Về khung pháp lý và chính sách thuế tính trên cổ tức

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 46)

Liên quan đến khung pháp lý hiện nay có các quy định sau:

Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 07 năm 2006 quy định: Hội Đồng Quản Trị hoặc Tổng Giám Đốc “kiến nghị mức cổ tức đƣợc trả;quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh” do Đại Hội Đồng cổ đông thông qua,trừ trƣờng hợp Điều Lệ công ty có quy định khác.

- Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông đƣợc xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức đƣợc trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ đƣợc trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trƣớc đó theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định,công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

- Cổ tức có thể đƣợc chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại điều lệ công ty.

- Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông đƣợc nhận cổ tức, xác định mức cổ tức đƣợc trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mƣơi ngày trƣớc mỗi lần trả cổ tức.

Thông tƣ 130/2012/TT-BTC ngày 10 tháng 08 năm 2012 của Bộ Trƣởng Bộ Tài Chính ban hành thông tƣ hƣớng dẫn việc mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ, và một số trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng.

 Quy định về mua lại cổ phiếu và bán cổ phiếu quỹ:

- Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình để làm cổ phiếu quỹ phải đáp ứng các điều kiện có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua đối với trƣờng hợp mua lại trên 10% tổng số cổ phần phổ thông hoặc trên 10% tổng số cổ phần ƣu đãi cổ tức đã phát hành hoặc có quyết định của Hội đồng quản trị thông qua đối với trƣờng hợp mua lại không quá 10% tổng số cổ phần phổ thông trong mỗi 12 tháng hoặc không quá 10% tổng số cổ phần ƣu đãi cổ tức đã phát hành trong mỗi 12 tháng.

- Công ty không đƣợc thực hiện việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong các trƣờng hợp đang kinh doanh thua lỗ hoặc đang có nợ quá hạn căn cứ báo cáo tài chính năm gần nhất đƣợc kiểm toán, đang trong quá trình chào bán cổ phiếu để huy động thêm vốn; đang thực hiện tách , gộp cổ phiếu; mua lại cổ phiếu và bán cổ phiếu quỹ trong cùng một đợt.

- Công ty không đƣợc mua cổ phần của các đối tƣợng là ngƣời quản lý công ty và ngƣời liên quan theo quy định của Luật chứng khoán; ngƣời sở hữu cổ phần có hạn chế chuyển nhƣợng theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty, cổ đông lớn theo quy định của Luật chứng khoán trừ trƣờng hợp việc mua lại đƣợc thực hiện theo tỷ lệ sở hữu của từng cổ đông hoặc trƣờng hợp công ty thực hiện chào mua công khai đối với cổ phiếu đã phát hành.

- Công ty đại chúng chỉ đƣợc bán cổ phiếu quỹ sau 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt mua lại gần nhất, trừ trƣờng hợp cổ phiếu quỹ đƣợc bán hoặc dùng làm cổ phiếu thƣởng cho ngƣời lao động trong công ty hoặc công

 Một số trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu:

- Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần phải có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phƣơng án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Có đủ nguồn để thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối có xác nhận của kiểm toán. Trƣờng hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, nguồn lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối đƣợc căn cứ vào nguồn lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối thuộc quyền sử dụng của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất đƣợc kiểm toán.

- Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vố chủ sở hữu phải có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phƣơng án phát hành để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Có đủ nguồn vốn thực hiện từ các nguồn thạng dƣ vốn,quỹ đầu tƣ phát triển, lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối, quỹ khác(nếu có) đƣợc sử dụng bổ sung.

- Trong trƣờng hợp công ty đại chúng phát hành cổ phiếu theo chƣơng trình lựa chọn cho ngƣời lao động thì tổng số cổ phiếu phát hành theo chƣơng trình trong mỗi mƣời hai tháng không đƣợc vƣợt quá 5% số cổ phần đang lƣu hành của công ty.

Việc mua vào cổ phiếu quỹ của các công ty niêm yết càng nhanh sẽ càng kích cầu thị trƣờng. Tuy nhiên,theo quy định của UBCKNN, doanh nghiệp phải đang ký với UBCKNN trong vòng 3 ngày và nếu đƣợc UBCKNN chấp thuận thì sau 7 ngày mới đƣợc thực hiện giao dịch. Thời gian nhƣ vậy vẫn còn quá lâu khi thị trƣờng chứng khoán có nhiều biến đổi thất thƣờng.

Một quy định khác của UBCKNN cũng hạn chế hoạt động mua vào của doanh nghiệp là giới hạn lƣợng giao dịch trong mỗi phiên phải thấp nhất 3%,cao nhất là 5% lƣợng cổ phiếu đăng ký mua. Trong khi đó, Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM lại thêm một quy định khác là lƣợng mua không

vƣợt quá 10% của phiên liền kề trƣớc. Nếu một doanh nghiệp đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu quỹ thì trong mỗi phiên, họ phải mua ít nhất 30.000 cổ phiếu – nhiều nhất là 50.000 cổ phiếu. Nếu phiên giao dịch trƣớc, doanh nghiệp này mua với số lƣợng tối đa là 50.000 cổ phiếu thì HOSE quy định phiên tiếp theo họ chỉ đƣợc mua không quá 10% trong tổng số cổ phiếu đã mua của phiên trƣớc, tƣơng ứng với 5.000 cổ phiếu. Nhƣ vậy là có sự “vênh” nhau giữa quy định của UBCKNN và HOSE.

Các chính sách thuế ảnh hƣởng đến thu nhập từ cổ tức:

Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 và thông tƣ số 84/2008/TT-BTC đƣợc Bộ Tài Chính ban hành ngày 30 tháng 9 năm 2008 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN có quy định nhƣ sau:

- Đối với thu nhập từ kinh doanh chứng khoán thì nhà đầu tƣ có thể chọn lựa và đăng ký một trong hai cách trả thuế sau: trả thuế cho mỗi giao dịch hoặc trả thuế tại thời điểm cuối năm. Thuế suất là 0.1%/mỗi lần giao dịch (mua hoặc bán) hoặc là 20%/năm, sau khi trừ các chi phí có liên quan.

- Đối với thu nhập từ việc đầu tƣ vốn (bao gồm lãi suất cho vay, cổ tức và các thu nhập đầu tƣ khác, ngoại trừ lãi suất trái phiếu chính phủ) sẽ chịu mức thuế là 5%. Nếu nhà đầu tƣ nhận cổ tức bằng cổ phiếu thì thu nhập chịu thuế sẽ căn cứ theo giá thị trƣờng tại thời điểm nhận cổ tức.

Và theo Thông tƣ 62/2009/TT-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2009 hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài Chính thì cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thƣởng chƣa phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ phiếu cho đến khi chuyển nhƣợng số cổ phiếu này và phải nộp thuế TNCN nhƣ đối với hoạt động chuyển nhƣợng chứng khoán và thu nhập từ đầu tƣ vốn.

Trong tình hình kinh tế khó khăn,thị trƣờng chứng khoán ảm đạm trong mấy năm gần đây, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, theo Thông tƣ 154/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài Chính đã nêu rõ: Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ cổ tức mà cá nhân thực nhận từ ngày 01/08/2011 đến hết ngày 31/12/2012 do đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp. Trƣờng hợp cá nhân chuyển nhƣợng cổ phiếu (đƣợc trả thay cho cổ tức) trong thời gian từ 01/08/2011 đến hết ngày 31/12/2012 thì cá nhân đƣợc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ cổ tức.

Tóm lại, chính sách thuế hiện tại của Việt Nam là đánh thuế thu nhập từ lãi vốn cao hơn thu nhập từ cổ tức do đó chƣa khuyến khích các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp sử dụng nguồn thu nhập giữ lại để đầu tƣ.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nƣớc lâm vào trạng thái nợ công cao có nguy cơ vỡ nợ, Việt Nam cũng không nằm ngoài tình hình chung của thế giới, Chính phủ đã có một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trƣơng kích cầu và tiêu dùng,tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp. Cụ thể nhƣ Nghị Định 60/2012/ND-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13,chính phủ quyết định giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên lại không bao gồm doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán.

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)