Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 87 - 89)

II. Phân theo thành phần kinh tế

2. Dư nợ trung

3.2.3. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý

Lãi suất là yếu tố quan trọng trong hoạt động cho vay trung và dài hạn, là công cụ cần thiết để nâng cao hoạt động cho vay. Một khoản cho vay hiệu quả cần phải thỏa mãn lợi ích của hai bên khách hàng và ngân hàng. Chi nhánh cần phải đưa ra lãi suất cho vay hợp lý để đảm bảo phù hợp với lãi suất huy động mà Chi nhánh phải trả và bù đắp cho các khoản chi phí quản lý, chi phí huy động,… Lãi suất cho vay ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của dự án. Do đó, chính sách lãi suất của Chi nhánh phải được xây dựng hợp lý sao cho đảm bảo được quyền lợi chính đáng của cả hai bên, đồng thời góp phần hạn chế rủi ro về lãi suất, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh sản phẩm cho vay của Chi nhánh so với các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, Chi nhánh cần tiến hành:

Thứ nhất, nâng lãi suất đối với tiền gửi trung và dài hạn, đồng thời hạ lãi

suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn để đảm bảo lãi suất trung bình chung vẫn khơng bị tăng lên với tồn bộ nguồn huy động. Đa dạng hóa các hình thức lãi suất, Chi nhánh cũng như các NHTM khác cho vay chủ yếu dựa vào huy động vốn, do đó khơng thể tăng quy mơ tín dụng cho nền kinh tế và nâng cao

hoạt động cho vay nếu công tác huy động vốn của Chi nhánh không đạt được hiệu quả cao. Cơ chế lãi suất hợp lý sẽ là một cơ hội để huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, kích thích sản xuất và lưu thơng hàng hóa phát triển, sử dụng tốt cơng cụ lãi suất kết hợp với việc hạn chế tối đa các chi phí khơng cần thiết, Chi nhánh có thể hạ lãi suất đầu ra nhằm tăng quy mô cho vay.

Thứ hai, Chi nhánh cần mở rộng chính sách ưu đãi lãi suất cho các lĩnh

vực, ngành nghề. Hiện tại, Chi nhánh áp dụng lãi suất ưu đãi đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần mở rộng cho vay với lãi suất ưu đãi cho các ngành nghề và lĩnh vực khác như xây dựng, thương mại - dịch vụ.

Thứ ba, chính sách lãi suất của Chi nhánh phải linh hoạt theo đối tượng

vay. Với các khách hàng quen thuộc có uy tín, khách hàng truyền thống, khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tổng cơng ty có tình hình tài chính lành mạnh, làm ăn có hiệu quả,.. thì có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi, điều đó sẽ giúp Chi nhánh củng cố, tăng cường sự gắn bó mối quan hệ với khách hàng vừa khuyến khích khách hàng làm ăn có hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho Chi nhánh, vừa duy trì thị phần của mình trong việc cấp tín dụng. Đối với những khách hàng mới, cần một lượng vốn lớn thì CBTD nên đánh giá khách quan mức độ rủi ro của phương án, nhằm khuyến khích khách hàng thì Chi nhánh có thể hạ lãi suất cho vay nhưng đồng thời tăng biên độ lãi suất có điều chỉnh 3 tháng, 6 tháng để tránh rủi ro có thể xảy ra.

Thứ tư, chính sách lãi suất cần phải mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với điều

kiện của Chi nhánh đồng thời cũng đảm bảo lợi ích cho bên vay vốn. Hiện nay, với tình hình kinh tế đang khó khăn, nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản, giải thể, cả khách hàng và Chi nhánh đều gặp phải nhiều trở ngại, việc có một chính sách lãi suất hợp lý ngày càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, Chi nhánh nên có những biện pháp hỗ trợ cho khách hàng như giảm một phần lãi hoặc miễn lãi giúp cho

các doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động, song cũng nên chú ý đến các vấn đề rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Thứ năm, Chi nhánh cần tiến hành cho vay với lãi suất giảm dần theo mức

tăng qui mơ của các khoản tín dụng. Lý do là có thể áp dụng chính sách này là bởi vì cùng với một khoản cho vay mà có giá trị lớn thì ngân hàng sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với nhiều khoản vay có giá trị nhỏ gộp lại vì ngân hàng chỉ cần một lần thẩm định dự án, xác định giá trị tài sản đảm bảo,… Tuy vậy chính sách này chỉ nên áp dụng với những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh làm ăn hiệu quả và hồn tồn có khả năng trả nợ đúng hạn.

Đa dạng hóa các hình thức lãi suất để tạo điều kiện phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Dựa vào từng loại lãi suất và từng kỳ hạn, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn những khoản vay thích hợp, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn cho Chi nhánh, góp phần nâng cao chất lượng khoản vay.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w