Hoàn thiện hệ thống thiết kế và quảng bá thương hiệu của ngành

Một phần của tài liệu Thương hiệu ngành dệt may việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 79)

Vn đề thiết kế

Xây dựng trung tâm nghiên cứu thời trang để trước hết giảm chi phí mua thiết kế mẫu mã của nước ngoài. Sau đó, với thị trường nội địa hướng dẫn được tiêu dùng, để nâng thị phần bán lẻ sản phẩm dệt may trên sân nhà lên ít nhất 85% vào năm 2015 (hiện nay mới chỉ chiếm 7% - 1,8 tỷ USD).

Ngành thời trang Việt Nam hiện vẫn còn khoảng cách lớn với ngành thời trang thế giới. Khâu tạo mẫu bao gồm thiết kế mẫu vải, tạo dáng sản phẩm của Việt Nam còn yếu kém, đơn điệu và chậm thay đổi, chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường. Mặc dù hiện nay đã có một số nhà sản xuất của Việt Nam cố gắng xây dựng và đưa thương hiệu của mình vào sản phẩm xuất khẩu như May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm F-house, May Việt Tiến xuất khẩu Vee-sendy, Công ty thời trang Việt Nam đã xuất khẩu Nino Maxx, Công ty Scavi đã xuất khẩu sản phẩm Corel... nhưng hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng mới đang chỉ ở giai đoạn thăm dò thị trường. Ngành dệt may cần chú trọng hơn đến công tác đào đạo đội ngũ thiết kế bằng phương pháp đào tạo trong: gửi đi đào tạo lớp thiết kế tại viện thiết thời trang nổi tiếng thế giới, đào tạo ngoài: hiện nay ở Việt Nam chưa có 1 trường đại học,học

80

viện nào đào tạo thiết kế thời trang tương xứng với tầm quốc tế, vì vậy nên chú trọng tìm kiếm tài năng và xây dựng hệ thống đào tạo chuyên nghiệp về thiết kế thời trang.

Vn đề v qung bá thương hiu

Ngay khi xây dựng thương hiệu cần định vị thương hiệu. Định vị thương hiệu là chiếm giữ “hình ảnh” trong tâm trí của khách hàng. Chiến lược định vị phù hợp sẽ tạo ra giá trị và sự khác biệt được khắc sâu trong suy nghĩ của khách hàng. Xác định chiến lược về sản phẩm doanh nghiệp (sử dụng ma trận BCG hay tháp nhu cầu của MASLOW để xác định vị trí thương hiệu sản phẩm của và đối tượng khánh hàng).

Thương hiệu hàng tiêu dùng chú trọng vị thế của mình trên thương trường và sự khác biệt, chúng sử dụng những tài liệu tiếp thị được thiết kế ấn tượng, website và các hoạt động quảng cáo nhằm tạo dựng thương hiệu và gia tăng thị phần. Nhưng đối với các thương hiệu dịch vụ, các mẫu tài liệu tiếp thị được thiết kế đẹp chỉ là công cụ hỗ trợ. Để tạo ra được những kết quả tương tự, các thương hiệu dịch vụ cần phải áp dụng một phương pháp tiếp cận hoàn toàn khác.

Vấn đề quan trọng là cần tạo ra một quy trình giúp gia tăng doanh thu về lâu dài. Hãy học theo cách làm của Apple, FedEx và Volvo. Hãy tiếp thu kiến thức về xây dựng thương hiệu, nhưng uyển chuyển trong việc áp dụng chúng phù hợp với nhu cầu của thương hiệu dịch vụ.

81

Bên cạnh đó, quảng bá thương hiệu là phải chú trọng vào việc tiếp thị quảng bá, bao gồm các hoạt động chính là quảng cáo, khuyến mại, chào hàng và quan hệ công chúng. Các nội dung này có thể được sử dụng riêng hoặc phối hợp với nhau và chúng được dựa trên những quy tắc nhất định của một quá trình truyền thống giao tiếp.

Tóm lại, quảng bá thương hiệu là để tạo sức mạnh cho thương hiệu, sức mạnh để nhận biết trong khách hàng và công chúng về sản phẩm thông qua thương hiệu.

To ra s khác bit hóa là 1 du hiu riêng, 1 bn sc thương hiu riêng.

Với sản phẩm dệt may thì yếu tố khác biệt sẽ là điểm nhấn quyết định sự nhận biết, phân biệt sản phẩm, hình ảnh thương hiệu với đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm dệt may được khách hàng lựa chọn mua chủ yếu dựa vào cảm xúc, cá tính và đẳng cấp của nhãn hiệu hàng hóa. Trong môi trường cạnh tranh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là được người tiêu dùng ưa chuộng hơn hẳn đối thủ của bạn. Đó là lý do tại sao một chiến lược tốt đóng vai trò là đường hướng giúp bạn vạch ra kế hoạch đạt được những lợi thế hơn hẳn đối thủ cạnh tranh – dưới mắt người tiêu dùng. Và hầu như sựưa chuộng chỉ có thểđạt được nhờ yếu tố khác biệt hóa, mang lại cho khách hàng những lợi ích mà đối thủ bạn không làm được. Bằng việc khác biệt hóa bạn đã đem đến cho khách hàng những lý do để có cơ hội quyết định mua hàng của bạn nhiều hơn. Có thể thấy sự khác biệt hóa tạo sức mạnh củng cố hình ảnh thương hiệu sản phẩm. Chẳng hạn như nước Ý nổi tiếng với mặt hàng thời trang cao cấp, độ tinh xảo cao đi kèm theo danh tiếng đó là các thương hiệu hàng dầu như: Armani, Versaca, D&G,… Nước Pháp thanh lịch, tinh tế với các tên tuổi lớn: Louis Vuitton, Pierre Cardin, Dior… Nước Mỹ với phong cách sống tự do, mạnh mẽđược phục trang bằng chiếc quần Jean LeVi’s, áo thun Tommy…

Có 3 phương thức khác biệt hóa, nhưng chỉ có 1 phương thức xây dựng kèm theo nó một chiến lược (chiến lược khác biệt hóa). Khác biệt hóa ngắn hạn sử dụng những phương thức khuyến mãi tạo ra sự khác biệt, tương tự như một đợt giảm giá mạnh. Khác biệt hóa từng phần cũng giống như dành vị thếđộc quyền ở một yếu tố

82

nào đó, hoặc tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa khàch hàng và nhân viên, hay chiếm lấy một địa điểm thuận tiện…Tuy nhiên phương thức khác biệt hóa mà chúng ta đang hướng đến là chiến lược khác biệt hóa bằng cách chiếm lấy một lợi thế trong dài hạn.

S dng công c PR trong qung bá thương hiu

“2/3 các vị giám đốc marketing và giám đốc nhãn hiệu ở Mỹ tin rằng PR giữ vai trò quan trọng hơn quảng cáo trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu” (nguồn “Marketing report”, 1999. PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp marketing: bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các họat động tài trợ, triển lãm. Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễđi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Từđó hình ảnh và ý nghĩa của thương hiệu doanh nghiệp dề dàng được truyền tải tới khách hang.Ví dụ như tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ “Bé Huggies năng động” hoặc Unilever vận động chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO” cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủđược thiện cảm của công chúng.

Hơn nữa, thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương tiện trung gian hoặc các bài viết trên báo, vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây cảm tình và dễđược công chúng chấp nhận.

S dng hiu qu ca mt website để qung bá thương hiu.

Với tốc độ phát triển của công nghê viên thông hiện nay lượng truy cập vào các website để tìm kiếm sản phẩm và đặt mua hàng trên online càng trở nên phổ biến hơn.Vì vậy sử dụng một web giới thiệu thương hiệu là cách làm hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

83

* Thiết lp kênh phân phi: đây là cầu nối để sản phẩm có thể vươn ra thị trường và được người tiêu dùng lựa chọn. Một hệ thống kênh phân phối hiệu quả giúp việc mua hàng dễ dàng và là cơ sở các nhà phân phối ưu tiên lựa chọn. Việc thiết lập kênh phân phối cần có chiến lược cụ thể và lâu dài đảm bảo mọi hoạt động mở rộng thị trường được thuận lợi. Kênh phân phối cần đi đúng hướng của việc phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu là những ai, thì kênh phân phối cần đặt sao cho khách hàng mục tiêu dễ tiếp cận nhất và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Chú trng hot động hi ch trin lãm thương mi quc tế và các công c

ym tr xut khu khác.

Như chúng ta đã biết, điểm mạnh nổi bật của hội chợ triển lãm thương mại quốc tế là khách hàng hiện diện được cụ thể sản phẩm, do đó, doanh nghiệp quy tụ được kịp thời bạn hàng và có nhiều cơ hội ký kết được hợp đồng tiêu thụ. Chính vì thế, hội chợ triển lãm thương mại quốc tế ở các nước nhập khẩu trở thành công cụ quan trọng trong chính sách yểm trợ Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu dệt may nói riêng.

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần mở rộng hơn quan hệ trực tiếp với tổ chức hội chợ triển lãm ở nước nhập khẩu để đẩy mạnh các hoạt động hội chợ triển lãm, tìm được nhiều cơ hội cho việc mở rộng xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm nhanh, nhiều và có hiệu quả.

Doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm của từng loại hội chợ, kế hoạch lịch trình hội chợ, làm tốt bước chuẩn bị sản phẩm tham gia hội chợ và kế hoạch bán hàng có hiệu quả.

Ngoài quảng cáo và hội chợ, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh kịp thời các hoạt động yểm trợ xuất khẩu khác như quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, lập các trang web... nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên quy mô rộng.

84

3.2.6. Giải pháp về chính ch đối vi ngành dt may

Ngành dệt may chiếm ưu thế trong nền kinh tế quốc dân, và có những cơ hội phát triển mạnh trong xu thế hội nhập, đặc biệt là sau khi Mỹ gỡ bỏ hàng rào chống bán phá giá với hàng dệt may Việt Nam, nhưng bên cạnh thuận lợi có rất nhiều thách thức. Để ngành dệt may tiếp tục phát triển mạnh hơn Nhà nước cần có những giải pháp đầu tư và định hướng phát triển cho ngành dệt may thông qua hỗ trợ giải quyết vấn đề sau:

Hỗ trợ ngành dệt may chủ động trong cung ứng vật liệu, đưa ra chính sách tăng cường, khuyến khích nông dân trồng bông đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Từđó giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu, xóa bỏ tình trạng thuê gia công ngoài.

Tăng cường hoạt động khuyến khích người dân dùng hàng dệt may Việt Nam thông qua các khẩu hiệu, và chính sách kích cầu.

Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có giải pháp định hướng hoạnh định phát triển cho ngành trong từng giai đoạn, quan tâm tới công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may thông qua hoạt động xây dụng và phát triển trường lớp đào tạo, đặc biệt là đào tạo đội ngũ thiết kế.

Tạo nguồn tài chính đủ lớn, ổn định vững chắc đầu tư có hiệu quả để phát triển Ngành Dệt may Việt Nam. Nếu không có vốn đầu tư, thì các dự án cũng chỉ dừng ở kế hoạch triển vọng. Do đó tài chính là mấu chốt quyết định tính khả thi của những kế hoạch đã được vạch ra. Từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo, nhu cầu vốn đầu tư cho dệt may Việt Nam là rất lớn. Nguồn vốn này được huy động từđâu?

Mt là, nếu các doanh nghiệp thuộc Vinatex đã hoàn thành cổ phần hoá, thì có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn qua thị trường chứng khoán Việt Nam, hoặc một số thị trường chứng khoán quốc tế.

Hai là, xin phép Chính phủ phát hành trái phiếu ngắn hạn và trung hạn với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm của Ngân hàng thương mại Nhà nước, kèm theo một sốưu đãi khuyến khích của Vinatex.

85

Ba là, lập một số dự án liên doanh, liên kết với nước ngoài về các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn hoặc công nghệ hiện đại, như: sản xuất máy nguyên liệu, phụ kiện,... cho dệt may.

Bn là, lập đề án trình Chính phủ để liên kết với các Ngân hàng thương mại lớn, thành lập Tập đoàn Tài chính - Dệt may Việt Nam, để giải quyết nhu cầu vốn cho tương lai phát triển lâu dài của dệt may Việt Nam. Với phương châm đa dạng hoá nguồn vốn và với cơ chế tài chính phù hợp, chắc chắn Ngành dệt may Việt Nam sẽ có đủ vốn để hoàn thành các mục tiêu nêu trên.

Một phần của tài liệu Thương hiệu ngành dệt may việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)