Trên thực tế, một số công ty cũng tham khảo một số yếu tố khác. Ví dụ nhƣ lãi suất ngân hàng. Các công ty niêm yết hiện nay thƣờng trả cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng (thông thƣờng là 12%)
Bảng 2-3. Thống kê lãi suất cơ bản qua các năm.
Đơn vị tính: %
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Trong 08 tháng đầu năm 2012 cuộc chạy đua lãi suất vẫn không hề giảm nhiệt khi hàng loạt ngân hàng công bố tăng lãi suất các kỳ hạn trên 12 tháng vốn đang đƣợc NHNN thả nổi. Rất nhiều ngân hàng đã đẩy lãi suất lên mức phổ biến 10.5% - 12%/năm. Cụ thể, ngay đầu tháng 8, các ngân hàng lớn nhƣ BIDV tăng lãi suất lên 12%/năm. Nhiều ngân hàng lách trần lãi suất, cá biệt có ngân hàng trả đến 13%/năm.
Nƣớc ta là nƣớc đang phát triển nên nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển là rất lớn; vì vậy, việc các ngân hàng cạnh tranh về lãi suất nhằm huy động đƣợc vốn là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, ở phần trên ta có thể thấy tỷ lệ lạm phát qua các năm đều có xu hƣớng tăng. Chính điều này làm cho lãi suất danh nghĩa cũng tăng theo nhằm đáp ứng đƣợc mức lãi suất thực hợp lý cho nhà đầu tƣ. Các công ty khi đƣa ra một mức chi trả cổ tức phải thỏa mãn đƣợc mong muốn của nhà đầu tƣ thông qua việc so sánh cổ tức với mức lãi suất ngân hàng.
Ta có thể thấy khi các ngân hàng tăng lãi suất huy động nhƣ thời gian vừa qua thì nhiều nhà đầu tƣ sẽ lựa chọn việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng nhằm đạt đƣợc mức lợi tức cao này, đặc biệt khi rủi ro kinh doanh cổ phiếu, kinh doanh bất động sản và kinh doanh vàng ngày càng có nhiều biến động rủi ro nhƣ hiện nay. Lúc này lƣợng tiền trong kênh đầu tƣ vào cổ phiếu của các nhà đầu tƣ sẽ không còn nhiều nhƣ trƣớc nữa và chính sự giảm sút về nguồn đầu tƣ này nên các công ty rất khó huy động vố thông qua việc phát hành cổ phiếu. Khó khăn có thể là việc công ty không thể huy động đủ lƣợng vốn cần thiết vì có ít ngƣời sẵn sàng bỏ tiền mua cổ phiếu của công ty hoặc nhà đầu tƣ sẵn sàng mua cổ phiếu của công ty ở mức giá quá thấp làm ảnh hƣởng tới chỉ số tài chính…Lúc này, công ty phải có một tỷ lệ chi trả cổ tức hợp lý ở mức thấp để tận dụng nguồn lợi nhuận giữ lại dùng để tái đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Mặt khác khi lãi suất cho vay không tránh khỏi việc tăng theo. Nhƣ thời gian vừa qua lãi suất cho vay mặc dù đã giảm 3%-4% còn 15%-17% nhƣng vẫn còn khá cao. Rõ ràng với mức lãi suất này việc công ty tiếp cận nguồn tín dụng là vƣợt khả năng bởi vì các dự án đầu tƣ của công ty với mức sinh lợi 10% đƣợc xem là khả thi lắm trong thời buổi kinh tế suy thoái rồi. Không những thế, nguồn vốn tín dụng mà nhà đầu tƣ tiếp cận để đầu tƣ vào chứng khoán cũng bị hạn chế và dẫn đến việc huy động vốn của công ty thông qua phát hành cổ phiếu thêm gặp nhiều khó khăn nhƣ đã nói ở trên. Trong điều kiện lãi suất ngân hàng tăng nhƣ thế thì các công ty nên ƣu tiên việc giữ lại càng nhiều lợi nhuận càng tốt để tái đầu tƣ nhằm tránh sử dụng nguồn vốn đắt đỏ bên ngoài.
Ta thấy khi doanh nghiệp cân nhắc yếu tố lãi suất nhƣ cột mốc và có xu hƣớng trả cổ tức tiền mặt nhằm thỏa mãn sở thích của nhà đầu tƣ thì chuyện tỷ lệ trả cổ tức sẽ tiếp tực tăng lên là điều dễ hiểu.