Giải pháp về thiết bị công nghệ

Một phần của tài liệu Thương hiệu ngành dệt may việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 73)

Vấn đề cấp bách hiện nay là cần mạnh dạn đổi mới quy trình công nghệ, kết hợp đúng mức các trình độ công nghệ hiện có, đầu tư mua sắm thiết bị Dệt – May đồng bộ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, loại bỏ dần các thiết bị công nghệ lạc hậu, không còn thích hợp.

Đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ là nhân tốđóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành Dệt - May. Nó cũng là sự đòi hỏi khách quan, là sự sống còn của ngành Dệt - May, đặc biệt là ngành Dệt vì:

- Hàng Dệt - May có đặc điểm là có tính linh động cao trên thị trường, chu kỳ sản phẩm ngắn, tính mốt thể hiện rõ, tính quốc tế cao. Do đó công nghệ phải đổi mới nhanh và theo hường hiện đại. Đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là một yêu cầu cấp bách đểđảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm Dệt - May.

- Xu thế phát triển ngành Dệt - May trên thế giới là chuyển dịch ngành Dệt - May từ các nước Tây Âu, Nhật Bản sang các nước ChâuÁ, Đông Nam Á - nơi có nhân công rẻ, trình độ phát triển thấp. Điều đó đòi hỏi ngành Dệt - May phải đổi mới thiết bị công nghệđể hòa nhập với thế giới.

74

Để đổi mới thiết bị công nghệ vốn đầu tư lớn sẽ là điều kiện để có công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Lựa chọn đúng công nghệ cần đầu tư và quản lý, sử dụng tốt công nghệ sẽ nâng cao hiệu quảđầu tư. Do đó đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ và vốn là hai mặt của một quá trình thống nhất, quan hệ mật thiết, ràng buộc, chi phối lẫn nhau.

Ngành Dệt - May trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong đầu tưđổi mới thiệt bị công nghệ theo hướng trang bị đồng bộ một số máy móc thiết bị, dây chuyền hiện đại để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm. Quá trình dổi mới thiết bị công nghệ trong ngành Dệt - May được thực hiện theo các phương thức đa dạng và có hiệu quả.

Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển ngành Dệt - May nhưđã đề ra, việc đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ của ngành Dệt - May cần quán triệt các quan điểm chủ yếu:

- Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ ngành Dệt - May phải nhằm đưa công nghệ Dệt - May trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Ngành Dệt- May phải phát triển với quy mô lớn và đạt trình độ tiên tiến, đủ sức hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Phát triển công nghiệp Dệt phải gắn liền với công nghiệp May nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ trong ngành Dệt-May phải thực hiện theo hướng: Nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, nhờđó mà tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm; Đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm đại diện cho kỹ thuật mới, có hiệu quả kinh tế xã hội cao; Kết hợp đầu tư chiều sâu và chiều rộng, trong đó chủ yếu coi trọng đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ nhiều trình độ, đưa các doanh nghiệp Nhà nước đi vào công nghệ kỹ thuật, hiện đại.

- Đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ là sự nghiệp của doanh nghiệp, do doanh nghiệp tự quyết định việc lựa chọn hướng và trình độ đổi mới, tự lo vốn và tự tổ

75

chức việc đổi mới. Nhưng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ như có chính sách ưu đãi miễn giảm thuế, chú trọng đào tạo cán bộ, cấp kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí cho các đề tài có ý nghĩa kinh tế quốc dân.

- Đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ. Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ trong ngành Dệt - May liên quan đến những vấn đề như tốc độ tăng trưởng, năng suất, chất lượng, giá cả sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, lượng vốn, cơ chế huy động và sử dụng vốn, việc làm…..Hiệu quả kinh tế là mục tiêu căn cứ của lựa chọn phương án đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ và thực hiện đầu tư.

Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành Dệt- May chịu tác động của các nhân tố thị trường, nguồn vốn và hiệu quả sự dụng vốn, xu thế tiến bộ khoa học công nghệ của ngành và của doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm, cơ chế chính sách về khoa học công nghệ. Thực tếđã chỉ ra rằng thị trường, cơ chế chính sách tác động trước hết, toàn diện và mạnh mẽ đến đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ hơn là tác động của chính cơ chế chính sách khoa học công nghệ. Bộ ba “ thị trường, công nghệ, vốn” luôn là vấn đề cốt lõi của đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ, trong đó thị trường là khâu đột phá. Vì vậy để đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ cần chú ý các giải pháp:

- Xuất phát từ nhu cầu thị trường về số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả sản phẩm mà lựa chọn mục tiêu, phương hướng, trình độ đối mới thiết bị công nghệ của doanh nghiệp cho thích hợp. Thực chất đây là sự gắn bó giữa chiến lược thị trường, chiến lược và phương án sản phẩm với chiến lược và phương án đổi mới thiết bị công nghệ, trong đó chiến lược và phương án sản phẩm đóng vai trò quyết định.

- Lựa chọn hình thức đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ thích hợp nhằm đổi mới nhanh và có hiệu quả. Trong điều kiện của tiến bộ khoa học công nghệ ngày nay, doanh nghiệp có nhiều hình thức đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ cần phải lựa chọn. Nếu căn cứ vào quan hệ giữa tăng vốn và lao động cũng như trình độ kỹ thuật

76

công nghệ của đổi mới có đầu tư theo chiều sâu và đầu tư theo chiều rộng. Nếu căn cứ vào nguồn đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ có:

- Nhập và chuyển giao công nghệ thông qua liên doanh với nước ngoài hoặc thông qua hợp tác làm hàng xuất khẩu cho nước ngoài.

- Vay ngân hàng và bằng vốn tự có mua thiết bị, công nghệ hiện đại ở nước ngoài đểđầu tư vào một số khâu trọng điểm của dây chuyền hoặc cả dây chuyền.

T nghiên cu phát trin công ngh.

Mỗi doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu và xuất phát từ khả năng, điều kiện cụ thể của mình mà lựa chọn hình thức đổi mới thích hợp. Song nhìn chung, đối với ngành Dệt - May, nhất là ngành Dệt phải lấy đầu tư theo chiều sâu là chủ yếu và coi trọng chuyển giao công nghệ thông qua liên doanh vơí nước ngoài hoặc lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Đa dạng hóa và tăng nguồn vốn cho đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Để đổi mới thiết bị công nghệ, ngành Dệt - May cần lượng vốn đầu tư rất lớn. Giải pháp về vốn là: Tăng cường đầu tư từ trong nước thông qua con đường tự tích lũy, khấu hao cơ bản, tăng nguồn vốn lưu động từ cổ phiếu, trái phiếu, vay tín dụng….; Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài nhờ việc lập các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài và lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Dự kiến vốn nước ngoài sẽ đảm bảo 65% nhu cầu đầu tư; Thực hiện lãi suất ưu đãi cho đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng thời hạn cho vay dài hạn đổi mới thiết bị công nghệ với ngành Dệt từ 6 - 10 năm.

Tăng cường quản lý Nhà nước và phát triển công tác tư vấn đào tạo. Nhà nước cần xác định đổi mới thiết bị công nghệ ngành Dệt - May là một hướng ưu tiên trong danh mục các công nghệđược ưu tiên. Chú trọng công tác thẩm định đối với việc chuyển giao công nghệ, chú trọng phát triển công tác thông tin khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn về khoa học công nghệ phục vụ và hỗ trợđổi mới thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp ngành Dệt - May.

77 3.2.3.2 Đồng hóa công nghệ nhập

Đồng hóa công nghệ nhập là quá trình làm chủ công nghệ đã được giao và tạo công nghệ nội sinh trên cơ sở công nghệ chuyển giao đó. Duy trì được sản xuất (bằng công nghệ nhập) tức là vận hành và bảo trì tốt thiết bị công nghệ. Tự thiết kế chế tạo được những phụ tùng hay hỏng (trừ những phụ tùng tự làm đắt hơn nhập). Phát huy hết khả năng sản xuất mặt hàng của thiết bị công nghệ.

Ni dung to ra công ngh ni sinh bao gm:

- Tự thiết kế, chế tạo được thiết bị để phát triển được sản xuất (trừ trường hợp thiết bị tự làm ra đắt hơn nhập).

- Cải tiến, nâng cao tính năng thiết bị (cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng mặt hàng và sáng tạo thêm những mặt hàng mới).Tạo ra các bí quyết, các đơn công nghệ sản xuất mặt hàng mới .Đối với ngành Dệt- May nước ta, việc đồng bộ hóa công nghệ nhập có ý nghĩa sống còn. Hiện nay, để duy trì sản xuất hoặc trẻ hóa thiết bị, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải nhập nhiều máy móc, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, phụ kiện may mặc…với giá thường cao (vì đó là hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao). Trong khi đó là sản xuất chủ yếu các mặt hàng gia công và cấp thấp với giá thường hạ (vì đó là mặt hàng có hàm lượng công nghệ thấp).Việc cân bằng cán cân thương mại trong ngành là rất khó khăn. Nhiều trường hợp, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải vay mượn số lượng ngoại tệ tương đối lớn để rồi không có khả năng thanh toán nợ. Đồng bộ hóa công nghệ với nội dung như trên chính là biện pháp giảm nhập khẩu. 2.2.3.3. Tăng cường các tác nhân thúc đẩy công nghệ

Tăng cường các vin nghiên cu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng thương hiệu dệt may Việt Nam bằng chính những sản phẩm thiết kế có chất lượng của doanh nghiệp dệt may Việt Nam; đưa dệt may Việt Nam trở thành ngành công nghiệp thời trang, nhằm khai thác các chuỗi giá trị gia tăng, chất lượng và trách nhiệm xã hội. Muốn vậy, công tác đào tạo nhân lực cả về thiết kế mẫu mã, quản lý, marketing, … cần được chú trọng, ưu tiên phát triển. Ngoài ra,

78

các Viện nghiên cứu kỹ thuật dệt may cần có nguồn lực và điều kiện để thực hiện các nghiên cứu phát triển công nghệ, kỹ thuật dệt, nhuộm, …làm cơ sở phát triển ngành dệt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường cũng nhưđảm bảo cung cấp đủ và kịp thời về chủng loại, mẫu mã, số lượng và chất lượng cho ngành may.

Tăng cường các b phn thông tin khoa hc công ngh

Trong đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Dệt - May thường thiếu thông tin về công nghệ và thị trường công nghệ. Điều đó ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Đầu tư vẫn chưa làm tăng trưởng mạnh ngành Dệt - May và chưa góp phần khai thác tiềm năng của ngành. Hàng Dệt - May Việt Nam vốn đã quen với thị trường Nga và Đông Âu, thế những hàng Dệt - May Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã chiếm hầu như thị trường may mặc bình dân này.

Một phần của tài liệu Thương hiệu ngành dệt may việt nam hiện trạng và giải pháp (Trang 73)