Dùng lợi nhuận để phát hành cổ phiếu thưởng

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 126)

Cổ phiếu thƣởng là hình thức doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu cho ngƣời đƣợc hƣởng tƣơng tự nhƣ việc chia phần lợi nhuận.

Về nguyên tắc, có nhiều nguồn vốn đƣợc sử dụng cho cổ phiếu thƣởng nhƣ thạng dƣ vốn, lợi nhuận tích lũy, quỹ đầu tƣ phát triển, các quỹ khác. Nhƣng trong phần này ta chỉ xem xét việc dùng lợi nhuận sau thuế để phát hành cổ phiếu thƣởng nhƣ một phƣơng thức phân chia lợi nhuận thay thế việc chi trả cổ tức.

Thông thƣờng, công ty phát hành thêm một lƣợng cổ phiếu mới và phân chia cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phiếu hiện họ đang nắm giữ. Nhƣ vậy, thay vì nhận cỏ tức bằng tiền, cổ đông nhận đƣợc thêm một số cổ phiếu mới không phải trả tiền. Đây chính là quá trình vốn cổ đông hóa một phần lợi nhuận giữ lại của công ty.

Thời gian qua, có một số công ty sử dụng hình thức cổ phiếu thƣởng cho các cổ đông hiện hữu, nhƣ: FPT (30 triệu cổ phiếu), VNM (hơn 8 triệu), STB (gần 19 triệu)….Mặc dù, cổ phiếu thƣởng không đƣợc coi là cổ tức thực sự bởi vì cổ tức này không đƣợc thanh toán bằng tiền mà chỉ làm tăng số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành, nhƣng do tâm lý không phải trả thêm tiền mà có thêm cổ phiếu nên hấp dẫn đƣợc nhiều nhà đầu tƣ. Vì thế, các nhà đầu tƣ sẽ tìm mua những cổ phiếu này trƣớc khi chia cổ phiếu thƣởng (nhất là cổ phiếu của các công ty có tính thanh khoản cao), làm cho cầu về cổ phiếu tăng cao. Hơn nữa, việc này cũng có nghĩa là doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tƣ, dẫn đến gia tăng kỳ vọng của nhà đầu tƣ về sự phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Các yếu tố này đã tạo tính hấp dẫn trong việc áp dụng hình thức này đối với cả nhà đầu tƣ lẫn nhà quản lý của công ty.

Ngoài ra, cổ phiếu thƣởng còn có thể áp dụng cho ngƣời làm việc trong doanh nghiệp nhƣ phần thƣởng cho nhân viên khi đạt kết quả tốt (đây thƣờng đƣợc gọi là chƣơng trình ESOP nhằm gắn kết ngƣời lao động với công ty, khuyến khích họ cống hiến cho công ty, thu hút lao động trình độ cao. Cổ phiếu ESOP có 2 dạng cơ bản: thƣởng liền cổ phiếu cho nhân viên (các công ty Việt Nam thời gian qua sử dụng) hoặc cho quyền mua với giá thị trƣờng ở thời điểm tƣơng lai (cách truyền thống đƣợc sử dụng phổ biến tại các nƣớc phát triển). Vừa qua, một số công ty áp dụng phƣơng thức này nhƣ: Vinamilk, REE, FPT, Kinh Đô,…..Nhƣng nếu lạm dụng cách làm này bằng việc bán khối lƣợng cổ phiếu lớn với giá rẻ cho cổ đông nội bộ sẽ gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tƣ khác.

Vì vậy, việc phát hành cổ phiếu thƣởng nên có sự chọn lọc kỹ, không áp dụng đại trà hay áp dụng cho có phong trào để thu hút nhà đầu tƣ. Cần phải cân nhắc cẩn thận trƣớc khi phát hành cổ phiếu thƣởng vì có thể lầm cho giá cổ phiếu bị “pha loãng”, quyền kiểm soát công ty bị ảnh hƣởng, và những năm sau công ty cồn cần phải trả thêm cổ tức cho những cổ phiếu này. Khi triển khai các chƣơng trình ƣu đãi cổ phần cho nhân viên, công ty nên chú trọng đến các yếu tố nhƣ: xác định mục tiêu trong từng giai đoạn của mình để trên cơ sở đó xây dựng một chƣơng trình cổ phần ƣu đãi thích hợp. Do ngƣời lao động chƣa hiểu nhiều về lợi ích của các chƣơng trình này, doanh nghiệp cần phải tuyên truyền để mợi ngƣời có đƣợc nhận thức đúng đắn. Nếu không, chƣơng trình sẽ không đƣợc hƣởng ứng mạnh mẽ. Công ty không nên chỉ áp dụng chƣơng trình này cho một nhóm ít ngƣời, nhƣ vậy sẽ không công bằng và tác dụng không cao. Khi thực hiện các chƣơng trình cổ phần ƣu đãi công ty nên chú ý đến khía cạnh chi phí – hiệu quả. Ban đầu có thể nâng cao tiêu chuẩn để giới hạn số ngƣời tham gia nhƣng dần dần nên mở rộng cho mọi nhân viên.

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 126)