LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC PHÙ HỢP VỚI CHU KỲ

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 105)

KỲ SỐNG CỦA DOANH NGHIỆP.

Mặc dù việc chia cổ tức đƣợc quyết định bởi chính các cổ đông trong cuộc họp thƣờng niên, song trên thực tế doanh nghiệp phải đƣa ra đƣợc các phƣơng án phân chia lợi nhuận phù hợp với tình hình kinh doanh và phát triển của mình. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết tại Chƣơng 1, chính sách cổ tức có xu hƣớng phụ thuộc vào vòng đời phát triển của công ty. Yếu tố về cơ cấu vốn hay nhu cầu vốn trong từng giai đoạn phát triển luôn phải đặt lên hàng đầu trƣớc khi xem xét tỷ lệ phân chia cổ tức.

Giai đoạn khởi sự:

Giai đoạn khởi đầu của chu kỳ kinh doanh thì rủi ro kinh doanh ở mức cao nhất do tùy thuộc vào khả năng sản xuất mới, sản lƣợng tiêu thụ thấp, hiệu quả sản xuất chƣa cao và thị phần nhỏ bé. Các dòng tiền thu vào từ doanh thu không chỉ thấp mà còn chậm, trong khi chi phí nghiên cứu và phát triển rất cao, chi phí hoạt động thƣờng xuyên lớn nên dòng tiền trong những năm đầu rất thấp thậm chí âm. Rủi ro kinh doanh cao đòi hỏi rủi ro tài chính đi kèm giữ ở mức thấp. Chỉ cần công ty huy động một tỷ lệ tài trợ nợ vay ở mức thấp cũng dẫn đến rủi ro phá sản hoàn toàn cao. Do đó tài trợ bằng vốn cổ phần là thích hợp nhất. Các nhà đầu tƣ vốn mạo hiểm đầu tƣ vào công ty trên lý thuyết là không quan tâm đến việc nhận cổ tức giai đoạn này, họ đầu tƣ kỳ vọng tỷ suất sinh lợi cao thông qua lãi vốn.

Giai đoạn tăng trưởng:

Một khi sản phẩm mới đƣợc tung ra thị trƣờng một cách thành công, nhu cầu đối với sản phẩm của công ty tăng cao tạo nên sự tăng trƣởng trong doanh thu, lợi nhuận và tài sản, công ty đang bƣớc vào giai đoạn tăng trƣởng. Công ty điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh nhằm gia tăng thị phần,phát triển tổng quy mô thị trƣờng.

Rủi ro kinh doanh của công ty đã giảm nhƣng còn cao trong suốt thời gian tăng trƣởng nhanh nên nguồn tài trợ phải đảm bảo giữ mức độ rủi ro tài chính ở mức thấp, xác định đó tiếp tục là nguồn vốn cổ phần. Thêm vào đó là sự thoái vốn của các nhà đầu tƣ mạo hiểm nên công ty cần tìm kiếm thêm các nhà đầu tƣ vốn cổ phần mới. Biện pháp hữu hiệu thƣờng sử dụng là phát hành rộng rãi chứng khoán của công ty. Bên cạnh tình hình kinh doanh tốt và tuân thủ điều kiện niêm yết, các công ty còn cần nghiên cứu để lựa chọn thời điểm thích hợp để IPO.

Từ các phân tích trên chính sách cổ tức đề nghị trông giai đoạn này là cổ tức danh nghĩa. Công ty duy trì tỷ lệ lợi nhuận giữ lại ở mức cao và không chia cổ tức tiền mặt. Công ty nên tiến hành các hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thƣởng, hay chia nhỏ cổ phần. Khi đó sẽ có sự chuyển dịch tài sản từ cổ đông này sang cổ đông khác nhƣng nguồn vố cổ phần vẫn nằm ở công ty, thậm chí còn tăng cao do giá cổ phần tăng cao.

Giai đoạn bão hòa:

Sau thời kỳ tăng trƣởng cao, công ty bƣớc vào giai đoạn tăng trƣởng ổn định và tiến tới bão hòa. Doanh thu vẫn tăng trƣởng nhƣng với tỷ lệ giảm dần, tỷ suất sinh lời trên tài sản giảm vì có nhiều đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị trƣờng và tìm cách chiếm thị phần. Kết thúc thời kỳ tăng trƣởng đƣợc đánh dấu bằng một cuộc cạnh tranh giá cả mạnh mẽ giữa các doanh

nghiệp vẫn còn năng lực thặng dƣ lớn. Chiến lƣợc kinh doanh lúc ngày là duy trì thị phần và cải tiến hiệu quả hoạt động.

Rủi ro kinh doanh giảm xuống mức trung bình làm rủi ro tài chính tăng tƣơng ứng, cao hơn hai giai đoạn đầu. Dòng tiền thuần trong giai đoạn này tăng lên dƣơng đáng kể và tốc độ tăng trƣởng tài sản chậm lại. Công ty không còn nhiều cơ hội đầu tƣ có tỷ suất sinh lợi vƣợt mức cổ đông kỳ vọng trong khi công ty có thể dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài hơn. Nhƣ vậy, trong giai đoạn này cần thay đổi chiến lƣợc tài trợ và chính sách phân phối. Từ việc tài trợ hầu nhƣ hoàn toàn bằng vốn cổ phần nên chuyển sang kết hợp với một tỷ lệ ngày càng tăng tài trợ nợ. Dòng tiền dƣơng, việc tài trợ bằng vốn vay có khả năng chi trả cổ tức cao hơn cho cổ đông, còn các cổ đông đòi hỏi cổ tức gia tăng vì triển vọng tăng trƣởng trong tƣơng lai thấp hơn nhiều so với các giai đoạn trƣớc thì chính sách cổ tức thích hợp cho giai đoạn này là chia cổ tức tiền mặt cao và tăng nhẹ.

Bên cạnh việc chi trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao, công ty có thể mua lại cổ phần bằng tiền mặt thặng dƣ đó. Một kế hoạch mua lại cổ phần xem nhƣ phƣơng thức cung cấp cổ tức một lần chô cổ đông, gián tiếp phân phối bằng tiền mặt cho cổ đông. Cách làm này có tác động tích cực trong tƣơng lai do số lƣợng cổ phần lƣu hành thấp hơn, làm cho thu nhập trên mỗi cổ phần cao hơn, sẽ hấp dẫn các cổ đông tiềm năng do đó làm tăng giá cổ phần. Mặt khác mua lại cổ phần giúp công ty tái cấu trúc lại cơ cấu vốn để đạt đƣợc cấu trúc lại cơ cấu vốn để đạt đƣợc cấu trúc tối ƣu.

Tóm lại, chính sách phân phối hợp lý nhất trong giai đoạn này là duy trì chi trả cổ tức tiền mặt cao kết hợp với mua lại cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)