Các vấn đề phát sinh khác

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 100)

Cách nhìn còn lệch lạc của nhà đầu tƣ về cổ tức:

Trên thị trƣờng chứng khoán, nhà đầu tƣ nào cũng mong tìm những chứng khoán có cổ tức cao, ngoài sự phát triển của công ty hay chênh lệch giá. Cổ tức dễ dàng nhận thấy nhất sẽ quyết định lợi nhuận của họ trong quá trình đầu tƣ.

Ở Việt Nam, mức cổ tức trả bằng tiền mặt trên mệnh giá thông thƣờng khoảng 12%/năm. Nếu so sánh với mức trần lãi suất gửi tiết kiệm trong 12 tháng hiện nay là 9% thì mức trả cổ tức này cao hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tƣ đã nhầm lẫn khi có nhận định nhƣ thế mà quên rằng họ phải trar một số tiền cao hơn mệnh giá để có đƣợc cổ tức 1200 đồng/năm nhƣ thế. Vì vậy, ngoài việc so sánh giữa các mức cổ tức của các công ty niêm yết, các công ty hoạt động trong cùng ngành nghề,nhà đầu tƣ cần chú ý đến chỉ tiêu cổ tức trên giá để biết đƣợc mức cổ tức thực tế của mình.

Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, mức cổ tức cũng là một yếu tố tƣơng đối quan trọng, ngoài các đánh giá về tiềm năng tăng, giảm giá cổ phiếu trong quyết định mua bán của nhà đầu tƣ mới, đặc biệt là các nhà đầu tƣ ngắn hạn. Đối với những nhà đầu tƣ này, nắm giữ cổ phiếu trong khi chƣa có cơ hội bán ra để hƣởng chênh lệch giá thì việc hƣởng cổ tức còn phải xem xét đến mức thuế đánh vào cổ tức đã có hiệu lực

thi hành trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, tất nhiên là mức cổ tức càng cao thì nhà đầu tƣ càng có lợi. Một cổ phiếu có mức cổ tức không cao thƣờng bị thị trƣờng đánh giá thấp và tính thanh khoản kém.

Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt của các công ty niêm yết trong những năm đầu tiên trên thị trƣờng chứng khoán thƣờng cao hơn tỷ lệ gửi tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, các công ty bắt đầu nhận thức đƣợc về chính sách cổ tức cao của mình và đã hạn chế lại lƣợng cổ tức trả bằng tiền mặt.

Cách đánh giá về công ty dựa trên tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt đã biến chính sách cổ tức thành công cụ để đánh bóng hình ảnh. Hội đồng quản lý ở các doanh nghiệp mong muốn trả một mức cổ tức cao để tạo cảm giác hoạt động hiệu quả, tạo tâm lý an toàn cho ngƣời lao động.

Một chính sách cổ tức cao không hợp lý sẽ làm cạn kiệt nguồn vốn mà doanh nghiệp cần để tái đầu tƣ. Để có mức cổ tức cao, doanh nghiệp phải chia hết cả lợi nhuận thu đƣợc.

Thiếu các quy định xử lý rõ ràng:

Cổ đông trong ngắn hạn đƣơng nhiên hƣởng lợi từ mức cổ tức cao nhƣng còn tiềm năng phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp có nguồn vốn dùng để tái đầu tƣ thấp thì cơ hội tăng trƣởng là rất thấp, thậm chí bị gánh nặng nợ nần. Hiện nay cũng chƣa có tiền lệ hay quy định nào xử lý các hội đồng quản lý sử dụng cổ tức nhƣ một cách xoa dịu cổ đông trong khi công ty kinh doanh kém hiệu quả.

Trong thực tế, các công ty cổ phần ở Việt Nam phải thỏa mãn nhu cầu cổ tức cao trong khi lại thiếu vốn đầu tƣ phát triển. Cổ tức chi trả bằng tiền mặt của các công ty niêm yết thƣờng chiếm từ 40% - 50% lợi nhuận giữ lại trong năm của công ty. Thậm chí có công ty đã sử dụng hết lợi nhuận trong năm để chi trả cổ tức hay sử dụng lợi nhuận giữ lại của các năm trƣớc. Trong

khi đó lại có không ít công ty không đảm bảo đƣợc việc thanh toán đủ các nghĩa vụ thuế, khoản nợ.

Do sức ép về thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông, một số doanh nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho các cổ đông, thậm chí là mức cổ tức cao. Việc chia cổ tức nhƣ trên thực chất là lấy vốn điều lệ chia cho cổ đông,trái với Luật doanh nghiệp nhƣng lại không bị xử lý. Việc này sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp, giảm khả năng huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu,giảm tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp.

Chính sách cổ tức bị chi phối bởi lợi ích của nhóm cổ đông:

Các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp Nhà Nƣớc chuyển đổi sang cổ phần hóa. Khi chuyển đổi doanh nghiệp, ngƣời lao động trong doanh nghiệp đƣợc hƣởng các ƣu đãi trong việc mua cổ phần của công ty và họ trở thành những ngƣời sở hữu công ty. Một số ngƣời lao động chuyển nhƣợng không chính thức cổ phần này cho ngƣời khác để thu hồi vốn. Một số khác giữ lại với mong muốn có thu nhập cao để thu hồi lại vốn của mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp chịu sức ép từ phía cổ đông về tỷ lệ cổ tức và công ty đã thực hiện chính sách cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao.

Tại các doanh nghiệp nhà nƣớc chuyển đổi sang công ty cổ phần,những ngƣời lao động đƣợc mua cổ phiếu theo thâm niêm với giá ƣu đãi (40% giá đấu bình quân thành công). Nhƣng đối với họ việc nắm giữ cổ phiếu là không dài hạn, đặc biệt khi thị trƣờng tăng mạnh thì họ bán ra ngay và xem đó nhƣ là số tiền thƣởng. Lúc này, đối tƣợng mua lại cổ phiếu lại là một số thành viên trong ban lãnh đạo cũ nhằm cố gắng nắm giữ một tỷ lệ sở hữu nhất định để có thể giữ vững vị trí hiện tại. Và cuối cùng là qua đợt cổ phần hóa thì công ty cổ phần lại đƣợc sở hữu bởi một số ngƣời, tổ chức có tiềm lực tài chính, có kiến thức, còn những ngƣời lao động trong công ty lại từ bỏ quyền làm chủ của mình để tiếp tục công việc làm thuê để hƣởng

lƣơng. Vì thế, các công ty hiện nay lựa chọn chính sách cổ tức nhƣ thế nào là phụ thuộc khá nhiều vào quyết định của nhóm ngƣời này. Hiện tƣợng “vừa đánh trống, vừa thổi còi”, tức là vừa là ngƣời đề xuất ý kiến về chính sách cổ tức vừa là ngƣời bỏ phiếu quyết định thông qua chính sách cổ tức đó, diễn ra khá phổ biến trong thời gian qua.

Hơn nữa, Nhà nƣớc vẫn còn nắm giữ tỷ lệ sở hữu chi phối (>50%) tại nhiều công ty cổ phần. Vì vậy, các quyền quyết định của công ty dƣờng nhƣ bị chi phối bởi các mục tiêu, chiến lƣợc của Nhà nƣớc với tƣ cách là một cổ đông lớn. Mà ta cũng có thể thấy hiệu của các công ty sau cổ phần hóa, có thể đƣợc phản ánh thông qua mức cổ tức cao, có thể tạo nên một hình ảnh đẹp về tính hiệu quả của công cuộc cổ phần hóa, góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa chung của đất nƣớc.

Dƣờng nhƣ tiếng nói của các cổ đông nhỏ lẻ vẫn chƣa đƣợc bảo vệ thích đáng trong khi các hiệp hội bảo vệ nhà đầu tƣ vẫn chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình.

Tóm lại, trên đây chỉ là một vài vấn đề phát sinh nổi bật trong việc chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trong thời gian vừa qua. Việc khắc phục những vấn đề này đòi hỏi sự nhận thức tích cực của nhiều thành phần khác nhau nhƣ : các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng. Về phía nhà đầu từ, đòi hỏi một sự nhận thức đúng đắn về cổ tức trong việc đánh giá doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, đòi hỏi một cơ chế chi trả cổ tức chuyên nghiệp, mang mục tiêu dài hạn. Về phía nhà nƣớc, đòi hỏi một sự kết khéo léo để vừa giám sát chặt chẽ vừa không can thiệp quá sâu vào tình hình chi trả cổ tức của từng doanh nghiệp. Và điều này đòi hỏi một quá trình lâu dài để chính sách cổ tức có một chỗ đứng xứng đáng, góp phần tạo sự phát triển bền vững giá trị của từng doanh nghiệp nói riêng, tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trƣờng nói chung.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.

Trong chƣơng này, tác giả nêu sơ lƣợc để có cái nhìn tổng quan về TTCK VN trong 5 năm gần đây. Đến nay, TTCK VN đã thực sự là kênh huy động vốn trung dài hạn cho nền kinh tế. Đồng thời cho thấy tiềm năng phát triển trong tƣơng lai của thị trƣờng chứng khoán còn dồi dào.

Tiếp theo luận văn nêu lên thực trạng chính sách cổ tức thông qua nêu lên các chính sách hiện hành ảnh hƣởng tới cổ tức, thống kê tình hình chi trả cổ tức trong thời gian qua của các công ty niêm yết và các hình thức chi trả cổ tức đã đƣợc áp dụng. Về các hình thức trả cổ tức đƣợc áp dụng đa dạng, nhƣng phƣơng thức và mức độ áp dụng chạy theo thị trƣờng quá mức. Phƣơng pháp phân tích chính sách cổ tức theo chiều ngang về số liệu thực tế về cổ tức, đồng thời đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết theo chiều dọc các giai đoạn biến động, đồng thời dựa trên việc lấy mẫu đại diện để chỉ ra mối quan hệ, tác động hai chiều giữa chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp. Qua đó, khẳng định tầm quan trọng của chính sách cổ tức có tác động lớn tới giá trị doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Cuối cùng phân tích các bất cập nổi bật cần lƣu ý bao gồm: sử dụng chính sách cổ tức nhƣ một công cụ đánh bóng hình ảnh công ty quá mức; chƣa có quan điểm dài hạn trong xây dựng chính sách cổ tức; phát hành cổ phiếu thƣởng quá nhiều để làm cơ sở cho xây dựng chính sách cổ tức trong chƣơng sau.

CHƢƠNG 3

LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC THÍCH HỢP CHO CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)