Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành DệtMay Việt Nam trong gia

Một phần của tài liệu Thương hiệu ngành dệt may việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 48)

2006 - 2011

2.1.4.1 Kết quả sản xuất của ngành Dệt may

Năm 2011, theo số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam năng suất sản xuất của ngành dệt may được thể hiện dưới bảng 2.3 như sau:

Bng 2.3 : Khi lượng sn xut ca ngành Dt may năm 2011 STT Chủng loại Số nhà máy ĐVT Khối lượng/năm Chế biến nguyên liu 1 Bông 7 Tấn 60.000 2 Xơ sợi tổng hợp 2 Tấn 150.000 3 Kéo sợi xơ ngắn 100 Tấn 300.000 Dt thoi 4 Dệt thoi 305 Mét 680.000.000 Tấn khăn 38.000 Dt kim 5 Dệt kim tròn 6 Dệt kim bằng 86 Tấn 300.000 Vi không dt 7 Tấm xơ 5 8 Vải địa KT 2 Tấn 5.000 May mc 9 May mặc 147 Sản phẩm 2.150.000.000 Ph liu 10 Chỉ may 8 Tấn 50.000.000 11 Mex dựng 3 70.000.000 12 Dây kéo 3 Mét 13 Nút 7 2.000 14 Tấm bông Polyester 5 Tấn

49

Với giá trị sản lượng như trên ngành dệt may Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc đầu tư vào trang thiết bị, máy móc để nâng cao năng suất phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu trong thời gian tới.

Xét trên tổng thể, hiện nay, giá trị sản phẩm của ngành dệt may đang chiếm gần 2% tổng giá trị của toàn ngành công nghiệp Việt Nam, trong đó ngành dệt chiếm 0,1%, ngành may chiếm 1,75%. Điều đó khẳng định rõ vị trí của ngành dệt may trong cơ cấu các ngành công nghiệp.

Bng 2.4. Giá tr sn xut ngành Dt May nước ta nhng năm qua

Đơn v: Triu đồng

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Sản phẩm dệt 8.311 6.936 5.436 6.049 6.687 Sản phẩm may 103.406 70.783 92.054 85.571 122.995 Tổng cộng 111.717 77.719 97.490 91.620 129.682

Ngun: Niên giám thng kê 2011 - Năm Thng kê

Bảng thống kê trên cho thấy, dệt và may đạt giá trị sản xuất của sản phẩm may lớn hơn nhiều so với sản phẩm ngành dệt. Trong xu hướng phát triển hiện nay, ngành may đang tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt là may công nghiệp xuất khẩu. Trên thực tế, ngành dệt trong nước mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành may cho nên chúng ta vẫn phải nhập ngoại khá nhiều.

2.1.4.2 Kết quả kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam

a/ Th trường tiêu th ni địa

Thị trường dệt may nội địa Việt Nam có xu hướng mở rộng nhanh trong những năm gần đây, bởi lẽ dân số Việt Nam hiện nay là 88 triệu người, mức sống của người dân cũng từng bước được nâng cao. Khi cái ăn về cơ bản đã đủ, người ta chú trọng hơn đến cái mặc, không chỉ là mặc ấm mà còn là mặc đẹp. Tuy nhiên, gần 70% dân số Việt Nam là tầng lớp nông dân với mức sống trung bình và trung bình

50

thấp. Chính vì thế, để khai thác thị trường nội địa, cơ cấu sản phẩm cần phải đa dạng hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư.

Theo đánh giá của Bộ Thương mại và Vinatex, chúng ta hiện có thểđáp ứng được khoảng 80% nhu cầu nội địa. Khoảng 10% được phép nhập khẩu nhằm thoả mãn nhu cầu của tầng lớp có thu nhập cao, gồm các loại quần áo "mốt", thời trang cao cấp của Mỹ, Anh, Ý, Nhật, Hàn Quốc.

Theo Bộ Thương mại, vấn đề nổi cộm hiện nay là trên 10% nhu cầu còn lại đang bị cuốn hút bởi hàng ngoại nhập khẩu trái phép. Nghiêm trọng nhất là tình trạng nhiều hàng Trung Quốc, Thái Lan được nhập lậu trốn thuế, giá bán rất thấp, cho nên làm khuynh đảo cả hàng nội địa ngay tại sân nhà.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là:

- Hoạt động quản lý thị trường của ta chưa đủ mạnh, mặc dù đã có những cố gắng nhưng chưa thường xuyên và triệt để.

- Những hàng nhập lậu thường rất đa dạng và hấp dẫn về mẫu mã, giá bán lại rất rẻ cho nên đã thu hút được nhiều người tiêu dùng Việt Nam có thu nhập thấp.

- Bản thân hàng dệt may của ta, chất lượng tuy tốt hơn nhưng giá còn cao và chưa phong phú về phẩm cấp.

- Không ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam, do quá tập trung vào mục tiêu xuất khẩu nên đã bỏ ngỏ thị trường nội địa.

Theo FineIntel, trên thị trường nội địa, các sản phẩm Dệt May Việt Nam được phân phối thông qua khoảng 15.000 đại lý và cửa hàng bán lẻ. Trong thời gian gần đây, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu do mức độ cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng trở nên gay gắt, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang thúc đẩy bán hàng trên thị trường trong nước. Một xu hướng đang diễn ra giữa các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam là cùng hợp tác để mở các cửa hàng bán lẻ mới nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng bằng những địa chỉ mua sắm có nhiều mặt hàng và mẫu mã đa dạng hơn như các chuỗi cửa hàng Made in Việt Nam.

51

b/ Th trường xut khu

Tư cách thành viên của ASEAN, APEC và WTO… và các hiệp định thương mại tự do, song phương và đa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Dệt may Việt Nam có mặt nhiều hơn và rộng hơn trên thị trường quốc tế. Hàng Dệt may Việt Nam đã được xuất khẩu sang hầu hết thị trường quan trọng trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản,... Kim ngạch nhập khẩu hàng Dệt may thế giới đã đạt trên 450 tỷUSD/năm cho thấy tiềm năng tiêu dùng của ngành này còn rất lớn.

Mặc dù đứng trong Top 10 nước xuất khẩu thế giới, thị phần của Việt Nam năm 2010 chỉ chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, tuy đã cải thiện đáng kể so với tỷ lệ 1,65% của năm 2009 nhưng vẫn là một tỷ lệ rất khiêm tốn và có một khoảng cách quá xa với nước đứng đầu danh sách là Trung Quốc với thị phần gần 36,7%.

Việt Nam xuất khẩu hàng Dệt may đi 54 thị trường trên toàn thế giới. Trong đó, các khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đài Loan. 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may đến các thị trường này chiếm gần 89,5% tổng kim ngạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May đi các thị trường T9/2011

Nước Hoa kỳ EU Nhật Bản Hàn Quốc Canada Đài Loan 33TT khác %kim ngạch 49,97 18,11 11,73 6,07 1,94 1,62 10,56

52

Th trường M

Thị trường Mỹ vẫn là khách hàng nhập khẩu lớn nhất cho các hàng hóa của Việt Nam nói chung và các sản phẩm Dệt may nói riêng. Bình quân giai đoạn 2006- 2010, giá trị xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Mỹ chiếm trên 55% tổng giá trịxuất khẩu của ngành ra thị trường thế giới. Đồng thời, ngành hàng Dệt may là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng gía trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, chiếm bình quân trên 40% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong các năm 2005-2010.

Với những khó khăn vĩ mô chung và chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ Mỹ sau khi gỡ bỏ trần nợ công hồi đầu tháng 8/2011, các đơn hàng từ Mỹ có xu hướng sụt giảm. Đồng thời, ngành Dệt may Việt Nam cũng chủ động đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường gần hơn như Hàn Quốc và giảm phụ thuộc vào thị trường khắt khe này. Do đó, trong 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu Dệt may của Việt Nam sang Mỹ cũng tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu khác (15,25%) trong khi tăng trưởng xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng gần 142%. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm từ 55% xuống còn gần 50% giaiđoạn này.

Th trường EU

EU là thị trường lớn thứ hai cho các sản phẩm Dệt may xuất khẩu của Việt Nam với doanh thu gần 1,9 tỷ USD, chiếm trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam trong 9 tháng năm 2011. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu Dệt may sang thị trường EU đạt trên 2 con số trong năm 2007-2008, nhưng ở mức thấp hơn so với xuất khẩu sang thị trường Mỹ, và sụt giảm mạnh hơn trong năm 2009 (-3,11%) trong điều kiện kinh tế khủng hoảng trước khi tăng trưởng trở lại (17,5%) trong năm 2010. Trong 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may sang thịtrường EU tăng mạnh (trên 40%) với các khách hàng lớn nhất của Việt Nam tại khu vực này là Đức (42,35%), Anh (47,67%), Tây Ban Nha (34,6%), Hà Lan (49,74%) và Pháp (49,43%).

53

Th trường Nht Bn và Hàn Quc

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai khách hàng lớn thứ 3 và thứ 4 của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong 9 tháng năm 2011 với tỷ trọng trong tổng kim ngạch lần lượt là 11,7% và trên 6%. Theo Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt Nam – Nhật Bản, sản phẩm dệt may là một trong các mặt hàng có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất và năm 2010 là năm đầu tiên Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế cho mặt hàng này. Chính vì vậy, tăng trưởng xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đang trong giai đoạn đầu tăng trưởng mạnh dù Nhật Bản vừa chịu tác động kinh tế mạnh mẽ từ thảm họa sóng thần đầu năm 2011.

Việt Nam cũng đang được hưởng lợi từ những thay đổi cơ cấu sản xuất ngành Dệt may của Hàn Quốc theo hướng tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp, tạo nhiều cơ hội cạnh tranh hơn cho sản phẩm của Việt Nam trên phân khúc thị trường sản phẩm trung cấp. Đồng thời, theo cam kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN5-Hàn Quốc, dệt may là một trong những sản phẩm mà Việt Nam được hưởng thuế suất rất thấp.

Một phần của tài liệu Thương hiệu ngành dệt may việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 48)