhau, hay thuộc về tổ chức, hay các nhóm liên quan.

Giữa các cá nhân với nhau: Khi các em đang học ở trường thì đó là mâu thuẫn xảy ra giữa các HS,SV với nhau, hoặc với ban cán sự lớp, với thầy cô giáo. Còn khi ra trường đi làm thì đó là mâu thuẫn xảy ra giữa người hành nghề và đồng nghiệp, hoặc cấp trên nơi các em làm việc. Mối quan hệ giữa hai cá nhân được xây dựng trên lòng tin và mối quan tâm chung. Lòng tin được duy trì nếu có những thông tin trung thực, chính xác và cùng đưa ra những quyết định quan trọng. Nhìn chung, để hài hòa giữa áp lực học tập (khi các em đang học ở trường) áp lực xã hội (khi các em ra trường và đi làm) của thế giới thương mại với cách giải quyết vấn đề mang tính ĐĐNN là rất khó, đặc biệt là đối với những người chuẩn bị vào nghề như HS,SV hoặc mới vào nghề. Trong bất kỳ tổ chức nào, thì trước tiên Ban cán sự lớp (Trường học), người lãnh đạo ở các công ty, cơ quan, …cần làm gương trong việc

xây dựng nền văn hóa liêm chính ở trường học, công sở, công ty…

Thứ hai: Thuộc về tổ chức, những vấn đề thuộc về tổ chức có thể nảy sinh giữa người hành nghề về chính sách nội bộ hoặc những quy tắc ngoại giao của tổ chức (đối với các công ty, cơ quan), những vấn đề thuộc về tổ chức lớp, sinh hoạt, học tập của HS,SV với Lớp, Khoa, Trường về điều kiện học tập, về chính sách ưu đãi, về điều kiện để được giao lưu học hỏi với các đoàn thể, tổ chức khác, v.v... ĐĐNN có thể nảy sinh từ bất cứ điều gì trong hoạt động của tổ chức. Chúng có thể liên quan đến những thông tin không chính xác, điều kiện học tập của HS,SV và một số lĩnh vực khác.

Thứ ba: Các nhóm có liên quan, mâu thuẫn ĐĐNN nảy sinh từ một tổ chức và nhóm công chúng quan tâm tới hành động của tổ chức đó, giống như người thực hiện và người điều hành. Công ty hoặc cơ quan của bạn đã lập ban tư vấn của dân vì mục đích tìm kiếm quan điểm của cộng đồng khi xây dựng tại khu vực địa phương, nhưng sau đó lại không quan tâm tới những gợi ý của cộng đồng đó. Hoạt động của một tổ chức thường có ảnh hưởng tới người khác và những cộng đồng nơi họ sống và làm việc. Khi đối thoại với các nhóm liên quan, không nên cố gắng che đậy nhằm xóa bỏ những mâu thuẫn công chúng, hoặc để tạo dựng hình ảnh kinh doanh được xã hội quan tâm. Đó phải là những nỗ lực thực sự để hiểu những mong muốn của công chúng…

Trên đây là một số thách thức nghề nghiệp tác giả luận văn nêu lên để các em có thể tiếp nhận và lĩnh hội để chuẩn bị bước vào môi trường hoạt động nghề nghiệp sau khi các em ra trường.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay ở trường CĐLTTP Đà Nẵng (Trang 59)