Các yếu tố thương hiệu

Một phần của tài liệu Thương hiệu ngành dệt may việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 54)

• Tên thương hiệu: Nhìn chung tên gọi của các doanh nghiệp dệt may dễ phát âm, không gây phản cảm, không bị hiểu trái nghĩa với nhiều ngôn ngữ. Các doanh nghiệp thường lấy thương hiệu công ty làm tên thương hiệu cho các sản phẩm khi tham gia thị trường trong và ngoài nước.

• Logo thương hiệu: hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc ghi dấu ấn tâm trí khách hàng. Con người thường có tư duy hình ảnh do đó việc sáng tạo một hình ảnh đặc trưng, nhất quán và logo làm biểu tượng cho công ty là một trong những trọng trách hàng đầu. Việc thể hiện logo của mỗi doanh nghiệp mang một ý nghĩa sâu sắc, quan trọng là ý nghĩa đó được khách hàng cảm nhận như thế nào. Logo của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam được khách hàng cảm nhận rõ ràng, mang một thông điệp tốt cho thương hiệu và chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

Logo của các doanh nghiệp dệt may nhiều hình ảnh và màu sắc khác nhau đã tạo ra tính riêng biệt cho mỗi sản phẩm như:

55

Với kỳ vọng sẽ cùng hàng Việt tỏa sáng khắp mọi nơi, vươn cao và vươn xa hơn nữa, Vinatexmart với logo cách điệu từ 6 cánh sen (Quốc hoa Việt) đang bừng nở: Sen là biểu tượng tinh thần và truyền thống Việt với nét đẹp thanh tao tỏa sáng ở mọi nơi. Từ ý tưởng đó, logo Vinatexmart được vẽ cách điệu theo phong cách hiện đại, những điểm nhấn trên logo thể hiện sự chững chạc, tin cậy và năng động; 6 cánh sen đa màu sắc trong logo nhằm nhấn mạnh điểm khác biệt về sựđoàn kết, thân thiện của hệ thống siêu thị Vinatex. Logo cánh sen còn là biểu tượng đặc trưng cho văn hoá và nét sống đùm bọc; chăm lo, chia sẻ giữa các thế hệ và thành viên trong gia đình Việt Nam; logo mới như những dải lụa nhiều màu sắc thể hiện sự phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, logo mới còn là hình ảnh 3 trái tim gắn kết với nhau, tượng trưng cho sự kết nối và gắn bó tạo thành hai bàn tay nâng niu, chăm sóc khách hàng chu đáo.

Ý nghĩa logo của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ: Là sự cách tân của hai chữ “HT”, viết tắt của “HOATHO” và cũng là viết tắt của “HOA THO TEXTILE”. Màu xanh là màu hy vọng. Màu đỏ là màu

cờ tượng trưng cho sự quyết tâm và chiến thắng. Ba cột màu xanh biểu hiện cho ý chí quyết tâm của Cán bộ công nhân viên về sự phát triển của Tổng Công ty. Quí sau, năm sau cao hơn quí trước, năm trước.

• Khẩu hiệu (Slogan)

Hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lấy những câu khẩu hiệu (slogan) là một phương tiện nhằm tăng khả năng nhận biết của khách hàng đối với doanh nghiệp, nó thể hiện mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến, như:

Tổng công ty cổ phần Hòa Thọ với câu slogan "thời trang theo nhịp sống của bạn", là sản phẩm của doanh nghiệp luôn mang lại sự sang trọng, trẻ trung, tự tin và thành công.

56

“Vinatex Đà Nẵng hướng tới sự hoàn mỹ” với câu slogan này Vinatex Đà Nẵng muốn thể hiện là doanh nghiệp có bản sắc nhân văn, nhân bản là điểm đến lưu lại của mọi khách hàng.

Có thể thấy các sản phẩm xuất khẩu dệt may Việt Nam chưa có một thương hiệu mang giá trị khác biệt, thể hiện giá trị cốt lõi sản phẩm như thuộc tính. Lợi ích, giá trị, văn hóa, phong cách riêng biệt. Việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt chỉ dừng lại ở công đoạn đặt tên, thiết kế hình ảnh, logo, slogan mà chưa truyển tải giá trị văn hóa, tính cách và thương hiệu. Các thương hiệu mạnh thường mang riêng một phong cách và định hướng dòng thời gian style cho người tiêu dùng như thương hiệu LOUIS VUITTONS định hướng phong cách trang trọng, lịch thiệp, xa hoa, quí tộc của thời trang Pháp hay CALVIN KLEIN mang phong cách trẻ trung, phóng thoáng, tự do của người Mỹ… Hầu như các thương hiệu nổi tiếng thường có giá trị khác biệt rõ nét mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo dựng được.

Các doanh nghiệp may thường sử dụng một nhãn chung cho tất cả các sản phẩm trên tất cả thị trường trong và ngoài nước. Trừ một số rất ít doanh nghiệp đã sử dụng chiến lược nhiều thương hiệu cho các sản phẩm của mình (ví dụ các công ty May 10, Việt Tiến… đưa ra nhiều thương hiệu cho các sản phẩm may mặc của mình, giúp khách hàng phân định được chất lượng của từng sản phẩm may mặc). Con đường xây dựng và phát triển thương hiệu hiện tại chủ yếu là kế thừa lịch sử tên gọi công ty và thường dựa vào cách đơn giản hóa hoặc cách gọi tắt theo tiếng Anh để tạo biểu tượng cho công ty và cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu Thương hiệu ngành dệt may việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)