2.1.3.1 Thiết bị, công nghệ sản xuất của ngành dệt may Việt Nam
Bước sang nền kinh tế thị trường, buộc các ngành phải tự hoàn thiện mình. Sự chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cùng với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ, cơ chế cấp phát, giao nộp không còn tồn tại buộc mỗi ngành phải chủ động, nhanh nhạy nhận biết tình hình nắm bắt thời cơ và tự đứng vững bằng chính “đôi chân” của mình. Sự mở cửa, giao lưu, hội nhập kinh tế đã mở ra cho các doanh nghiệp những cơ hội song cũng đặt ra không ít những thách thức mà một trong sốđó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để tồn tại thì bản thân mỗi ngành phải hoà mình vào thời cuộc và tự trang bị cho mình những “vũ khí” cạnh tranh sắc bén. Khoa học công nghệ và trình độ trang bị kỹ thuật là một trong những yếu tố kiên quyết, quan trọng. Ngành dệt may cũng phải đối mới để hoàn thiện mình.
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời phát triển nhất nước ta. Trong quá trình phát triển, việc đầu tư nhiều giai đoạn làm cho thiết bị và công nghệ ngành dệt may rất đa dạng. Hiện nay, vẫn còn những cơ sở sử dụng những thiết bịđược sản xuất từ những năm 1930 – 1940.
41
Theo đánh giá chung của Bộ công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất công nghệ chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu đã lạc hậu hơn 30 năm. Đối với ngành dệt may, thiết bị máy móc cũ khá nhiều, 45% thiết bị máy móc cần phải nâng cấp và 30% cần thay thế. (Nguồn: Theo số liệu của Tổng công ty dệt may tới 31/12/2010). Trình độ công nghệ của lĩnh vực trong dệt may lại không đồng đều, lĩnh vực dệt kim và may mặc có trình độ công nghệ khá trong khi đó công nghệ kéo sợi chủ yếu từ lạc hậu đến trung bình, phần lớn máy móc dệt thoi ở mức công nghệ trung bình.
* Thiết bị công nghệ kéo sợi
Chủ yếu là trung bình và lạc hậu, 10% thiết bị được đầu tư từ các nước có trình độ tiên tiến (Tây Âu và Nhật Bản) và sử dụng trong vòng 5 năm gần đây, 11% thiết bị đã được sử dụng từ 5–10 năm được đầu tư từ Tây Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, 33% thiết bịđược sử dụng từ 10-20 năm chất lượng trung bình và tuỳ thuộc vào trình độ quản lý sử dụng của doanh nghiệp. (Nguồn: Theo số liệu của Tổng công ty dệt may tới 31/12/2010)
* Thiết bị công nghệ may mặc
Những năm đầu tiên phát triển, ngành công nghiệp dệt may tổ chức may dây chuyền bằng các máy may đạp chân, dần dần được trang bị bằng máy may công nghệ Trung Quốc, Liên Xô, Cộng hoà liên bang Đức, Hunggary. Ngành may liên tục mở rộng đầu tư sản xuất và đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu chất lượng thị trường thế giới càng nâng cao. Đặc biệt trong vòng 5 năm trở lại đây, cùng với việc mở rộng thì trường Hoa Kỳ, ngành may đã phát triển khá nhanh và đầu tư lượng khá lớn thiết bị máy móc mới. Hiện nay, toàn ngành có 3710 doanh nghiệp may với khoảng 79000 máy may các loại và trình độ công nghệ đánh giá chung là khá. Lĩnh vực may đổi mới trên 90% thiết bị công nghệ. (Nguồn: Theo số liệu của Tổng công ty dệt may tới 31/12/2010). Phần lớn thiết bị các công đoạn cắt, may, hoàn tất sản phẩm và sản xuất phụ kiện may… được nâng cấp, đổi mới. Một số công ty đã áp dụng công nghệ tin học vào một số khâu trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.
42
* Thiết bị công nghệ nhuộm
Đối với lĩnh vực này, chất lượng sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào thiết bị mà còn phụ thuộc vào công nghệ, bao gồm: hoá chất, thuốc nhuộm, quy trình công nghệ… Không có thiết bị máy móc tốt thì không có sản phẩm tốt nhưng không có công nghệ cao thì cũng không có vải in nhuộm chất lượng cao được. Có thể nói máy móc tốt chỉ chiếm 50% còn công nghệ và bí quyết nghề in nhuộm chiếm tới 50% còn lại trong chất lượng sản phẩm. Thiết bị tẩy, nhuộm, in hoa và hoàn tất chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp Nhà nước và hầu như 100% đều nhập ngoại. Nguồn: Theo số liệu của Tổng công ty dệt may tới 31/12/2010)
* Thiết bị công nghệ dệt kim
Dệt kim là một trong những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu đi Mỹ nên có lợi thế về nguồn vốn đầu tư hơn lĩnh vực dệt thoi và kéo sợi. Lĩnh vực dệt kim đã được nâng cấp được tỷ lệ lớn thiết bị dệt. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của dệt may nước ta sang Mỹ cao góp phần thúc đẩy dệt kim tăng trưởng khá (trung bình hơn 12%/năm). Chính vì thế trình độ công nghệ của ngành dệt kim được đánh giá ở mức trung bình khá.
2.1.3.2 Nguồn nhân lực
Dệt May hiện là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất. Lao động của ngành Dệt May chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc. Nguồn nhân lực của ngành Dệt May Việt Nam có những đặc thù sau:
Gần 80% là lao động nữ, trình độ văn hoá của người lao động chủ yếu là đã tốt nghiệp PTTH, PTCS. Lao động trực tiếp của ngành đa số tuổi đời còn rất trẻ, tỷ lệ chưa có gia đình cao sẽ là lợi thế cho việc đào tạo và nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, hiện nay đang có sự phàn nàn của người công nhân về thời gian làm việc dài, thường xuyên phải tăng ca, tăng giờ, phải làm việc muộn đến khuya và phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, kiệt sức và không còn thời gian và sức lực để tụ tập vui với bạn bè.
43
Lao động có trình độ thạc sĩ và đại học của toàn ngành hầu hết cũng tập trung ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Hai vùng này cũng tập trung hầu hết các cơ sởđào tạo nguồn nhân lực cấp độđại học, cao đẳng của ngành. Xét tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên trên tổng số lao động toàn ngành thì đó là một con số quá khiêm tốn – hơn 4%. Tuy là ngành sử dụng nhiều công nhân, nhưng một tỷ lệ như vậy là quá thấp.
Nhận định chung về lực lượng cán bộ hiện nay của ngành Dệt may đang có xu hướng già đi, và chưa có lớp kế cận. Lý do là thu nhập bình quân của ngành Dệt May thấp so với các ngành khác và điều kiện làm việc cũng nhưđãi ngộ không tốt, nên thiếu hấp dẫn trong việc thu hút lao động.
Cán bộ thiết kế mẫu mốt, cán bộ marketing trong các doanh nghiệp dệt may đang rất thiếu và yếu, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng internet để tạo lợi thế trong tiếp cận khách hàng ở các nước và marketing cho công ty và sản phẩm.
Do yêu cầu về lao động của ngành Dệt May tăng rất nhanh nên khả năng đáp ứng của cơ sởđào tạo không theo kịp. Dẫn đến tính trạng tranh giành lao động giữa các doanh nghiệp trong ngành tăng lên đã đến mức báo động.
Bảng 2.1: Tăng giảm lao động theo loại hình doanh nghiệp Dệt May 2011
Tuyển mới (TM)
Lao động giảm (G)
Loại hình
doanh nghiệp Lao đầu nđộăng m (LĐĐN) Lao động cuối năm (LĐCN) Tổng TM/LCN Đ Tổng G/LĐ CN DN Nhà nước TW 93285 93462 20899 22% 20722 22% DN Nhà nước ĐP 54393 54020 10371 19% 10744 20% Ngoài quốc doanh 244530 266535 90747 34% 69517 26% 100% vốn nước ngoài 179859 211382 97175 46% 65652 31% Liên doanh khác 26530 27290 9976 37% 9216 34%
44
Những bất cập về nguồn nhân lực, đặc biệt là về chất lượng nguồn nhân lực đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của toàn ngành. Mục tiêu hiện nay mà ngành dệt may đặt ra cho mình là phấn đấu đứng trong top 10 nước và tiến tới là top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn của thế giới, và định hướng phát triển của ngành là theo hướng thời trang - công nghệ - thương hiệu. Với hướng đi như vậy nguồn nhân lực của toàn ngành dệt may phải hướng đến chất lượng cao, nguồn nhân lực cần là yếu tố quan tâm số một trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, đào tạo cần được coi là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để nguồn nhân lực đạt đến chất lượng mong muốn.
2.1.3.3. Nguyên vật liệu
Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn đầu vào nhập khẩu.
Mặc dù ngành Dệt may, Việt Nam là nước xuất khẩu ròng, nhưng do ngành Dệt may chủ yếu hiện nay đang sản xuất theo hình thức gia công theo đơn hàng, hình thức sản xuất cấp thấp nhất và đang hướng đến nâng cấp sản xuất theo hình thức OEM và OBM và năng lực sản xuất ngành đối với các loại nguyên liệu và phụ liệu còn hạn chế, Việt Nam phải nhập khẩu đầu vào cho ngành với giá trị rất lớn, chiếm bình quân khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2007-2011.
Trong kim ngạch nhập khẩu nói chung, vải là sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất, chiếm bình quân gần 62% giá trị nhập khẩu nguyên liệu Dệt May hàng năm trong giai đoạn 2007-2011 và đạt trên 5,5 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2011.
Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là nguyên phụ liệu với tỷ trọng bình quân gần 20% và đạt trên 1,6 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2011. Bông và xơ sợi các loại đứng thứ 3 và thứ 4 với tổng kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2011 trên 2,17 triệu USD, tăng gần 51% so với cùng kỳ năm trước. Theo con đường thương mại quốc tế chính thức, Việt Nam vẫn nhập khẩu các nguyên liệu ngành Dệt May nhiều nhất từ Trung Quốc, tiếp đến là Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông.
45
Bảng 2.2. Cơ cấu nhập khẩu đầu vào ngành Dệt May 2007-2011
Nguyên liệu Bông Xơ sợi các loại Vải Nguyên phụ liệu tỷ trọng (%) 9,53 13,88 59,32 17,26
Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tếĐài Loan, Việt Nam là nước có giá trị nhập siêu tương đối lớn đối với các mặt hàng vải trong những năm qua do chất lượng và chủng loại các sản phẩm Dệt của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp Dệt may trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu nên phải sử dụng các nguyên liệu do khách hàng chỉđịnh từ các nguồn nguyên liệu bên ngoài. Ngược lại, kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành May luôn có giá trị dương đáng kể trong nhiều năm trở lại đây. Điều này cũng phản ánh một phần chính sách hạn chế nhập khẩu các sản phẩm may vào Việt Nam và các biện pháp ưu đãi xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc. Tuy nhiên, các số liệu trên không bao gồm khối lượng lớn các mặt hàng may mặc của Trung Quốc được đưa vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch.
Theo số liệu của VITAS, trong 8 tháng đầu năm 2011, giá các mặt hàng Dệt may xuất khẩu của Việt Nam đi thị trường lớn nhất của Việt Nam là Mỹ có xu hướng tăng, trong đó đơn giá bình quân các mặt hàng may mặc tăng khoảng 4,8% trong khi đơn giá mặt hàng Dệt bình quân tăng trên 16%. Trong tháng 9/2011, theo
46
Bộ Công Thương, giá các mặt hàng dệt may xuất khẩu tiếp tục tăng (0,4%) so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, giá nguyên liệu nhập khẩu cho ngành Dệt may cũng tăng mạnh trong thời gian này, trong 8 tháng đầu năm, giá bông nhập khẩu đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước trong khi giá sợi nhập khẩu cũng tăng khoảng 38%. Vải nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 40% tổng thị phần vải nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm. Theo số liệu của Phòng Thương mại ngành Dệt may Trung Quốc, riêng trong nửa năm đầu 2011, giá vải sợi bông Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam đã tăng trên 33% so với cùng kỳ năm 2010.
Những con số này cho thấy, kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Việt Nam lớn và tăng trưởng cao chưa hẳn là tín hiệu tích cực về lợi ích của các Doanh nghiệp Dệt may Việt nam khi ngành còn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu trong điều kiện giá đầu vào tăng cao và khả năng đàm phán tăng giá đầu ra hạn chế.
2.1.3.4. Vốn
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, vốn đầu tư nước ngoài đã có những bước tiến nhảy vọt. Tính trong giai đoạn 2007-2012 có 485 dự án FDI đầu tư vào ngành dệt may, với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD. Vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán, tài chính cũng tăng trưởng không ngừng với việc mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng từ ngày 1/4/2007. Sự ra đời của hàng loạt ngân hàng mới, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào các ngân hàng thương mại cổ phần… đã thúc đẩy thị trường ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Nhờđó việc tiếp cận với các nguồn vốn trong và ngoài nước của các doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn. Có 61,64% doanh nghiệp dệt may được hỏi cho biết họ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có đến 32,03% doanh nghiệp cho biết họ còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.
47
Khó khăn đối với các doanh nghiệp dệt may trong quá trình hội nhập là khả năng tiếp cận với nguồn vốn và công nghệ. 24,39% các doanh nghiệp được khảo sát gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn tài chính và công nghệ. Từ năm 2007 cho đến nay, lãi suất cơ bản luôn ở mức cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này kéo theo lãi suất cho vay vốn ở Việt Nam luôn ở mức rất cao so với các quốc gia lân cận, làm cho chi phí đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp đều tăng cao. Thêm vào đó, để tiếp cận được các nguồn vốn chính thống như ngân hàng, quỹ đầu tư… các doanh nghiệp phải có sẵn tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh. Đây thực sự là một thách thức với các doanh nghiệp vì không phải đơn vị nào cũng sẵn có nguồn tài sản đểđáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng, nhất là khi phần lớn các doanh nghiệp dệt may đều ở quy mô vừa và nhỏ. Thêm vào đó, đối tượng cho vay cũng bị hạn chế các doanh nghiệp nhỏ hầu như ít có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng. Hoạt động thông tin về các chương trình cho vay của ngân hàng cũng chưa rộng rãi nên nhiều doanh nghiệp dệt may chưa nắm bắt được thông tin. Có 10,99% doanh nghiệp nhận thấy hạn chế này.
Không chỉ riêng doanh nghiệp dệt may mà các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều đang rất khó khăn về vốn. Đây là khó khăn tất yếu của năm 2011 khi mà các doanh nghiệp đang phải cùng chung tay với Chính phủđể tham gia ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát. Do vậy, doanh nghiệp phải lường trước, phải cùng có những giải pháp tiết kiệm, phải cùng có những giải pháp để giảm lưu lượng cần sử dụng vốn, đặc biệt là vốn lưu động thể hiện qua công nợ, qua tồn kho của doanh nghiệp để duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh và cùng cả nước vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Từđầu năm 2011, thực hiện theo Nghị quyết 11/NQ-CP là cắt giảm đầu tư, ngành dệt may đã quyết định cắt giảm 35% tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu của năm 2011, giảm tổng mức đầu tư xuống còn 6.750 tỷđồng, đặc biệt là các dự án có thời gian đầu tư dài, suất đầu tư lớn trong khi tỷ suất thu hồi lại chậm, đó chính là