Thị thống kê

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cục hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 58 - 114)

4. Bố cục của Luận văn

2.3.3. thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột, Biểu đồ đường line và Biểu đồ hình tròn. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị được sử dụng đó là: đồ thị hình cột,...

2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

gian, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, phương pháp dự báo...

2.4.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của số lượng cbcc, trình độ CBCC, độ tuổi CBCC, ....theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: i yi y1 ; i 2, 3,...

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu *) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i i y t i n y

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i y T i n y

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

*) Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: hoặc:

2.4.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác nâng cao chất lượng CBCC với một số cục hải quan khác ở Việt Nam.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

1. Cơ cấu cán bộ quản lý

2. Phân tích chất lượng CBCC theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 3. Phân tích chất lượng CBCC theo độ tuổi lao động

Ai = Ti – 1 (nếu Ti tính bằng lần) Ai = Ti – 100 (nếu Ti tính bằng %)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI

CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Tình hình hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 1027/QĐ – BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong thời gian gần đây, toàn ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh nói riêng đang tập trung tiếp tục triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan với mục tiêu “Triển khai mô hình tổ chức bộ máy đảm bảo thống nhất, tinh gọn, tập trung, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công tác”, đồng thời trong giai đoạn này ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh nói riêng cũng được giao bổ sung thực hiện nhiều nhiệm vụ mới như: Triển khai thực hiện phương thức quản lý Hải quan hiện đại (áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro); đẩy mạnh hoạt động kiểm tra sau thông quan, theo hướng chuyển dần từ tiền kiểm sang hậu kiểm; Thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; tổ chức thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền, chống khủng bố…

3.1.1. Công tác giám sát quản lý Nhà nước về Hải quan

Trong giai đoạn 2008-2012, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan, đồng thời tiến hành rà soát, sắp xếp lại các dây chuyền thủ tục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

theo hướng tinh gọn, “một cửa, một chiều”, thành lập lực lượng chuyên sâu, chuyên trách ở các khâu nghiệp vụ quan trọng như: Đăng ký tờ khai, Kiểm hoá, Tính thuế, Kế toán thuế, Trị giá tính thuế; Tích cực khai thác hiệu quả các chương trình phần mềm tin học ứng dụng vào các khâu quản lý về nghiệp vụ Hải quan như: Chương trình theo dõi vi phạm pháp luật Hải quan, Chương trình đăng ký tờ khai tự động, Chương trình Kế toán thuế KT559, Chương trình dữ liệu giá tính thuế GTT22… Qua đó đã rút ngắn thời gian làm thủ tục và thông quan cho hàng hoá XNK. Nhiều lô hàng từ lúc tiếp nhận đăng ký tờ khai đến khi có quyết định thông quan, nếu như trước đây mất 4-8 giờ đồng hồ thì đến nay chỉ còn từ 1-2 giờ, nhiều lô hàng được thông quan ngay khi doanh nghiệp khai báo xong.

Bảng 3.1: Kết quả một số mặt chủ yếu của công tác giám sát quản lý về Hải quan giai đoạn 2008 - 2012

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ bình quân (%) 1 Tổng số tờ khai Bộ 39.493 45.281 42.353 43.503 33.404 3,33 2 Kim ngạch hàng hoá XNK Tỷ USD 6,898 8,5 10,201 12,49 8,89 36,22 3 Phương tiện XNC Lượt 50.368 64.428 67.328 77.687 44.301 20,76 4 Hành khách XNC Triệu lượt

Người 3.310 4.000 3.527 3.429 3.627 8,11

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Phân tích số liệu tại bảng 3.2 cho thấy, trong 5 năm (2008 -2012) các chỉ tiêu của công tác Giám sát quản lý Nhà nước về Hải quan đối với các hoạt động XNK hàng hoá và hành khách, phương tiện vận tải XNC đều tăng, riêng có kim ngạch hàng hoá XNK có tỷ lệ tăng bình quân tăng cao nhất 36,22%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Xác định công tác thu nộp NSNN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, nên hàng năm, ngay từ những ngày đầu năm, Cục Hải quan Quảng Ninh đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt kế hoạch thu như: Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hàng hoá, áp giá, áp mã tính thuế, công tác tham vấn xác định trị giá tính thuế, kịp thời ngăn ngừa các hiện tượng gian lận thương mại qua giá; Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của các cấp lãnh đạo để kịp thời khắc phục thiếu sót trong các khâu nghiệp vụ.

Bảng 3.2: Số liệu thu thuế XNK giai đoạn 2008 – 2012

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ bình quân (%)

1 Số thuế được giao tỷ đồng 6.400 9.200 11.500 12.700 13.050 65,16

2 Số thuế thực thu

nộp ngân sách tỷ đồng 10.501 12.809 12.309 15.225 16.400 28,07

3

So sánh giữa số thuế được giao với số thuế thực thu nộp ngân sách

± % 64,08 39,23 7,03 19,88 25,67 31,18

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

3.1.3. Công tác kiểm soát chống buôn lậu

Nét nổi bật trong giai đoạn 2008 – 2012 trong công tác kiểm soát chống buôn lậu của Cục Hải quan Quảng Ninh đó là thay đổi phương thức hoạt động của lực lượng chống buôn lậu theo hướng chuyên sâu; Công tác chỉ đạo tập trung vào phân tích thông tin, tình hình, xây dựng cơ sở bí mật, lập các chuyên án để đánh trúng các ổ nhóm, đường dây buôn lậu lớn, đấu tranh hiệu quả với các thủ đoạn tinh vi của các đối tượng buôn lậu. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lượng chức năng như Công an, Bộ đội Biên phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

tỉnh,Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh, Cảnh sát biển vùng I và cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là phối hợp ngoài địa bàn hoạt động Hải quan nhằm ngăn chặn hiệu quả hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trên địa bàn tỉnh. Tập trung chỉ đạo và tăng cường lực lượng cho công tác phòng, chống ma tuý của Cục Hải quan tỉnh.

Bảng 3.3: Kết quả công tác CBL, GLTM và tội phạm về ma tuý giai đoạn 2008 - 2012

TT Năm

Buôn lậu GLTM Ma túy

Số vụ Trị giá (Triệu đồng) Số vụ Trị giá (Triệu đồng) Số vụ Tang vật 1 2008 362 11.908 6 2.050 3 10.762 viên ma túy tổng hợpvà 02 kg bột Ketamin 2 2009 554 12.725 - - 6 12.337 viên ma túy tổng hợp 3 2010 317 14.286,23 - - 11 8.924 viên, 143,12 gram ma túy tổng hợp; 18,75 gram heroin 4 2011 315 21.632,085 15 1.961 9 3.934 viên, 1323,42 gram ma túy tổng hợp và 247 gram heroin 5 2012 378 22.277 11 5.017,31 6 1.980 viên và 320 gram ma tuý tổng hợp, 07 túi nilon kích thước 1,5x1,5 cm chứa ma tuý tổng hợp và 390 gram và 01 túi giấy nhỏ chứa heroin

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

3.1.4. Công tác cải cách hành chính, hiện đại hoá hải quan.

Giai đoạn 2008-2012, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan theo Quyết định số 1237/QĐ-TCHQ ngày 26-5-2008 của Tổng cục Hải quan;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bên cạnh đó, cùng với sự chỉ đạo của Tổng cục Hải quan và Tỉnh Quảng Ninh, Cục Hải quan Quảng Ninh đã đặc biệt chú trọng đến công tác cải cách hành chính, phát triển và hiện đại hoá Hải quan, cụ thể:

- Xây dựng chương trình cải cách, phát triển và hiện đại hoá cho cả giai đoạn 2011-2015, đồng thời cụ thể hoá theo từng năm, nội dung chủ yếu là tập trung vào cải cách thủ tục Hải quan theo hướng đơn giản hoá, thuận tiện, một cửa một chiều với việc ứng dụng mạnh CNTT và trang thiết bị làm việc hiện đại. - Tích cực khai thác, sử dụng các chương trình ứng dụng tin học mới vào các khâu nghiệp vụ, quản lý hải quan; Chủ động nghiên cứu và triển khai thành công nhiều chương trình, phần mềm phục vụ cho công tác quản lý và điều hành qua đó giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí đồng thời góp phần xây dựng phong cách làm việc khoa học, văn minh, hiện đại của CBCC Hải quan.

- Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ hiện đại hoá được tăng cường cả về số lượng và chất lượng…

3.1.5. Công tác xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch vững mạnh

- Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tổ chức phổ biến, quán triệt đầy đủ, kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương, định hướng của Ngành và của địa phương, góp phần nâng cao ý thức chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lòng yêu ngành, yêu nghề cho CBCC.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các qui định của Ngành về xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh cũng như việc ngăn chặn và chấm dứt tệ phiền hà, gây sách nhiễu, tiêu cực trong CBCC Hải quan… qua đó đã góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật, xây dựng đơn vị đoàn kết, thống nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.1. Hiện trạng về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ

Theo yêu cầu của đổi mới, hiện đại hóa ngành Hải quan thì lực lượng công chức, nguồn nhân lực của ngành phải đáp ứng được số lượng, cơ cấu và đặc biệt là chất lượng. Cụ thể, nguồn nhân lực phải có đủ trình độ, hiểu biết sâu rộng, có đủ trình độ ngoại ngữ, tin học và làm chủ được các trang thiết bị ngày càng hiện đại. Trình độ hiện tại của cán bộ công chức Cục Hải quan Quảng Ninh được thể hiện qua bảng sau:

Nhằm nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, Cục Hải quan Quảng Ninh trong thời gian qua đã thường xuyên phối hợp với các trường đại học: Đại học Ngoại Thương; Học viện Tài chính kế toán... để tổ chức các lớp đào tạo hoàn chỉnh kiến thức cho cán bộ, công chức và hơn nữa thường xuyên động viên, khuyến khích cán bô, công chức chủ động tự đào tạo nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

Hình 3.1: Trình độ văn hóa cán bộ công chức Cục Hải quan Quảng Ninh năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan Quảng Ninh, 2012

Nếu so sánh với trình độ nhân lực của Cục Hải quan Quảng Ninh năm 2008, chúng ta sẽ thấy có một sự khác biệt lớn, thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.2: So sánh trình độ văn hóa CBCC Cục Hải quan Quảng Ninh năm 2008 và 2012

Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan Quảng Ninh, 2012

Biểu đồ cho thấy có sự dịch chuyển lớn về trình độ nguồn nhân lực của Cục Hải quan Quảng Ninh trong giai đoạn 2008 -2012, số lượng cán bộ có bằng Đại học đã tăng rất mạnh, và số lượng trên Đại học cũng tăng lên đáng kể. Số lượng người có bằng Cao đẳng, Trung cấp ít dần đi, tuy nhiên số lượng chưa có bằng cấp không giam, chủ yếu là trong lĩnh vực hợp đồng ngắn hạn. Điều này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cục hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 58 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)