- Mục đích: quá trình hoàn thiện sản phẩm sữa tiệt trùng gồm một số công đoạn như: in ngày sản xuất lên bao bì, gắn ống hút lên mỗi hộp sữa,
2.6.1.7 Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển:
Ghi nhãn
Theo Quyết định 178/1999/QĐ – TTg ” Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu
thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu“, ngoài ra trên nhãn cần
ghi rõ tên gọi của sản phẩm là ” Sữa tươi tiệt trùng“. Bao gói
Sản phẩm sữa tươi tiệt trùng được đựng trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm.
Bảo quản
Bảo quản sữa tươi tiệt trùng nơi khô, sạch, mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Thời hạn bảo quản tính từ ngày sản xuất :
- Không quá 02 tháng đối với sản phẩm đựng trong bao bì bằng polyetylen;
- Không quá 06 tháng đối với sản phẩm đựng trong bao bì bằng hộp giấy.
Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển sữa tươi tiệt trùng phải khô, sạch, không có mùi lạ làm ảnh hưởng đến sản phẩm.
2.6.2 Phương pháp thử:
Lấy mẫu, theo TCVN 6400 : 1998 (ISO 707 : 1997). Xác định hàm lượng chất khô, theo TCVN 5533 : 1991.
Xác định hàm lượng chất béo, theo TCVN 6508 : 1999 (ISO 1211 : 1984).
Xác định hàm lượng chì, theo TCVN 5779 :1994. Xác định hàm lượng asen, theo TCVN 5780:1994.
Xác định Salmonella, theo TCVN 6402 : 1998 (ISO 6785 : 1985).
Xác định E.Coli, theo TCVN 6505-1 : 1999 (ISO 11866-1 : 1997) hoặc TCVN 6505-2 : 1999 (ISO 11866-2 : 1997) hoặc TCVN 6505-3 : 1999 (ISO 11866-3 : 1997).
Xác định Coliform, theo TCVN 6262-1 : 1997 (ISO 5541-1 : 1986), hoặc TCVN 6262-2 : 1997 (ISO 5541-2 : 1986).
Xác định staphylococcus aureus, theo TCVN 4830-89 (ISO 6888 : 1983). Xác định clostridium perfringens, theo TCVN 4991 - 89 (ISO 7937 : 1985).
Phần 3:
KẾT LUẬN
Nhìn chung, ngành công nghiệp đồ hộp Việt Nam nói chung đang dần tăng lên về lượng và giá trị doanh số bán hàng do cuộc sống hiện đại và bận rộn ở các thành phố thúc đẩy nhu cầu đối với mặt hàng chế biến tiện dụng. Nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh và xuất xứ thực phẩm ngày càng tăng giúp điều kiện sinh hoạt tăng lên, đồng thời người dân cũng lo sợ hơn đối với dịch bệnh ở các vùng, khuyến khích việc tiêu dùng các loại thực phẩm chế biến hơn các thực phẩm tươi sống. Ngoài ra, việc đầu tư vào lĩnh vực này cũng giúp tăng doanh số bán hàng.
Đối với ngành sữa nói riêng, đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao trong ngành thực phẩm ở Việt Nam. Nguyên nhân của sự tăng trưởng ổn định là do thị trường tiêu thụ sữa lớn, nguồn nguyên liệu đa dạng và doanh nghiệp ngành sữa đã không ngừng đổi mới dây chuyền sản xuất hiện đại đồng bộ, tự động hóa khép kín từ khâu nguyên liệu cho tới khâu đóng gói. Số lượng doanh nghiệp sản xuất và nhãn hiệu sản phẩm sữa các loại tăng lên; doanh nghiệp cũng chú trọng đổi mới, đa dạng hóa bao bì sản phẩm (sử dụng bao bì giấy tiệt trùng 6 lớp để đóng gói sản phẩm). Các công ty đều có phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì lượng tiêu thụ sữa Việt Nam còn rất khiêm tốn hơn so với các nước khác.
Tài liệu tham khảo:
1. Công Nghệ Sản Xuất Sữa của Lê Thị Liên Thanh.
2. Giáo Trình Công Nghệ Chế Biến Sữa Và Các Sản Phẩm Từ Sữa của TS. Lâm
Xuân Thanh.
3. Bài Giảng Công Nghệ Sản Xuất Sữa của Th.S Nguyễn Khắc Kiệm.
4. Bài Giảng Công Nghệ Sản Xuất Sữa của Th.S Lê Thị Hồng Ánh.
5. Kiểm Tra Chất Lượng Sữa của GV Vũ Đại Long.
6. Tiểu Luận Công Nghệ Sản Xuất Sữa Tiệt Trùng do PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
hướng dẫn.