Cơ sở đề xuất giải pháp:

Một phần của tài liệu xây dựng thành phố hồ chí minh thành trung tâm thương mại quốc tế- vai trò, định hướng phát triển, chính sách và các giải pháp (Trang 30)

-Cảng Sài Gịn chuẩn bị di dời.

-Quận 2 và Quận 4 chỉ cách phố tài chính (Quận 1) một cái cầu.

-Với cơ sở hạ tầng hiện tại của Cảng Sài Gịn cĩ thể trở thành cảng hành khách quốc tế.

b. Tổ chức thực hiện chiến lược: bằng các giải pháp:

*Xây dựng cơng ty cổ phần phát triển cơ sở hạ tầng Cảng Sài Gịn phục vụ phát triển tài chính, thương mại và du lịch của Thành phố.

Nhiệm vụ của cơng ty này:

-Xây dựng hoặc thuê xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển tài chính, thương mại và du lịch. Lưu ý: quy hoạch của khu này phải dựa vào quy hoạch chung của Thành phố; thứ nữa, cĩ thể thuê nước ngồi xây dựng quy hoạch với sự phê duyệt của Ủy ban Nhà nước.

-Xây dựng phương án tài chính để tổ chức triển khai quy hoạch.

-Cho thuê dài hạn đất, các cơ sở hạ tầng… để các cơng ty trong và ngồi nước vào hoạt động.

-Xây dựng dự án khả thi cho tổng dự án và các dự án con và tìm kiếm đối tác triển khai dự án.

*Xác định hoạt động của quần thể Cảng Sài Gịn và các khu vực lân cận:

-Biến các kho giữ hàng (vốn là tài sản của các cơng ty thuộc hệ thống Cảng Sài Gịn) dọc đường Nguyễn Tất Thành trở thành các trung tâm giao dịch tài chính, chứng khốn, ngân hàng.

31

-Xây dựng khu cảng trở thành trung tâm thương mại – du lịch – nhà hàng hấp dẫn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Biến nơi đây trở thành Hongkong nhỏhoặc Dubai

với nhiều ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư – dịch vụ trong và ngồi nước đổ vốn vào kinh doanh.

DỰ TRÙ KẾT QUẢ KHI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC NAØY:

Xây dựng khu phố tài chính – ngân hàng của Việt Nam và khu vực (phố Wall Việt Nam).

Thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng phát triển thương mại – dịch vụ.

Giảm ơ nhiễm, giảm sự quá tải về cơ sở hạ tầng như hiện nay do các xe container, xe tải hàng hố chạy quá nhiều.

Biến vùng đất phức tạp như Quận 4 trở thành vùng kinh tế cao cấp với các cơng dân kinh doanh tài chính, chứng khốn, dịch vụ thương mại…

Gĩp phần đưa Thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế của khu vực trong 25 năm tới.

(2) Xây dựng một phần Khu chế xuất Tân Thuận trở thành khu thương mại tự do

a. Cơ sở đề xuất giải pháp:

-Khu chế xuất Tân Thuận hiện hữu cịn đất trống, ở sát cảng và gần khu vực triển lãm Saigon (Saigon Exhibition and Convention Centre) tại khu Phú Mỹ Hưng đã được Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp giấy phép, cĩ tổng vốn đầu tư 200 triệu USD.

-Khu chế xuất Tân Thuận đã được đền bù giải tỏa sẵn sàng cho cơng cuộc đầu tư.

-Dự án đại lộ Đơng Tây sẽ hịan thành tồn bộ vào cuối năm 2009, sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng nối kết giữa khu thương mại tự do Tân Thuận với các tỉnh trong khu vực.

b. Tổ chức và cơ chế hoạt động tại khu thương mại tự do ở khu chế xuất Tân Thuận mở rộng (quy hoạch riêng):

*Các hoạt động trong khu thương mại tự do:

-Kinh doanh dịch vụ logistics.

32

-Xây dựng khu triển lãm quốc tế hàng nơng sản và hàng hố cơng nghiệp nhẹ: giày dép; đồ da; hàng dệt may; đồ gỗ… Trong khu triển lãm cĩ xây dựng các gian hàng giới thiệu sản phẩm của các ngành hàng (các hiệp hội ngành hàng thuê).

-Xây dựng khu đấu thầu và đấu giá hàng hố và dịch vụ quốc tế. Ưu tiên xây dựng các sàn giao dịch hàng hố mà Việt Nam đang cĩ lợi thế: hồ tiêu, đứng đầu thế giới về xuất khẩu (chiếm gần 60% giá trị xuất khẩu tiêu của thế giới); các mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai thế giới: điều nhân; gạo, cà phê…

-Hoạt động của các trung tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm phục vụ cho kinh doanh thương mại.

-Hoạt động của các trung tâm mua sắm miễn thuế nhằm thu hút khách du lịch.

-Hệ thống các nhà hàng khách sạn.

-Phát triển các loại hình kinh doanh nhạy cảm: cá cược, casino (Singapore sau một thời gian dài cấm kinh doanh, thì 2 năm trở lại đây cho phép phát triển casino, cá cược nhằm cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư, các du khách nước ngồi).

*Cơ chế hoạt động của khu thương mại tự do:

-Hàng hố được miễn hồn tồn thuế xuất nhập khẩu khi hoạt động thương mại với nước ngồi.

-Bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan: giấy phép, hạn ngạch…

- 5 năm đầu tiên khu thương mại đi vào hoạt động hàng xuất khẩu vào khu thương mại tự do, thuế bằng 0, cịn mua hàng từ khu thương mại vào nội địa phải chịu thuế nhập khẩu (nếu cĩ). Đề xuất này kích thích khu thương mại tự do cĩ điều kiện thuận lợi ban đầu trong triển khai, nhờ đĩ mà thu hút nhanh hơn các nhà đầu tư trong và ngồi nước vào hoạt động.

- 5 năm sau đĩ hoạt động thương mại giữa nội địa và khu thương mại tự do là hoạt động ngoại thương.

-Các doanh nghiệp hoạt động trong khu thương mại tự do được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 10%.

-Thủ tục hải quan và quản lý trong khu thương mại tự do được tổ chức thuận lợi nhất theo hướng hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.

33

c. Cách thức tổ chức xây dựng khu thương mại tự do ở khu chế xuất Tân Thuận:

Cần thực hiện các bước:

Bước 1: xin chủ trương của trung ương.

Bước 2: tổ chức thi mang tầm cỡ quốc tế xây dựng quy hoạch tổng thể khu thương mại tự do.

Bước 3: gĩp ý và cĩ quy hoạch hồn chỉnh.

Bước 4: xin giấy phép thành lập khu thương mại tự do + thành lập Ban quản lý khu thương mại tự do.

Bước 5: vận động Cơng ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng gĩp vốn đầu tư.

DỰ KIẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI:

Gĩp phần biến Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm thương mại quốc tế hấp dẫn.

Gĩp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của Thành phố.

Biến vùng Phú Mỹ Hưng trở thành nơi đơ thị cĩ tầm cỡ quốc tế.

3.3.2.3 Chiến lược phát huy điểm mạnh để hạn chế các nguy cơ: XÂY DỰNG MƠI TRƯỜNG KINH DOANH MANG TÍNH CẠNH TRANH CAO TẠI MƠI TRƯỜNG KINH DOANH MANG TÍNH CẠNH TRANH CAO TẠI THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH với các nội dung:

(1) Xây dựng mơi trường kinh doanh cơng bằng, bình đẳng.

a. Mục tiêu giải pháp:

-Xây dựng mơi trường kinh doanh mà các quy luật giá trị là những cơng cụ chủ yếu điều tiết hoạt động kinh doanh của Thành phố.

-Các khu vực kinh tế ngồi quốc doanh sẽ chiếm vị trí chủ đạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế Thành phố.

-Hạn chế tối thiểu sự can thiệp của các cơ quan quản lý vào sự hoạt động của các doanh nghiệp.

b. Các biện pháp thực hiện:

b1 Thành phố Hồ Chí Minh xin thí điểm đi đầu thử nghiệm xố bỏ cơ quan chủ quản nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước.

34 Với giải pháp này thì khơng một Sở, Ban, Ngành, kể các doanh nghiệp do Đảng, các đồn thể, quân đội, cơng an… cịn quản lý bất cứ doanh nghiệp nào nữa. Muốn làm tốt điều này, UBND chủ trì thực hiện các bước:

Bước 1: xin cơ chế trung ương để tiến hành quyết liệt trong 2007-2008. Việc xố bỏ cơ quan chủ quản đối với các doanh nghiệp nhà nước do Thành phố quản lý.

Bước 2: song song với việc thành lập và củng cố tổng cơng ty quản lý vốn Nhà nước là thực hiện cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước, mà số vốn của Nhà nước nắm chỉ ở mức tối thiểu.

Bước 3: Tổng cơng ty quản lý vốn Nhà nước xây dựng cơ chế khuyến khích thi tuyển hoặc thuê giám đốc trong và ngồi nước điều hành doanh nghiệp nhà nước.

b2 Xin thí điểm lập phương án tổ chức bộ máy quản lý nhà nước gọn nhẹ.

Với giải pháp này, chúng tơi kiến nghị Thành phố nên chủ động lập phương án ghép các Sở, Ban, Ngành theo chức năng. Ở đây, nhĩm nghiên cứu xin đi sâu vào việc lập Sở Quản lý Kinh tế trên cơ sở ghép các Sở: Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Thương mại, Sở Cơng nghiệp, Sở Nơng nghiệp, Sở Du lịch, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư…

Cơ sở đề xuất giải pháp:

-Bộ Nội vụ thay mặt Chính phủ cũng đang cĩ phương án ghép Bộ (Bộ Thương mại với Bộ Cơng nghiệp), làm cho bộ máy quản lý nhà nước gọn nhẹ hơn.

-Hiện tại, chức năng quản lý nhà nước cịn trùng lắp, gây mâu thuẫn tác động khơng thuận lợi đến các doanh nghiệp.

-Yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Ích lợi của giải pháp:

-Chính sách “một cửa tại chỗ mang tính liên thơng” quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đi vào thực tiễn dễ dàng hơn.

-Bộ máy quản lý nhà nước gọn nhẹ, dễ vận hành.

-Giảm số cơng chức ăn lương Nhà nước. Kích thích cán bộ cơng chức nhà nước nâng cao trình độ và ý thức phục vụ doanh nghiệp.

-Tránh tình trạng quá nhiều đầu mối ban hành cơ chế chính sách, giấy phép con gây phiền hà cho doanh nghiệp.

-Làm mơi trường kinh doanh của Thành phố thêm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Mơi trường đầu tư thuận lợi, mang tính cạnh tranh cao là

35

yếu tố quan trọng nhất làm cho Thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế của khu vực.

(2) Xây dựng mơi trường kinh doanh minh bạch, cơng khai.

a. Mục tiêu của giải pháp:

-Tăng tính hấp dẫn của mơi trường kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

-Giảm hiện tượng tham nhũng; gây khĩ khăn cho doanh nghiệp chưa nắm đầy đủ thơng tin, cơ chế quản lý của Nhà nước.

-Giảm chi phí về tiền bạc và thời gian cho doanh nghiệp.

b. Tổ chức thực hiện giải pháp:

*Nâng cao hiệu quả giao dịch Chính phủ điện tử:

-Hồn thiện trang web của Thành phố và của các Sở, Ban, Ngành theo hướng dễ tìm kiếm thơng tin; cập nhật thường xuyên.

-Mỗi Sở và UBND đều cĩ bộ phận tư vấn và cung cấp thơng tin theo địa chỉ cho các doanh nghiệp.

-Tăng cường sự giám sát của lãnh đạo UBND, các Sở, Ban, Ngành về sự nối kết thơng tin giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp ngồi lãnh thổ của Thành phố Hồ Chí Minh).

-Xây dựng nguồn tài liệu mở cho doanh nghiệp sử dụng miễn phí (về hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép; hướng dẫn thuế; thủ tục hải quan; thủ tục cấp đất; xây dựng…; cung cấp thơng tin về thị trường, về đối tác…). Muốn làm tốt được kiến nghị này, đề nghị Sở Khoa học Cơng nghệ cĩ đơn đặt hàng đối với Sở Cơng nghệ Thơng tin hoặc các trường đại học cĩ nghiên cứu cơng nghệ thơng tin chủ trì các đề tài cĩ liên quan đến nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh của các cơ quan quản lý nhà nước.

*Tăng tỷ lệ doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng thơng quan điện tử:

Theo chúng tơi, UBND bàn với Cục Hải quan Thành phố chuyển mạnh từ thơng quan thủ cơng sang thơng quan điện tử. Muốn làm được điều này, cần giải quyết các vấn đề:

-Xây dựng tiêu chí các doanh nghiệp chuyển sang thơng quan điện tử.

-Đào tạo nguồn nhân lực cho hải quan giỏi về cơng nghệ thơng tin, am hiểu tường tận về nghiệp vụ hải quan điện tử.

36

-Đầu tư thêm máy mĩc thiết bị đáp ứng yêu cầu kiểm hố hải quan: chính xác, nhanh gọn… gĩp phần chống buơn lậu nhưng cũng chống tham nhũng, tiêu cực, khơng làm phiền các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

-Tổ chức tập huấn thường xuyên cho doanh nghiệp về cách thức thơng quan điện tử.

*UBND và mỗi Sở, Ban, Ngành đều cĩ hộp thư điện tử giải đáp thắc mắc, yêu cầu của các doanh nghiệp, tiến tới các hộp thư này cĩ thể thực hiện bằng 2 ngơn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt.

*Xây dựng cơ chế cạnh tranh trong việc phục vụ tốt các doanh nghiệp giữa các Sở, Ban, Ngành. Vấn đề này theo nhĩm nghiên cứu đề xuất:

-Cử cán bộ đầu ngành sang Singapore học hỏi.

-Nghiên cứu tiêu chí đánh giá sự nỗ lực của các Sở, Ban, Ngành vừa làm tốt cơng tác quản lý nhà nước vừa làm tốt cơng tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Tĩm lại, một mơi trường kinh doanh mang tính cơng khai, minh bạch gĩp phần làm tăng tính hấp dẫn, gĩp phần thu hút các nhà đầu tư, giảm thiểu tham nhũng.

(3) Đào tạo cơng chức nhà nước.

“Cơ chế do con người xây dựng nên, cơ chế khơng thể thay đổi nếu như tư duy, đạo đức con người khơng thay đổi”.

Cơng chức của Thành phố Hồ Chí Minh cĩ những tồn tại lớn sau đây, tác động hạn chế đến mơi trường đầu tư, gây cản trở cho việc Thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế trong tương lai gần:

-Đa số cơng chức quản lý chưa được đào tạo bài bản để làm cơng chức.

-Tính chuyên nghiệp thấp.

-Nhận thức vai trị hoạt động hành chính cơng trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp cịn hạn chế.

Theo chúng tơi, đào tạo cơng chức trở nên cấp bách hơn bao giờ hết vì cơng chức nhà nước là một bộ phận của mơi trường kinh doanh và chính họ là những người gĩp phần thay đổi mơi trường kinh doanh (thể chế, chính sách, thủ tục hành chính, tính cơng bằng và minh bạch, tham nhũng…).

37 Các giải pháp đề xuất là:

*Tuyển chọn ra nước ngồi học tại các trường hành chính cơng; trường luật nổi tiếng… Những người này trong 10-20 năm tới sẽ gĩp phần thay đổi về cách thức quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

*Sử dụng nguồn vốn ODA đưa cán bộ ra nước ngồi học tập các khố ngắn hạn, nhưng theo nhĩm cán bộ: quản lý nhà nước về đất đai; xây dựng; thương mại… Nên cử phiên dịch cho từng nhĩm hoặc sử dụng sinh viên giỏi để giúp cho học viên học hỏi thấu đáo.

*Liên kết với các trường nước ngồi thuê đào tạo tại chỗ.

*Nhập khẩu mơ hình quản lý hành chính cơng ở các nước và khu vực cĩ mơi trường kinh doanh tốt: Singapore, Hongkong, Úc…

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC NÊU Ở MỤC 3.3.2.3:

Xây dựng mơi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao tại Thành phố được coi là chiến lược quan trọng, tạo ra khơng gian phát triển thương mại quốc tế, cộng với phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch tốt và triển khai nhanh các khu dịch vụ – thương mại – tài chính sẽ làm cho Thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế của khu vực.

3.3.2.4 Chiến lược khắc phục điểm yếu để loại trừ và hạn chế khĩ khăn thách thức: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở BÊN NGOAØI ĐỂ thức: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở BÊN NGOAØI ĐỂ TỰ BIẾN THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THAØNH TRUNG TÂM

Các giải pháp thực hiện chiến lược:

(1) Xây dựng các trung tâm thương mại quốc tế của Thành phố ở các thị trường lớn của khu vực và thế giới.

a. Mục tiêu giải pháp:

- Tạo ra cầu nối vững chắc giữa thương mại trong và ngồi nước để đưa hàng hố Việt Nam qua dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh vào thị trường thế giới và ngược lại, biến Thành phố là trung tâm phân phối hàng nhập khẩu đến các doanh nghiệp đĩng trên địa bàn phía Nam.

- Quảng bá hoạt động kinh tế của Thành phố với thế giới: đầu tư; du lịch; thương mại tài chính – đầu tư (dưới hình thức triển lãm; phịng trưng bày sản

Một phần của tài liệu xây dựng thành phố hồ chí minh thành trung tâm thương mại quốc tế- vai trò, định hướng phát triển, chính sách và các giải pháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)