Đối với thị trường xuất khẩu, chỉ có thương hiệu doanh nghiệp là đang có một số tác động nhất định đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. Khoảng 30% số lượng doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam đã được nhiều nhà nhập khẩu biết đến tên doanh nghiệp với nhiều mức độ khác nhau, thông qua quan hệ xuất nhập khẩu và đặt hàng thường xuyên, trong đó có một số ít doanh nghiệp Việt Nam được biết rộng rãi trong cộng đồng các nhà nhập khẩu lớn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng được các nhà nhập khẩu biết đến thông qua mối quan hệ với công ty mẹ của họ tại nước ngoài.
Đối với thị trường nội địa với khoảng 85 triệu dân, tuy vẫn còn tâm lý chuộng hàng ngoại, nhưng người tiêu dùng cũng đã từng bước quan tâm đến thương hiệu Việt Nam và đang ngày càng quan tâm nhiều hơn. Do nhiều doanh nghiệp dệt
65
may đã có chiến lược đúng trong tiếp cận thị trường nội địa, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường đầy tiềm năng này.
Trong số gần 2000 doanh nghiệp dệt may, đã có khoảng 100 doanh nghiệp có thương hiệu được người tiêu dùng trong cả nước biết đến với những mức độ khác nhau. Các thương hiệu như sơ mi Việt Tiến, sơ mi May 10, veston Nhà Bè, áo thun Thành Công, áo thu đông Đông Xuân, vải KT Việt Thắng, vải gấm Thái Tuấn, Phước Thịnh, đồ lót Vera, áo thun Hoàng Tấn, Ninomax, PT2000, tơ tằm Khaisilk…. đã được biết rộng rãi trong cả nước và liên tục được người tiêu dùng bình chọn danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao. Các thương hiệu này đã thực sự trở thành tài sản vô hình đáng kể của doanh nghiệp và đã góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.