Quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Thương hiệu ngành dệt may việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 32)

Ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1958 ở miền Bắc và đến năm 1970 ở miền Nam, nhưng mãi tới năm 1975 khi đất nước thống nhất, ngành dệt may mới được ổn định. Nhà máy được hình thành ở 3 miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Các nhà máy này đã thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động. Khi đất nước vừa thoát khỏi ách thống trị, đang còn trong tình trạng kinh tế trì trệ kém phát triển thì các nhà máy của ngành đóng một vai trò rất to lớn đối với đất nước.

Lúc đầu, các nhà máy chỉ sản xuất hàng hoá để phục vụ nhu cầu trong nước. Sản lượng sản xuất ra không nhiều và lúc đó máy móc, thiết bị còn lạc hậu, toàn là những máy cũ nhập từ các nước xă hội chủ nghĩa, hơn nữa trình độ quản lý cũng còn rất hạn chế. Ngay cả hàng sản xuất để phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng không đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng, mẫu mã còn nghèo nàn.

Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1985 nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp, đầu vào và đầu ra của sản xuất được cung ứng theo chỉ tiêu của Nhà nước, việc sản xuất và quản lý theo ngành khép kín và hướng vào nhu cầu tiêu dùng nội địa là chính còn xuất khẩu trong giai đoạn này chỉ thực hiện trong khuôn khổ Hiệp định và Nghị định thư của nước ta kí kết với khu vực Đông Âu - Liên Xô trước đây. Do đó ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài chủ yếu là sang thị trường Liên Xô và thị trường Đông Âu. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu chủ yếu là gia công hàng bảo hộ lao động cho hai thị trường này với nguyên liệu, thiết bị do họ cung cấp. Sản lượng dệt may cho tới năm 1980 đạt 50 triệu sản phẩm các loại, 80% xuất sang Liên Xô còn lại là Đông Âu và khu vực II.

Giai đoạn 1990 - 1995 nhờ có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dệt may Việt

33

Nam. Mặc dù phát triển chậm hơn so với các nước láng giềng Châu Á, nhưng ngành đã tự đứng dậy vươn lên, phát triển một cách đầy ấn tượng. Bước đầu năm 1993 kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD và đến cuối năm 1997 xuất khẩu đạt 1,35 tỷ USD. Không dừng lại ở con số này, hàng dệt may xuất khẩu đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam nằm trong chiến lược phát triển CNH, HĐH của đất nước trong thời gian tới.

Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,75 tỷ USD, trong 8 tháng đầu năm 2003 này kim ngạch xuất khẩu đạt được xấp xỉ 2,597 tỷ USD và dự kiến đến cuối năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ đạt được 3,5 tỷ USD. Với tốc độ tăng mạnh của công nghiệp dệt may nước ta hiện nay, các chuyên gia có thể khẳng định ngành dệt may có thểđạt mục tiêu 4,5 - 5 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2005 và đến năm 2010 là 8 tỷ USD. (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 143 - ngày 2 tháng 8 năm 2003).

Các mặt hàng dệt may xuất khẩu cũng tương đối phong phú, đa dạng, mẫu mã dần dần được cải tiến đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Bước đầu, ngành dệt may Việt Nam đã có tên tuổi trên một số thị trường lớn trên thế giới: EU, Mĩ, Nhật…tạo nguồn thu ngoại tệđáng kể cho đất nước.

Hiện nay so với nhiều ngành khác, ngành dệt may ở Việt Nam là ngành công nghiệp truyền thống có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Từ khi đổi mới, ngành dệt may không ngừng phát triển cả về qui mô, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ trang thiết bị, ngày một tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Cho đến nay, sản phẩm dệt may Việt Nam đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước và có khả năng xuất khẩu lớn sang các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ... Việc xuất khẩu hàng dệt may đã đem lại một khoản ngoại tệ rất đáng kểđểđổi mới và nâng cấp toàn bộ trang thiết bị công nghệ của ngành dệt may. Chỉ tính riêng trong bốn năm gần đây (2007-2011), xuất khẩu của ngành dệt may đã đóng góp trên 15% vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, chỉ thấp hơn mức kim ngạch dầu thô nhưng đứng đầu tất cả các ngành xuất khẩu chế biến trong cả nước. Ngành dệt may không chỉ đem lại nguồn tích luỹ cho đất nước mà còn góp phần

34

quan trọng giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động, tạo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Nước ta có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, người Việt Nam lại có truyền thống cần cù và rất sáng tạo. Mặt khác, giá cả sinh hoạt thấp, chi phí lao động hạ, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may có ưu thế cạnh tranh. Đặc điểm của ngành dệt may không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, quay vòng vốn nhanh, đội ngũ công nhân lành nghề có thể sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao nếu được đào tạo tốt. Hơn nữa, Việt Nam còn có vị trí địa lý và cảng biển rất thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển nên giảm được chi phí vận tải. Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung đều gần kềđường hàng hải quốc tế nên có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi Bắc Á, Đông Á và Nam Á - Thái Bình Dương, đi Trung Cận Đông, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Từ cảng Sài Gòn đến đường hàng hải quốc tế thường chỉ mất ba giờ hành trình với 40 hải lý. Việt Nam cũng nằm trong khu vực các nước xuất khẩu lớn hàng dệt may như Trung Quốc nên ngành công nghiệp Việt Nam đang là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Có thể nói, phát triển ngành dệt may Việt Nam là phát huy tối đa những lợi thế hiện nay để phát triển kinh tế, thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

2.1.1.1 Vị trí, vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân

a/ V trí ca ngành trong nn kinh tế

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm về may mặc ngày càng hoàn thiện. Từ những nguyên liệu thô sơ, con người đã sáng tạo ra những nguyên liệu nhân tạo để phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc ngày càng phổ biến. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với nững phát minh khoa học trong lĩnh vực công nghiệp đã giúp cho ngành dệt may có sự phát triển vượt bậc. Quá trình phát triển của ngành dệt may trên thế giới gắn liền với sự phát triển của các nước công nghiệp. Do đó, các nước công nghiệp vẫn luôn thực hiện các biện pháp bảo vệ ngành dệt may nội địa trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước đang phát triển. Cùng với đó, dệt may cũng luôn là một lĩnh vực nhạy cảm

35

khi đàm phán và giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia.

Ở Việt Nam, dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọng phát triển khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với những ưu thế về nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, Việt Nam có thểđẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động.

b/ Vai trò ca ngành trong nn kinh tế

Ngành công nghiệp Dệt May có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước. Trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng đã chỉ rõ “Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao phục vụ tốt cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu” Điều đó chỉ ra rằng công nghiệp Dệt May có vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nó thể hiện ở những điểm sau:

*Cung cp hàng hoá tiêu dùng

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành là cung cấp các sản phẩm cho thị trường trong nước. Trước hết là đáp ứng được các nhu cầu về các mặt hàng như các loại quần áo, bít tất, vải vóc…từ đơn giản đến phức tạp, từ bình dân đến cao cấp. Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu về may mặc lại càng lớn. Các sản phẩm về quần áo thời trang trở thành nhu cầu của hầu hết các tầng lớp dân cư trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Với một đất nước có tổng số dân khoảng 88 triệu người thì nhu cầu về may mặc lại càng lớn. Do vậy, đầu tư phát triển cho ngành Dệt May cần có định hướng vào thị trường trong nước, sản xuất nhiều mặt hàng phong phú về mẫu mã và kiểu cách để kích thích tiêu dùng trong nước, hướng dẫn khuynh hướng thời trang cho người tiêu dùng. Ngành dệt may được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, có đủ sức giải quyết mối quan hệ giữa sản xuất và lưu

36

thông trong một tổ chức thống nhất và có sựđiều hành chặt chẽ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bán buôn và bán lẻ làm chủ thị trường trong nước trong mọi tình huống, tránh được hiện tượng bán quota giữa các đơn vị thành viên (nhất là các công ty may). Công nghiệp dệt may còn được coi là định hướng để cung cấp sản phẩm cho khoảng 100 triệu dân vào năm 2014.

*Cung cp các sn phm xut khu, m rng thương mi quc tế

Lợi thế so sánh là một trong những yếu tố thúc đẩy quan hệ ngoại thương, buôn bán trao đổi giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Nó góp phần nâng cao lợi ích của mỗi nước khi tham gia trao đổi. Trong điều kiện đặc thù, mỗi quốc gia tự tìm thấy lợi thế so sánh của mình với những quốc gia khác. Đặc trưng của Công nghiệp Dệt May là sử dụng rất nhiều nhân công, nên chi phí nhân công chiếm một tỷ lệ cao trong tổng giá thành. Việt Nam có chi phí lao động thấp, lao động dồi dào, cần cù khéo léo, đây chính là một lợi thế của Việt Nam. Việc tập trung vào lợi thế này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên việc tận dụng lợi thế này còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam. Với đường lối mở cửa và hoà nhập thị trường thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng, cùng với sự chuyển dịch công nghệ đang diễn ra sôi nổi, ngành Dệt May đang có nhiều thuận lợi để phát triển.

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước công nghiệp Dệt May đóng vai trò là ngành tích luỹ tư bản cho quá trình phát triển công nghiệp về sau. Dệt May Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức gia công hoặc phương thức thương mại thông thường với một số nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Canada, các nước công nghiệp như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore...Gần đây khi Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, thì hàng Dệt May có thêm thị trường Mỹ. Quá trình tạo sự tin cậy về mặt chất lượng, số lượng, mẫu mã sản phẩm và thực hiện đúng hợp đồng là một phương thức nhằm duy trì ổn định và mở rộng thêm thị trường quốc tế. Cho đến nay ngành đã có quan hệ buôn bán với 200 công ty thuộc hơn 40 nước trên thế giới và khu vực. Bước vào thời kỳđổi mới và hội nhập, ngành Dệt may tiếp tục

37

giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước bằng những đóng góp lớn vào việc sử dụng lao động và ổn định đời sống xã hội cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu. Ngành hiện sử dụng trên 2 triệu lao động – trong đó hơn 1,3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỉ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước và đạt kim ngạch xuất khẩu 13,8 tỉ USD/năm 2011, là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với mức đóng góp trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trên bản đồ xuất khẩu dệt may thế giới, dệt may Việt Nam cũng đã vươn lên rất nhanh: Năm 1995 Dệt may Việt Nam chỉ xuất khẩu được 850 triệu USD và chưa có tên trong bản đồ xuất khẩu dệt may thế giới, thì đến năm 2011 đã xuất khẩu trên 11 tỷ USD. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 vào thị trường Hoa Kỳ, thứ 3 tại thị trường Nhật Bản, thứ 9 tại thị trường EU.

2.1.1.2 Các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh ngành Dệt may

Có 3 hình thức tổ chức sản xuất chính trong ngành công nghiệp Dệt may hiện nay với cấp độ phát triển khác nhau.

Ở cấp độ thấp nhất, hình thức hợp đồng gia công, các xưởng may chỉ thực hiện may và ghép nối các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu để tái xuất khẩu. Hình thức sản xuất tạo ra giá trị gia tăng rất thấp, thường được các nước phát triển chuyển giao sang thực hiện ở các nước đang phát triển để tận dụng nguồn lao động nhân công dồi dào và giá rẻ.

Ở cấp độ thứ hai, hình thức gia công sử dụng thiết bị của bên sản xuất, sản xuất thiết bị gốc (OEM) hay cung cấp dịch vụ trọn gói trong đó bên mua sẽ cung cấp chi tiết thiết kế mẫu mã hàng hóa sẽ được cung cấp ra thị trường với thương hiệu của bên mua, bên cung cấp dịch vụ sẽ sản xuất theo đúng các yêu cầu kỹ thuật của bên mua. Trong hình thức này, công ty Dệt may sẽ có rất ít quyền lực trong hệ thống phân phối do hàng hóa cung cấp ra thị trường sử dụng thương hiệu của bên mua.

Ở cấp độ phát triển nhất, sản xuất nhãn hiệu gốc (hay OBM), trong đó, các hãng Dệt may sản xuất các mẫu mã riêng và bán sản phẩm với thương hiệu do hãng

38

sở hữu. Bằng hình thức này, các hãng Dệt may có thể kết hợp sức mạnh thiết kế, sản xuất và thương hiệu hàng hóa cũng như tiếng tăm của hãng để tạo ra giá trị gia tăng cao nhất. Hình 2.1. Cơ cu t chc ca ngành Dt may Vit Nam B Công Thương Doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vụ Xuất khẩu Doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngài Vụ Công nghiệp nhẹ Hip hi Dt may Vit Nam Doanh nghiệp may ngoài quốc doanh Khối đơn vị hạch toán phụ thuộc Khối sự nghiệp Khối đơn vị hạch toán phụ thuộc Khối đơn vị hạch toán phụ thuộc Khối đơn vị hạch toán phụ thuộc

39

Một phần của tài liệu Thương hiệu ngành dệt may việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)