- Tiến hành hoàn thiện về tổ chức bộ máy, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, sớm hình thành tập đoàn dệt may Việt Nam.
- Xác định những giá trị cốt lõi và nền tảng, xây dựng cho mình được văn hóa doanh nghiệp. Thiết lập một bộ tính cách thương hiệu hoàn chỉnh.
87
KẾT LUẬN
Tổng công ty dệt may Việt Nam đã và đang có những bước đi trong việc phát triển thương hiệu ngành dệt may Việt Nam. Thương hiệu là tài sản quý báu nhất và là lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Vì thực tế những lợi thế cạnh tranh của danh nghiệp có thể đạt được và duy trì trong một thời gian và sau đó đối thủ canh tranh có thể dễ dàng bắt trước được. Nhưng với thương hiệu thì khác, việc có một thương hiệu mạnh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có được vũ khí cạnh tranh hiệu quả nhất vì nhờ có thương hiệu doanh nghiệp có thể ấn định được mức giá bán cao hơn đối thủ cạnh tranh, đưa ra được các yêu sách đối với các đối tác trong lĩnh vực phân phối, tiêu thụ sản phẩm và đạt được mức doanh thu và lợi nhuận kỳ vọng. Vì vậy, đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu là hoạt dộng không thể thiếu được đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào đầu tư cho thương hiệu càng sớm thì càng tốt bởi đầu tư cho thương hiệu là một quá trình và những giá trị to lớn mà thương hiệu đem lại cho doanh nghiệp lại cần thời gian mới có thể kiểm chứng được.
Thị trường nước ngoài của ngành Dệt - May trong mấy năm gần đây đã không ngừng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu đã tăng rất nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, do hoạt động chủ yếu dưới hình thức gia công xuất khẩu nên phần lớn giá trị gia tăng đem lại cho đất nước là không nhiều.
Hơn nữa các doanh nghiệp trong nước đã không phát huy được thị trường nội địa nên đã để mất nhiều thị phần cho hàng hóa ngoại nhập và nhập lậu. Do đó, có thể nói rằng đối với ngành Dệt - May Việt Nam, “thị trường nước ngoài: làm thuê; thị trường nội địa: bỏ ngõ”. Để tăng hiệu quả trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Dệt - May, các nhà sản xuất cần có xu hướng chuyển sang hình thức “mua nguyên liệu, bán thành phẩm” và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Máy móc thiết bị của ngành cũ kỹ, lạc hậu và cần phải thay thế, nâng cấp. Mặt hàng được sản xuất trong nước còn nhiều hạn chế về chất lượng và chủng loại nên tính cạnh tranh của hàng hóa thấp. Do vậy, ngành có nhu cầu đầu tưđểđổi mới
88
thiết bị công nghệ rất lớn trong những năm tiếp theo để có thể sản xuất được những mặt hàng chất lượng cao.
Ngành May hiện đang nhập khẩu một số lượng lớn vải các loại. Do vậy việc đầu tư tập trung cho ngành Dệt để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được đầu vào của ngành May là một vấn đềđáng quan tâm.
Lực lượng lao động kỹ thuật, tay nghề cao và cán bộ quản lý đang có nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng trong vài năm tới. Vì vậy, công tác đào tạo và khuyến khích người lao động trong ngành cần được nâng cao hơn nữa.
Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, với những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay, công nghiệp Dệt - May được đánh giá là ngành có triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.
Thương hiệu “ngành dệt may Việt Nam” sẽ trở lên thân thuộc hơn đối với mỗi gia đình, đối với từng người dân Việt Nam.Thương hiệu đó sẽ bền vững và trường tồn cùng sự lớn mạnh trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty dệt may Việt Nam.
Trên đây là những ý kiến riêng của bản thân em về hiện trạng thương hiệu ngành Dệt may Việt Nam. Em mong được sự đóng góp của thầy cô về bài viết của em. Em xin chân thành cảm ơn các quí thầy cô Khoa Kinh tế - Khoa Đào tạo Sau đại học ,Viện Đại học Mở Hà Nội. Đặc Biệt biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Nguyễn Kim Truy, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên em hoàn thành luận văn này.
89 MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU ... 4 1.1.Một số vấn đề lý luận về thương hiệu:...4 1.1.1 Thương hiệu... 4 1.1.2 Thuộc tính của thương hiệu... 10 1.1.3. Phân loại thương hiệu... 12
1.1.4. Vai trò, chức năng của thương hiệu với doanh nghiệp... 18
1.2. Giá trị của thương hiệu ...20
1.2.1. Khái niệm giá trị thương hiệu (Brand value)... 20
1.2.2. Ý nghĩa xác định giá trị thương hiệu... 25
1.2.3 Phương pháp xác định giá trị thương hiệu:... 26
1.2.4. Những yếu tố làm ảnh hưởng tới giá trị thương hiệu... 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG HIỆU... 32
NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM... 32
2.1. Khái quát về ngành dệt may Việt Nam ...32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may Việt Nam... 32
2.1.2 Các sản phẩm của ngành Dệt may... 39
2.1.3. Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam... 40
2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành Dệt May Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2011... 48
2.2.Thực trạng thương hiệu Dệt May Việt Nam ...53
2.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu ngành Dệt May Việt Nam... 53
2.2.2. Các yếu tố thương hiệu... 54
90
2.3. Đánh giá chung về thực trạng thương hiệu ngành Dệt May Việt Nam
... 64
2.3.1. Thành công... 64
2.3.2. Một số tồn tại... 65
2.3.3. Nguyên nhân... 66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU... 68
NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM... 68
3.1. Định hướng phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 ... 68
3.1.1. Quan điểm phát triển... 68
3.1.2. Mục tiêu phát triển... 68
3.2 Giải pháp phát triển thương hiệu ngành Dệt May Việt Nam ...70
3.2.1 Tăng cường sự nhận thức của mọi thành viên trong ngành Dệt May về sự cần thiết phải xây dựng và phát triển thương hiệu.... 70
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.. 72
3.2.3. Giải pháp về thiết bị công nghệ... 73
3.2.4. Đầu tư tài chính cho phát triển thương hiệu của ngành... 78
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống thiết kế và quảng bá thương hiệu của ngành. 79 3.2.6. Giải pháp về chính sách vĩ mô đối với ngành dệt may... 84
3.2.7. Hoàn thiện hệ thống phân phối và tận dụng năng lực của nhà phân phối trong việc phát triển thương hiệu... 85
3.3. Một số kiến nghị ...86
3.3.1. Với các cơ quan quản lý Nhà nước... 86
3.3.2. Với Tổng công ty dệt may Việt Nam... 86