Hình thức sở hữu,cấu trúc cổ đông,quyền kiểm soát công ty

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 87)

Là công ty cổ phần nên các quyết định sẽ đƣợc thông qua dựa trên kết quả bỏ phiếu của các cổ đông. Vì vậy, sở thích, mục tiêu của các cổ đông lớn hoặc các nhóm cổ đông lớn là rất quan trọng và rất có trọng lƣợng, nó ảnh hƣởng đến sự thực thi một chính sách của công ty hay không và thực thi nhƣ thế nào, trong đó có cả chính sách cổ tức.

Tại Việt Nam có thể thấy một số nhóm cổ đông cơ bản có thể ảnh hƣởng đến việc quyết định lựa chọn chính sách cổ tức:

* Cổ đông Nhà nước:

Tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã cổ phần hóa đƣợc gần 4.000 doanh nghiệp nhà nƣớc, còn lại khoảng 6.000 doanh nghiệp. Trong năm 2011 số lƣợng DNNN cổ phần hóa rất thấp, chỉ đƣợc 60 doanh nghiệp. Theo tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc thì trong năm 2012 sẽ có 93 doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện cổ phần hóa, nhƣng tính đến hết 6 tháng đầu năm, chƣa có doanh nghiệp nào đƣợc cổ phần hóa. Giai đoạn 2011-2015 sẽ cổ phần hóa 367 doanh nghiệp.

Trong khi đó, các công ty đã cổ phần hóa nhƣng nhà nƣớc có tỷ lệ kiểm soát của nhà nƣớc thì thƣờng có mức cổ tức cao. Nguyên nhân do trong

quá trình cổ phần hóa của Nhà nƣớc thì các công ty Nhà nƣớc đƣợc Chính phủ chọn lựa để cổ phần hóa và niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán tron giai đoạn đầu nhằm thúc đẩy thị trƣờng phát triển là những công ty đầu đàn, tiêu biểu trên các tiêu chí: quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, lợi nhuận cao, tăng trƣởng đều và tiềm năng. Chính vì hoạt động hiệu quả, lợi nhuận ổn định nên các công ty này thƣờng có tỷ lệ trả cổ tức ổn định ở mức cao.

Ở một cách nhìn khác thì thông qua việc duy trì tỷ lệ cổ tức ở mức ổn định và mức tƣơng đối cao thì các công ty này cũng muốn truyền đạt về hiệu quả hoạt động của công ty, hiệu quả và năng lực của Ban quản lý; qua đó, mọi ngƣời sẽ có đánh giá tốt về quá trình cổ phần hóa, một hình ảnh tốt đối với các DNNN và nhƣ thế sẽ tạo thuận lợi cho việc cổ phần hóa của DNNN sau này.

* Cổ đông là các nhà đầu tư nước ngoài:

Dahlquist and Robertson (2001) chỉ ra rằng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài dƣờng nhƣ thích các công ty với nhiều tăng trƣởng tiềm năng hơn, mà những công ty này lại có tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức hiện tại là thấp. Mối quan hệ có vẻ trái chiều này giữa sự tăng trƣởng và các cơ hội đầu tƣ của công ty và tỷ lệ lợi nhuận cổ tức này đƣợc nghiên cứu và chứng minh của nhiều tác giả nổi tiếng nhƣ: Higgins (1972), Rozeff (1982), Jensen et all (1993), và Fama and French (2001). Hơn nữa, Glen et all (1995) chỉ ra rằng ở các nƣớc công nghiệp thì các nhà đầu tƣ thƣờng đầu tƣ vào các cổ phiếu của các nƣớc đang phát triển nhằm vào các tiềm năng tăng trƣởng dài hận và không quan tâm nhiều tới dòng tiền ngắn hạn từ cổ tức. Thêm vào đó, các công ty có tỷ lệ kiểm soát bởi ngân hàng hoặc nƣớc ngoài thì chú trọng đến việc trả cổ tức đều đặn và tránh việc cắt giảm đột ngột.

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ít nhiều đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều tổ chức tài chính, các định chế tài chính nƣớc ngoài nổi tiếng

và uy tín trên thế giới tham gia đầu tƣ và triển khai các hoạt động, nhƣ JP Morgan, Merryll Lynch, Golmans Sachs, HSBC…….

Tính đến 30/09/2012 thì đã có15.902 nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp mã giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, trong đó có 1.913 nhà đầu tƣ tổ chức và 13.989 nhà đầu tƣ cá nhân.

Tuy nhiên, tại Việt Nam do đặc thù thị trƣờng chứng khoán còn non trẻ nên tỷ lệ nƣớc ngoài nắm giữ tại các công ty cổ phần bị giới hạn ở mức tối đa là 49% đối với các công ty niêm yết. Còn đối với ngân hàng thƣơng mại cổ phần thì tỷ lệ này vẫn là 30%.

Cụ thể, tính đến ngày 01/10/2012, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang sở hữu 4.906.461.916 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE và HNX. Nếu tính theo tổng số lƣợng chứng khoán lƣu hành là 34.474.566.944 chứng khoán, thì khối ngoại đang nắm giữ 14,23%.

Tổng số lƣợng chứng khoán đƣợc phép mua là 14.384.960.555 cổ phiếu, chiếm 41,72% tổng số lƣợng chứng khoán lƣu hành (tỷ lệ sở hữu tối đa đối với cổ phiếu ngân hàng là 30%, các mã khác là 49%). Nhƣ vậy, khối ngoại còn đƣợc phép mua thêm 9.478.498.639 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ để lấp đầy room, tƣơng đƣơng 27,49% số chứng khoán lƣu hành.

Trong số 705 mã chứng khoán đang niêm yết trên cả hai sàn, mới chỉ có 16 cổ phiếu đã đƣợc lấp đầy room, chỉ còn dƣ số lẻ không đáng kể. Một số mã khác đang đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tích lũy, khoảng trống room thu hẹp dần.

Có 43 mã chứng khoán chƣa thu hút đƣợc sự chú ý của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (tỷ lệ sở hữu bằng 0%), 431 mã có tỷ lệ sở hữu của NĐT ngoại dƣới 5%, 72 mã có tỷ lệ sở hữu từ 5 - 10%, 125 mã có tỷ sở hữu từ 10 - 30% và 34 mã có tỷ lệ sở hữu từ 30 - 49%.

Xét về số lƣợng cổ phiếu đƣợc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nắm giữ, có 12 mã là VCB, EIB, ACB, VNM, HAG, SSI, BVH, MSN, FPT, HPG, REE, PVI đƣợc khối ngoại nắm giữ trên 100 triệu đơn vị/mã. Chỉ riêng 12 mã này đã chiếm tới 51% tổng khối lƣợng chứng khoán mà NĐT ngoại nắm giữ trên hai sàn niêm yết.

Trong số những CTCK niêm yết, mới có 4 CTCK đang đƣợc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sở hữu kịch trần hoặc gần kịch trần room là GBS, HCM, PHS, SSI.

Qua đó, ta thấy nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ nhiều vào các công ty thuộc lĩnh vực nhƣ tài chính, dịch vụ tiêu dùng, hàng tiêu dùng và công nghệ viễn thông. Điều đó cho thấy họ luôn nhắm đến những ngành nghề phát triển ổn định và có tiềm năng.

*Nhóm cổ đông lớn có quan hệ với nhau (quan hệ trong gia đình,quan hệ bạn bè, quan hệ đồng nghiệp):

Thông thƣờng, các công ty kiểm soát bởi các quan hệ gia đình thì thƣờng trả cổ tức thấp. Bởi lẽ các công ty có những cổ đông lớn, đặc biệt là khi những cổ đông này tham gia vào việc quản lý công ty và công ty sẽ ít có nhu cầu cần phải thuê các chuyên gia bên ngoài kiểm soát hoạt động quản lý của mình; các cổ đông lớn này có động cơ mạnh mẽ để kiểm soát các nhà quản lý. Vì vậy, những công ty do số ít cổ đông lớn nắm giữ có thể áp dụng chính sách cổ tức trả thấp hơn so với những công ty do nhiều cổ đông nắm giữ và có xu hƣớng xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông…

Ta phải thấy rằng, đặc điểm của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay chiếm phần lớn là các doanh nghiệp Nhà nƣớc chuyển đổi sang và vẫn nắm quyền chi phối. Thêm vào đó, trong giai đoạn đầu một số ngƣời, một nhóm ngƣời gần nhƣ chiếm cổ phần chi phối của hầu hết ở các công ty. Thậm chí,hiện tƣợng thâu gom cổ phiếu của cán bộ công nhân viên đƣợc mua ƣu đãi khi cổ phần cũng không phải là

hiếm; bởi lẽ, ngƣời lao động thƣờng thấy cái lợi trƣớc mắt do giá mua ƣu đãi cộng thêm kiến thức hạn hẹp họ bán ngay để thu lợi nhuận ngay lập tức. Thậm chí, các thành viên trong Ban quản lý nắm giữ khá nhiều cổ phiếu ở ty lệ chi phối, kiểm soát ở rất nhiều công ty.

Vì vậy, tất cả các quyết định (dù vẫn phải thông qua Đại hội đồng cổ đông) vẫn chịu sự chi phối của một nhóm ngƣời đó, trong đó có cả chính sách cổ tức.

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)