Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Thương hiệu ngành dệt may việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 72)

Những mặt hạn chế trên về chất lượng hàng dệt may đang đặt ra những giải pháp cần thiết, vừa phải cụ thểở từng khâu, vừa phải đồng bộ trong toàn ngành Dệt may. Trước mắt, trong điều kiện có hạn hiện nay, có hai giải pháp lớn khả thi.

Mt là, rà soát lại toàn bộ các công nghệ kéo sợi, dệt vải đến công nghệ may. Trên cơ sở đó, cần chấn chỉnh và nâng cấp những khâu trọng điểm nhất để khẩn trương nâng cao chất lượng sản phẩm từ tất cả các khâu đó.

Hai là, đầu tư tập trung vào khâu nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, thiết kế tạo"mốt" nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang đa dạng của thị trường các nước phát triển. Để làm được điều đó, trước hết có thể thu hút các chuyên gia thời trang, những nhà tạo "mốt" giỏi trong nước với mức lương đủ hấp dẫn để thực hiện.

Mặt khác, có thể thuê tư vấn nhà tạo "mốt" nước ngoài có uy tín với mức lương cao hơn hợp đồng thoả thuận, để cách mạng mẫu "mốt" sao cho đủ hấp dẫn thị trường thế giới theo nhu cầu thời trang hiện hành ở từng thời điểm.

Ba là, chấn chỉnh lại và nâng cấp khâu bao bì, đóng gói, nhãn mác. Trước hết, bao bì của hàng dệt may Việt Nam phải đảm bảo thực thi 7 chức năng trong kinh doanh quốc tế là:

(1) Bảo vệ: phải đảm bảo nghiêm ngặt chất lượng

(2) Giới thiệu: phải cung cấp đủ thông tin cần thiết về sản phẩm bán ở siêu thị.

(3) Khuân vác: phải dễ dàng, tiện lợi.

(4) Duy trì: trong quá trình vận chuyển đi xa phải giữđược nguyên vẹn các giá trị sản phẩm.

(5) Cân đối: phải cân đối hợp lý và có tính thiện cảm (6) Thúc đẩy: phải hấp dẫn, thu hút được khách hàng. (7) Sẵn sàng: phải nhanh chóng, đúng thời hạn hợp đồng

73

Bảy chức năng này (còn gọi là 7 "Ps") là tiêu chuẩn quốc tế cần phải được tuân thủđầy đủ, đặc biệt là chức năng (1), (3), (6) và (7) đối với tình hình xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh có hiệu quả.

Bn là, đẩy mạnh hơn nữa tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đối với các doanh nghiệp trong toàn quốc. Trong tất cảcác doanh nghiệp, cần phải nhấn mạnh hơn nữa ý nghĩa của việc thực hiện tiêu chuẩn hoá chất lượng theo ISO 9000 và SA 8000 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, kể cả khi thâm nhập thị trường mới cũng như mở rộng thịtrường hiện hữu. Trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng thật nghiêm ngặt.

3.2.3. Giải pháp vthiết b công nghệ 3.2.3.1 Đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ

Một phần của tài liệu Thương hiệu ngành dệt may việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)