TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay ở trường CĐLTTP Đà Nẵng (Trang 46)

Vấn đề ĐĐ xưa nay vẫn được xem là một mục tiêu có vị trí quan trọng của cả loài người, của mọi xã hội, mọi thời kỳ phát triển. Trong lịch sử triết học, dù triết học Phương Đông hay triết học Phương tây, thì vấn đề ĐĐ và giáo dục ĐĐ vẫn là vấn đề được các nhà triết học quan tâm và xem đó là điều kiện chủ yếu cho sự phát triển của con người.

Bản thân vấn đề ĐĐ vốn là một phạm trù có tính lịch sử, gắn với mỗi thời đại, mỗi giai cấp, mỗi quan niệm về học thuyết, về khuynh hướng tư tưởng, về tôn giáo, thậm chí mỗi nghề nghiệp. Điều này được Ph.Ăngghen cho rằng: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” và “trong thực tế, mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình, và đều vi phạm đạo đứcấy, mỗi khi thấy có thể vi phạm mà không bị trừng phạt” [ 29, tr. 425].

Từ vấn đề ĐĐ nói chung, khi đề cập đến giáo dục ĐĐ và ĐĐNN trong thời đại ngày nay. Với sự tác động của kinh tế thị trường và do đặc trưng nghề nghiệp quy định nên trong hoạt động nghề nghiệp, con người luôn gặp những vấn đề mà việc giải quyết chúng sẽ không có hiệu quả nếu chỉ áp dụng máy móc những nguyên tắc, chuẩn mực ĐĐ chung của xã hội. Chẳng hạn người làm báo không thể vì yêu cầu trung thực trong đưa tin mà để lộ bí mật làm phương hại đến lợi ích quốc gia. Trong những tình huống nhất định, người làm kinh tế, vì lợi ích kinh tế, có thể và cần thiết phải giữ kín những bí quyết công nghệ, những thông tin kinh tế, mặc dù

điều đó có vẻ như là ích kỷ nếu xem xét từ những nguyên tắc ĐĐ thông thường. Bởi vậy, những chuẩn mực ĐĐNN với tư cách là sự cụ thể hóa các yêu cầu ĐĐ xã hội sẽ tạo ra một hành lang an toàn giúp con người ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động vừa hợp đạo lí, vừa thực hiện được lợi ích cá nhân, vừa tăng cường được lợi ích của xã hội.

Để làm được việc đó, con người phải có ĐĐ, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc mình đảm nhiệm. Cần phải rèn luyện và xây dựng ĐĐ cho bản thân một cách nghiêm túc. Có như vậy, thì vấn đề giáo dục ĐĐNN trong nhà trường nói riêng và giáo dục ĐĐNN trong xã hội nói chung mới đạt được hiệu quả thiết thực nhất.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên hiện nay ở trường CĐLTTP Đà Nẵng (Trang 46)