Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cục hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 25 - 27)

4. Bố cục của Luận văn

1.1.2.1. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một quan niệm rộng, phong phú và đa dạng được hiểu bằng nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào góc độ và mục tiêu của người tiếp cận.

Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực:

Theo Liên Hợp Quốc thì: nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

Theo tổ chức lao động quốc tế: nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế của xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực, của họ được huy động vào quá trình lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Theo quan niệm của kinh tế phát triển, cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.

Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng, đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ.

Về chất lượng, đó là sức khỏe và trình độ chuyên môn, kiến thức và sự lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động theo quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt; số lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động nhưng đang đi học...

Kinh tế chính trị học cho rằng: Con người là trung tâm của nền sản xuất xã hội; trong lý thuyết về lực lượng sản xuất, con người được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất và do đó quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội. Ở đây con người được xem từ góc độ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội.

Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hòa giữa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của dân tộc, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

gia, khu vực, thế giới. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển của các tổ chức.

Trong báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những tác động toàn cầu hóa đối với nguồn nhân lực đã đưa ra định nghĩa; nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con người. Quan niệm về nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận này có phần thiên về chất lượng nguồn nhân lực. Trong quan niệm này, điểm được đánh giá cao là coi các tiềm năng của con người cũng là năng lực khả năng để từ đó có những cơ chế thích hợp trong quản lý, sử dụng. Quan niệm về nguồn nhân lực như vậy cũng đã cho ta thấy phần nào sự tán đồng của Liên hợp quốc đối với phương thức quản lý mới.

Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một "tài nguyên đặc biệt", một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Theo cách tư duy của người xưa là "dụng nhân như dụng mộc" không vì một lỗi nào đó mà thay thế, cần phải có phương pháp tổ chức, sắp xếp lại, nâng cao khả năng nhận thức cũng như công việc của mỗi con người từ đó họ có thể tiếp cận được với công việc trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy việc phát triển con người nói chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát riển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, lâu dài là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cục hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 25 - 27)