hạn hơn là việc phát triển bền vững giá trị doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, nhà đầu tƣ thích cổ tức hiện tại cao xuất phát từ tâm lý “ăn chắc mặc bền” cộng thêm các e ngại về rủi ro, lạm phát, lãi suất….Và các công ty cũng cố gắng đáp ứng nhu cầu đó nhằm giữ đƣợc sự thu hút đối với các nhà đầu tƣ, qua đó, giữ giá cổ phiếu. Ta có thể thấy hiệu ứng khách hàng qua cách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết ở Việt Nam thời gian vừa qua. Việc chi trả cổ tức này nhƣ nhằm thu hút số lƣợng lớn nhà đầu tƣ này hơn là việc xem xét các nhu cầu về phát triển giá trị công ty.
Việc trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao sẽ tạo sức ép cho doanh nghiệp phải hoạt động năng động, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn, đồng thời có điều kiện đào thải những nhà quản lý kém. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc hạn chế khả năng tích tụ vốn của doanh nghiệp để tái đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ trọng vốn vay ngân hàng tăng lên và có khả
năng mất cân đối các nguồn trả nợ nếu doanh nghiệp không thận trọng trong việc vay vốn hoặc việc đầu tƣ sẽ không đƣợc mạnh dạn.
Tỷ lệ lợi nhuận dành cho việc chi trả cổ tức của một số công ty niêm yết quá cao làm hạn chế đến việc tích lũy vốn từ nguồn lợi nhuận giữ lại:
Việc phân chia cổ tức là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của công ty cổ phần. Về cơ bản, lợi nhuận sau thuế của các công ty đƣợc chia thành hai bộ phận: lợi nhuận giữ lại để tái đầu tƣ và phần cổ tức trả cho cổ đông. Do vậy, việc phân chia lợi tức cổ phần ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích trƣớc mắt của cổ đông và đến sự phát triển của công ty, từ đó tác động đến giá trị của công ty.
Đối với một số nƣớc có tốc độ phát triển bình thƣờng nhƣ Anh, Mỹ, Nhật, Đức….,mức lợi nhuận mà công ty niêm yết giữ lại không chia cổ tức chiếm khoảng 60% - 80%.
Các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay chia cổ tức cao hơn nhiều so với công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán các nƣớc khác. Các doanh nghiệp của Việt Nam chỉ giữ lại mức lợi nhuận để tích lũy và mở rộng sản xuất vào khoảng 40% - 50%.
Theo nhƣ thống kê có đƣợc năm 2010 một số công ty có mức chi trả cổ tức rất cao nhƣ Công Ty Cổ Phần Bột Giặt Net (NET) có mức cổ tức 50%, Công Ty CP Cáp Treo Núi Bà Tây Ninh (TCT) trả cổ tức 40% và dự kiến năm 2012 cũng trả mức cổ tức 40%. Hay nhƣ Công Ty Cổ Phần và Cơ Khí Khoáng Sản Hà Giang (HGM) trong năm 2011 trả cổ tức 50%, Công ty CP bao bì PP Bình Dƣơng năm 2011 trả cổ tức 25% và dự kiến năm 2012 cũng trả cổ tức tới 25% trong điều kiện kinh tế khó khăn, lãi suất đi vay năm 2011, 2012 rất cao.
chi trả cổ tức luôn ở mức cao. Trong năm 2009 từng xuất hiện cổ phiếu Công ty CP Viglacera Đông Triều (DTC) trả cổ tức lên tới 110% mệnh giá nhƣng đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu này chỉ xoay quanh mức giao dịch 5.000 đồng mỗi đơn vị.
Việc trả cổ tức cao của doanh nghiệp trong năm 2012, không loại trừ khả năng doanh nghiệp còn dƣ tiền mặt từ các năm trƣớc. Số tiền này có thể dùng vào hai mục đích, thứ nhất là trả cho cổ đông, thứ hai là mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhƣng trong bối cảnh lợi nhuận khó khăn, việc mở rộng sản xuất khó khả thi, nên nhiều doanh nghiệp quyết định trả cổ tức cao, nhiều khi với mục đích là để đẹp long cổ đông. Tuy nhiên với các doanh nghiệp mà giá trị cổ phiếu xuống cực thấp nhƣ vậy thì giá trị của doanh nghiệp đó đang giảm giá nghiêm trọng, điều đó phát đi tín hiệu xấu tới thị trƣờng cũng nhƣ các cổ đông hiện hữu, chứng tỏ doanh nghiệp đang thực sự khó khăn nhƣng đang loay hoay trong chiến lƣợc phát triển kinh doanh trong tƣơng lai.
Chính sách cổ tức chƣa hƣớng tới một cơ cấu vốn tối ƣu:
Lựa chọn chính sách cổ tức phải hƣớng tới một cơ cấu vốn tối ƣu. Việc này đòi hỏi các công ty phải giải đƣợc bài toán vốn nhằm cân đối đƣợc nguồn lợi nhuận giữ lại và phần vốn dành cho tái đầu tƣ vào các dự án mới.
Một nghịch lý đối với các công ty cổ phần ở Việt Nam là phải thoải mãn nhu cầu cổ tức cao trong khi lại thiếu vốn đầu tƣ phát triển. Nguồn vốn của một doanh nghiệp bao gồm vố chủ sở hữu và vốn vay. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nâng vốn thông qua việc nâng vốn vay, thƣờng bằng cách vay ngân hàng (việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp rất hiếm). Đây là một cách thức không an toàn, thậm chí có thể biến doanh nghiệp thành “con nợ”. Doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực lãi suất rất lớn.
Không chỉ doanh nghiệp niêm yết mà phần lớn các doanh nghiệp cổ phần ở Việt Nam đều có “xuất xứ” từ doanh nghiệp nhà nƣớc. Việc cổ phần hóa cũng thƣờng tiến hành với các đoanh nghiệp yếu kém hoặc có nguy cơ phá sản với ý nghĩa cải cách điều hành, vực dậy doanh nghiệp. Chính trong hoàn cảnh đó, đáng lẽ doanh nghiệp phải đẩy mạnh quá trình tích lũy vốn để tăng giá trị doanh nghiệp và thực hiện tái đầu tƣ mở rộng thì hầu hết doanh nghiệp lại đem lại lợi nhuận thu đƣợc chia cho cổ đông.
Đối với các doanh nghiệp cổ phần đã niêm yết, việc nâng vốn chủ sở hữu có thể đƣợc tiến hành dễ dàng bằng nhiều cách, trong đó có cách phát hành cổ phiếu mới. Tuy nhiên, cách này sẽ phát sinh chi phí, thông thƣờng từ 5% - 10% tổng giá trị đợt phát hành. Trong khi đó, việc tăng vốn chủ sở hữu bằng cách giữ lại một phần hay toàn bộ lợi nhuận hầu nhƣ không tốn chi phí. Vƣớng mắc duy nhất có lẽ là làm sao đặt đƣợc sự đồng thuận của cổ đông.
Một điều đáng lƣu ý là lâu nay việc chia cổ tức thƣờng đƣợc quan niệm là chia bằng tiền mặt. Điều này cũng dễ hiểu vì cổ đông luôn ƣu thích “tiền tƣơi thóc thật”. Thực tế có nhiều cách trả cổ tức khác nhƣ trả bằng cổ phiếu hoặc trả bằng tài sản khác. Trả cổ tức bằng tiền làm hao hụt nguồn tiền mặt của doanh nghiệp trong khi trả cổ tức bằng cổ phiếu chỉ là phân chia cổ phần bổ sung cho các cổ đông theo tỷ lệ nào đó. Doanh nghiệp không nhận đƣợc tiền thanh toán từ cổ đông nhƣng cũng không mất tiền chi trả cổ tức.
Cổ đông của doanh nghiệp thƣờng bao gồm nhà đầu tƣ ngắn hạn và nhà đầu tƣ chiến lƣợc. Nhà đầu tƣ chiến lƣợc luôn có xu hƣớng nắm giữ lâu dài cổ phiếu và sẵn sàng hi sinh lợi nhuận ban đầu (cổ tức) để dành vốn đầu tƣ phát triển doanh nghiệp và hƣởng những giá trị nâng cao trong tƣơng lai. Trong khi đó, nhà đầu tƣ ngắn hạn không có ý định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp nên muốn đƣợc chia cổ tức cao và có xu hƣớng bán cổ phiếu ra khi đƣợc giá.
Không thể đánh giá thấp nhà đầu tƣ nào, dù là ngắn hạn hay dài hạn vì chính nhà đầu tƣ ngắn hạn tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu và làm cho thị trƣờng chứng khoán sôi động. Tuy nhiên, xét từ góc độ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ dài hạn đóng vai trò quan trọng trong chính sách cổ tức. Việc phân chia lợi nhuận nhƣ thế nào đƣợc quyết định tại Đại hội cổ đông, nơi nhà đầu tƣ chiến lƣợc có tiếng nói quan trọng.
Bản thân việc chia cổ tức cũng có nghĩa là cổ đông ngồi lại bàn bạc và xác định lợi nhuận sẽ đƣợc phân chia nhƣ thế nào. Vấn đề quan trọng là phân chia lợi nhuận phải phù hợp với tình hình kinh doanh và phát triển. Nếu doanh nghiệp cần vốn đầu tƣ, đặc biệt trong trƣờng hợp các doanh nghiệp mới, đang phát triển, thì tăng phần lợi nhuận giữ lại, chia cổ tức ít. Khi doanh nghiệp đã phát triển ổn định thì nâng mức cổ tức lên cao, thậm chí rất cao.
Một trong những “niềm hy vọng” lớn nhất của cổ đông là nhận đƣợc mức cổ tức cao. Tuy nhiên, mức cổ tức cao chƣa hẳn đã là dấu hiệu của một doanh nghiệp ăn nên làm ra. Một chính sách cổ tức cao không hợp lý sẽ không khác gì một cái “máy vắt sữa” vắt kiệt nguồn vốn mà doanh nghiệp cần để tái đầu tƣ.