NHỮNG GỢI Ý KHÁC

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 129)

Công ty niêm yết cần phối hợp với cơ quan quản lý tuyên truyền phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán cũng nhƣ những lợi ích thiết thực mà công ty sẽ mang lại cho cổ đông khi công ty đƣa ra chính sách cổ tức tăng cƣờng nguồn vốn tích lũy, đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo sự phát triển trong tƣơng lai. Khi doanh nghiệp mạnh dạn thay đổi chính sách cổ tức, để tạo sự đồng thuận đối với các cổ đông của mình thì Ban quản lý cũng cần lập phƣơng án chi trả cổ tức chi tiết, trong đó nêu rõ mục tiêu vì sao lại giảm mức cổ tức, lƣợng tiền đƣợc giảm sẽ sử dụng ra sao, đồng thời đánh giá hiệu quả của việc thay đổi chính sách cổ tức. Khi phƣơng án đƣợc rõ ràng dễ hiểu thì sẽ đƣợc đông đảo các cổ đông hết lòng ủng hộ.

Thêm vào đó, các công ty niêm yết cần phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm thay đổi cách nhận thức vấn đề công bố thông tin về cổ tức. Hiện nay, hầu nhƣ tất cả các công ty niêm yết đều công bố thông tin chi trả cổ tức bằng cách công bố tỷ lệ cổ tức/mệnh giá. Về bản chất, con số này chỉ phản ánh tỷ lệ hoàn vốn của cổ tức dựa trên mệnh giá 10.000 đ/cp. Nhƣng thực tế thì số tiền mà nhà đầu tƣ phải bỏ ra để có đƣợc cổ phiếu(hay nói cách khác

chính là để có số cổ tức đó) là số tiền gấp mấy lần mệnh giá. Con số này chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu so sánh của nhà đầu tƣ với lãi suất ngân hàng hay tỷ lệ lạm phát, chứ nó không cho biết đƣợc mức ddoooj hiệu quả hoạt động, lợi nhuận của công ty và hiệu quả của việc trích lợi nhuận tạo ra đó dùng để trả cổ tức hay tái đầu tƣ. Quả thật, chỉ mỗi con số tỷ lệ cổ tức nhƣ hiện nay thì việc công bố không mang nhiều ý nghĩa to lắm. Vì vậy, nên chăng các công ty niêm yết cần phải công bố cả tỷ lệ lợi nhuận chi trả cổ tức (%DIV/EPS). Nó sẽ giúp cho nhà đầu tƣ cố sự đánh giá chính xác và rõ ràng hơn về hoạt động chi trả cổ tức của công ty cũng nhƣ đánh giá tiềm năng của công ty.

Khi xem xét chính sách cổ tức thì công ty và các cổ đông, các nhà đầu tƣ mới không nên đặt chính sách cổ tức trong một trạng thái cô lập mà phải xem xét cả những yếu tố tác động lẫn sự tƣơng tác giữa các quyết định khác nhƣ quyết định tài trợ và quyết định đầu tƣ.

Nên chăng công ty cần có một bộ phận làm báo cáo ngắn hạn, trung và dài hạn tình hình lợi nhuận, các dự án, kế hoạch đầu tƣ, dự báo các dòng tiền một cách chính xác để nhà quản lý hoạch định đƣợc một chiến lƣợc chi trả cổ tức hợp lý. Thậm chí, công ty cũng phải có một bộ phận xem xét, nghiên cứu chính sách cổ tức của các công ty trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là các công ty trong cùng ngành hay cùng đặc điểm hay cả đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Có một vài tiêu thức mà công ty có thể cân nhắc khi quyết định cổ tức nhƣ: tránh cắt giảm nguồn lợi nhuận giữ lại để đầu tƣu vào các dự án có lãi để tiến hành trả cổ tức; tránh việc không trả cổ tức; tránh việc phát hành cổ phiếu mới; duy trì một tỷ lệ nợ/vốn cổ phần mục tiêu; duy trì tỷ lệ lợi nhuận chi trả cổ tức mục tiêu…Các mục tiêu này đƣợc sắp xếp theo thứ tự nhƣ thế nào phụ thuộc vào mức độ quan trọng của nó đối với từng công ty.

Các công ty cần khôn khéo trong chính sách cổ tức. Chính sách cổ tức đƣợc xem là một trong những quyết định đau đầu nhất trong quản lý tài chính của công ty cổ phần. Chính sách cổ tức có tác động đến giá cổ phiếu của công ty, nguồn tiền công ty có thể sử dụng để tái đầu tƣ và có ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập của các cổ đông hiện hành. Hiện tại, hai mô hình trả lợi tức cổ phần phổ biến là mo hình lợi tức cổ phần ổn định và mô hình lợi tức cổ phần thặng dƣ. Với mô hình lợi tức cổ phần ổn định, chính sách cổ tức ổn định đƣa ra tín hiệu về sự ổn định trong kinh doanh của công ty. Với mô hình lợi tức cổ phần thạng dƣ, lợi nhuận dành trả lợi tức chỉ là phần còn lại sau khi dành đủ lợi nhuận cho nhu cầu tái đầu tƣ hoặc trả nợ. Các doanh nghiệp nên sử dụng mô hình này trong trƣờng hợp công ty đang có nhiều cơ hội đầu tƣ, tăng trƣởng tốt hơn đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp. Chính sách lợi tức cổ phần có thể có những thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của công ty. Ví dụ nhƣ công ty có thể lựa chọn một chính sách phân chia cổ tức ổn định hoặc có thể lựa chọn chính sách cổ tức thặng dƣ, tức là ƣu tiên phần đầu tƣ hơn phần chia lợi tức trƣớc mắt, điều đó tùy thuộc vào sự lựa chọn,sự khôn ngoan của các nhà quản lý công ty. Mọi mô hình ƣu tiên trả lợi tức cổ phần trƣớc hay giữ lại lợi nhuận để tái đầu tƣ đều có ƣu điểm và nhƣợc điểm của nó, tất nhiên, nếu để đạt đƣợc mục đích trƣớc mắt thì phải hy sinh một số lợi ích dài hạn và ngƣợc lại. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp để thực hiện chính sách lợi tức phù hợp.

Trong điều kiện hiện nay, các công ty không nên sử dụng quá nhiều lợi nhuận cho việc chi trả cổ tức để “đánh bóng” hình ảnh của công ty mà nên hài hòa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài,đặc biệt là không chạy theo thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tƣ ngắn hạn. Các công ty nên theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định, nhất quán; nên theo đuổi một chính sách cổ tức

an toàn: có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý cho cổ đông, đồng thời đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tƣ để duy trì sự tăng trƣởng bền vững của công ty. Công ty nên đặt ra mục tiêu trong dài hạn về tỷ lệ thanh toán cổ tức trên thu nhập, tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức ngay cả khi công ty có cơ hội đầu tƣ tốt và nên duy trì hệ số nợ tối ƣu của công ty theo cơ cấu vốn mục tiêu.

Việc lựa chọn chính sách bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu, tỷ lệ cao hay thấp còn tùy thuộc vào thị trƣờng đang lên hay đang xuống. Trong bối cảnh thị trƣờng đang xuống nhƣ hiện nay và đặc biệt là khi các nhà đầu tƣ đã không còn thích thú với việc nhận thêm cổ phiếu bằng cổ tức hay phát hành cổ phiếu do những e ngại về loãng giá thì việc trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ đáp ứng đƣợc mong muốn của nhà đầu tƣ hơn. Tuy nhiên, công ty cần phải xác định rõ ràng vấn đề phát triển ổn định, bền vững của công ty trong dài hạn mới là ƣu tiên hàng đầu chứ không nên dựa quá nhiều yếu tố thị trƣờng nhƣ thời gian qua.

Cuối cùng, các cơ quan chức năng,các công ty niêm yết và các hiệp hội phải có những nghiên cứu về các quy định pháp lý nhằm có thể bảo vệ tích cực hơn nữa lợi ích của các nhà đầu tƣ nhỏ nhằm tạo ra một sân chơi công bằng và hƣớng tới sự phát triển mạnh.

Tóm lại, trên đây chỉ là một vài gợi ý nhằm tạo cho các công ty niêm yết, đặc biệt là các nhà quản lý và các cổ đông, một định hƣớng trong việc quyết định chính sách cổ tức. Nó sẽ một phần nào đó góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững, lành mạnh của các công ty niêm yết nói riêng và sự phát triển của cả thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Các nhà quản trị cần có quan điểm dài hạn xây dựng chính sách cổ tức của công ty thông qua xác định giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của doanh nghiệp để có định hƣớng chung cho chính sách cổ tức, nhằm nâng cao giá trị bền vững doanh nghiệp cho phù hợp. Trong mỗi giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp, tuy nhiên không có một khuôn mẫu chung chính sách cổ tức cho tất cả các công ty, việc vận dụng chính sách cổ tức linh hoạt trên cơ sở cân nhắc lợi ích và tổn thất. Bên cạnh đó, tác giả đề ra quy trình ra quyết định chi trả cổ tức căn cứ trên dòng tiền từ hoạt động. Đề xuất lựa chọn phƣơng pháp mua lại cổ phần nhƣ phƣơng pháp phân phối ƣu tiên bên cạnh chi trả cổ tức bằng tiền mặt thông qua xem xét các đặc điểm của hai phƣơng pháp trên.

Giải pháp trƣớc mắt và tình thế của chính sách cổ tức trong giai đoạn suy giảm kinh tế đề nghị là cao ở mức hợp lý trong điều kiện vẫn phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của các công ty cổ phần niêm yết. Đồng thời, công ty cần kết hợp với các biện pháp quản trị tài chính phù hợp, nâng cao niềm tin của nhà đầu tƣ.

Các hạn chế của chính sách cổ tức thời gian qua còn đƣợc khắc phục bởi việc đề ra các biện pháp xây dựng hoàn chỉnh chính sách thuế về cổ tức, xây dựng chính sách thuế công bằng – hiệu quả - tiên tiến, bà các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong tình hình mới.

KẾT LUẬN

Thông qua nghiên cứu các quan điểm kinh điển về cổ tức, chính sách cổ tức thực tế của các công ty trong 5 năm gần đây, chính sách cổ tức đƣợc xác định là chính sách quan trọng và trong thực tế có ảnh hƣởng đến giá trị công ty. Nghiên cứu kết luận quan trọng của nghiên cứu thực nghiệm về chính sách cổ tức, các xu hƣớng chi trả cổ tức của các nƣớc phát triển để làm cơ sở cho đánh giá việc lựa chọn chính sách cổ tức và phƣơng thức chi trả cổ tức cho công ty đòi hỏi các nhà quản trị phải xem xét và cân nhắc ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố.

Về các hình thức trả cổ tức đƣợc áp dụng đa dạng, nhƣng phƣơng thức và mức độ áp dụng chạy theo thị trƣờng quá mức. Phƣơng pháp phân tích chính sách cổ tức theo chiều ngang về số liệu thực tế về cổ tức, đồng thời đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết theo chiều dọc các giai đoạn,tác giả thấy rằng:

Các nhà quản trị cần có quan điểm dài hạn xây dựng chính sách cổ tức của công ty thông qua xác định giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của doanh nghiệp để có định hƣớng chung cho chính sách cổ tức, nhằm nâng cao giá trị bền vững doanh nghiệp cho phù hợp. Trong mỗi giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp, tuy nhiên không có một khuôn mẫu chung chính sách cổ tức cho tất cả các công ty, việc vận dụng chính sách cổ tức linh hoạt trên cơ sở cân nhắc lợi ích và tổn thất. Bên cạnh đó, tác giả đề ra quy trình ra quyết định chi trả cổ tức căn cứ trên dòng tiền từ hoạt động. Đề xuất lựa chọn phƣơng pháp mua lại cổ phần nhƣ phƣơng pháp phân phối ƣu tiên bên cạnh chi trả cổ tức bằng tiền mặt thông qua xem xét các đặc điểm của hai phƣơng pháp trên.

Giải pháp trƣớc mắt và tình thế của chính sách cổ tức trong giai đoạn suy giảm kinh tế đề nghị là cao ở mức hợp lý trong điều kiện vẫn phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của các công ty cổ phần niêm yết. Đồng thời, công ty cần kết hợp với các biện pháp quản trị tài chính phù hợp, nâng cao niềm tin của nhà đầu tƣ.

Tóm lại, qua việc lấy mẫu đại diện để phân tích, tác giả chỉ ra mối quan hệ và tác động hai chiều giữa chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp. Qua đó, khẳng định tầm quan trọng của chính sách cổ tức, chính sách cổ tức có tác động lớn tới giá trị doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A.Tài Liệu Tiếng Việt.

1. Bùi Thị Ngọc Anh (2009), Xây dựng chính sách cổ tức cho các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Dƣơng Kha (2012), “Cạnh tranh và tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập, (2), Tr.43-47.

3. Nguyễn Duy Lƣơng (2007), Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh Tế, Trƣờng đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

4. Đào Lê Minh (2004), Chính sách cổ tức và tác động của nó tới doanh nghiệp,những gợi ý cho Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Thành Phố Hà Nội.

5. Sàn giao dịch HOSE – Bản tin chứng khoán ( năm 2007 – 2012 ) 6. Sàn giao dịch HASTC – Bản tin chứng khoán ( năm 2007 – 2012)

7. Nguyễn Kim Thu (2008), “Chính sách cổ tức hợp lý – Một bài toán chƣa có lời giải”, Tạp chí chứng khoán,(11), Tr.23 – 40.

8. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống Kê. 9. Phạm Thị Thanh Xuân (2007), Chính sách cổ tức-Lý thuyết và thực tiễn

tại một số công ty cổ phần khu vực HCM, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

B. Tài Liệu Tiếng Anh.

10. Husam-Aldin Nizar, Y.Al-Malkawi (2005), Dividend Polycy of Publicly quoted company in Emerging Market-The case of Jordan, School of Economics and Finance-University of Western Sydney.

11.Aswath Damodaran(2005), Applied Corporate Finance-A User’s Manual, Second Edition.

12.Fama, F.E and Kenneth, R.French (2001), “Disappearing Dividends: Changing firm characteristics or lower propensity to pay”, Journal of Financial Economics, (60), pp.3-43.

13. Micheal, J.M (2011), The Real Role of Devidends in Building Wealth,

Legg Mason Capital Management.

14. J.P.Morgan (2011), Devidends: The 2011 guide to dividend policy trends and best practices, Corporate Finance Advisory.

15.Lintner, J. (1956), Distribution of Income of Corporations among

Dividends , Retained Earnings and Taxes , American Economic Review.

16.Skinner, J.D (2007), The evolving relation between

earaning,dividends, and stock repurchases, Journal of Financial Economics

C. Các trang web.

16. www.ssc.gov.vn (Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc) 17. www.hnx.vn (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) 18. www.hsx.vn (Sở giao dịch chứng khoán HCM)

19. www.vietstock.com.vn (Cộng đồng chứng khoán Vietstock) 20. www.cafef.vn (Cổng thông tin dữ liệu tài chính,chứng khoán) 21. www.gso.gov.vn (Tổng cục thống kê)

22. www.sbv.gov.vn (Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam) 23. www.dividendinformation.com 24. www.dividendgrowthinvestor.com 25. www.thoibaonganhang.vn 26. http://dddn.com.vn 27. http://vnexpress.net 28. http://tinnhanhchungkhoan.vn 29. www.saga.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:Thống kê cổ tức, eps, giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam từ 2007 - 2012

PHỤ LỤC 2 :50 công ty có vốn hóa lớn nhất trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay.

PHỤ LỤC 3:Tỷ lệ chi trả cổ tức các công ty niêm yết từ 2007 – 2011 PHỤ LỤC 4:Cơ cấu trả cổ tức của các công ty niêm yết

PHỤ LỤC 5:Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức của các công ty niêm yết PHỤ LỤC 6:Cơ cấu tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức các công ty niêm yết PHỤ LỤC 7:Tỷ suất trả cổ tức của các công ty niêm yết

PHỤ LỤC 1:Thống kê cổ tức,eps,giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam từ 2007 - 2012

STT Mã CK

Cổ Tức EPS Giá Cổ Phiếu

2007 2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010 2011 2007 2008 2009 2010 2011 1 AAA 9.1% 3445 26.2 9.4 2 AAM 15.0% 30.0% 30.0% 4976 4075 6647 21.7 17.5 22.3 3 ABT 30.0% 61.0% 20.0% 50.0% 60.0% 3092 11850 8079 8014 90 24.3 52 43 34.2 4 ACB 55.0% 25.0% 24.0% 24.0% 20.0% 3628 3042 164 27.9 37.2 26.1 21.7 5 ACC 50.0% 50.0% 3507 9407 9505 6143 28.3 30.3 18 6 ACL 33.0% 35.0% 30.0% 30.0% 45.0% 5588 5848 6244 84.5 20.4 27.7 26.9 17.2 7 ADC 15.0% 15.0% 1802 2007 2177 2652 10.3 6.1

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 129)