Chiến lược phát triển Hải quan và nhân lực Hải quan đến năm 2020

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cục hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 84 - 87)

4. Bố cục của Luận văn

4.1.1.2. Chiến lược phát triển Hải quan và nhân lực Hải quan đến năm 2020

Thực hiện chiến lược thế kỷ XXI của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) là kết nối hải quan các nước trên thế giới, ngành Hải quan đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Một trong những mục tiêu được xác định rõ, có tính trọng tâm xuyên suốt của ngành đó là cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan. Công tác này của ngành Hải quan đã sớm được triển khai, khởi đầu là quyết định 810/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính về cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2004-2006; tiếp đó là quyết định 456/2008/QĐ-BTC về cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2008-2010. Đây là tiền đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để ngành Hải quan triển khai thành công cải cách, hiện đại hóa trong giai đoạn mới.

Ngày 25-3-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 448/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Quyết định này không chỉ có ý nghĩa lần đầu tiên Nhà nước ta xác định rõ Chiến lược phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

triển ngành Hải quan trong 10 năm tới, mà còn nêu bật quan điểm, mục tiêu tổng quát, mục tiêu từng lĩnh vực cụ thể, những giải pháp định hướng phát triển lớn đến năm 2020 để thực hóa các mục tiêu đề ra.

Trên cơ sở Chiến lược được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính đã có quyết định số 1514/QĐ-BTC ngày 22-6-2011 ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2011-2015. Việc xây dựng và phê duyệt Kế hoạch trên là một bước đi cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng phát triển lớn của Chiến lược cho một giai đoạn 5 năm ban đầu rất quan trọng của thời kỳ 10 năm, xác định các nhiệm vụ trọng tâm ngành Hải quan cần phải triển khai thực hiện để tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Bên cạnh những nội dung công tác có tính trung hạn và dài hạn sẽ được triển khai, thời gian vừa qua, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và đạt được những kết quả quan trọng, được Chính phủ, các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao. Ngành Hải quan tiếp tục triển khai giai đoạn 3 đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ về đơn giản hóa quy trình thủ tục hải quan. Đến nay quy trình thủ tục hải quan đã từng bước được cải tiến theo hướng đơn giản, hài hòa, minh bạch, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về hải quan, vừa đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại. Với vai trò là cơ quan đầu mối, ngành cũng đang tích cực chuẩn bị và đề ra kế hoạch để đến năm 2015 triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực hiện nay đã được Chính phủ đưa vào chương trình quốc gia và yêu cầu các bộ, ngành xây dựng cho riêng mình những chiến lược mang tính đột phá. Tháng 2/2011, tại văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đến năm 2020. Theo kết luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

cuộc họp, thống nhất tên gọi của chiến lược là"Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam từ 2008-2020".

Đây là chiến lược cấp quốc gia về định hướng và kết nối các ngành, các địa phương làm rõ giải pháp đột phá cấp quốc gia và các dự án quốc gia. Căn cứ chiến lược tổng hợp cấp quốc gia này mà các ngành, các địa phương xây dựng chiến lược hoặc Chương trình phát triển nhân lực của riêng ngành và địa phương mình. Nội dung của phát triển nguồn nhân lực bao gồm các phần về phát triển thể lực, phát triển giáo dục, phát triển đào tạo nghề và sử dụng nhân lực.

Quan điểm rõ ràng và nhất quán của Chính phủ là thực hiện chiến lược này nhằm đưa nhân lực trở thành lợi thế quan trọng của đất nước để phát triển, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội. Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đầu tiên là phải có chuyển biến nhận thức về nhân lực. Ngoài chiến lược quốc gia, mỗi ngành phải có chiến lược phát triển nhân lực. Đặc biệt phải đưa ra những giải pháp mang tính đột phá trong lĩnh vực của mình.

Về phía Hải quan Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực là một nội dung rất quan trọng trong nỗ lực cải cách hiện đại hóa mà Tổng cục Hải quan đang triển khai thực hiện. Dự báo đến năm 2020 công chức Hải quan Việt Nam là những con người có kỹ năng và tri thức, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về Hải quan đối với những thủ tục tiên tiến, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Để đạt được mục tiêu đó, Tổng cục Hải quan đã và đang tiến hành xây dựng và triển khai chiến lược quản lý nguồn nhân lực bao gồm một số nội dung cơ bản;

Tăng cường năng lực của các bộ phận chịu trách nhiệm về nguồn nhân lực-hiện nay là Vụ Tổ chức cán bộ - để tham mưu, cung cấp các dịch vụ về nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ quá trình hiện đại hóa hải quan; xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược đào tạo; tích hợp các chức năng quản lý nguồn nhân lực để tăng cường khả năng đưa ra những khuyến nghị, hướng dẫn, dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

vụ hiệu quả, hiệu lực và mang tính đổi mới; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cục hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)