4. Bố cục của Luận văn
3.2.1. Hiện trạng về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ
Theo yêu cầu của đổi mới, hiện đại hóa ngành Hải quan thì lực lượng công chức, nguồn nhân lực của ngành phải đáp ứng được số lượng, cơ cấu và đặc biệt là chất lượng. Cụ thể, nguồn nhân lực phải có đủ trình độ, hiểu biết sâu rộng, có đủ trình độ ngoại ngữ, tin học và làm chủ được các trang thiết bị ngày càng hiện đại. Trình độ hiện tại của cán bộ công chức Cục Hải quan Quảng Ninh được thể hiện qua bảng sau:
Nhằm nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, Cục Hải quan Quảng Ninh trong thời gian qua đã thường xuyên phối hợp với các trường đại học: Đại học Ngoại Thương; Học viện Tài chính kế toán... để tổ chức các lớp đào tạo hoàn chỉnh kiến thức cho cán bộ, công chức và hơn nữa thường xuyên động viên, khuyến khích cán bô, công chức chủ động tự đào tạo nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
Hình 3.1: Trình độ văn hóa cán bộ công chức Cục Hải quan Quảng Ninh năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan Quảng Ninh, 2012
Nếu so sánh với trình độ nhân lực của Cục Hải quan Quảng Ninh năm 2008, chúng ta sẽ thấy có một sự khác biệt lớn, thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 3.2: So sánh trình độ văn hóa CBCC Cục Hải quan Quảng Ninh năm 2008 và 2012
Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan Quảng Ninh, 2012
Biểu đồ cho thấy có sự dịch chuyển lớn về trình độ nguồn nhân lực của Cục Hải quan Quảng Ninh trong giai đoạn 2008 -2012, số lượng cán bộ có bằng Đại học đã tăng rất mạnh, và số lượng trên Đại học cũng tăng lên đáng kể. Số lượng người có bằng Cao đẳng, Trung cấp ít dần đi, tuy nhiên số lượng chưa có bằng cấp không giam, chủ yếu là trong lĩnh vực hợp đồng ngắn hạn. Điều này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.