Bước 7: Theo dõi, kiểm tra khoản vay, thu hồi và xử lý nợ
Cán bộ được giao theo dõi khoản vay có trách nhiệm theo dõi, đơn đốc việc trả nợ gốc, lãi của khách hàng đầy đủ, đúng kỳ. Các khoản nợ đến hạn đều phải lập thông báo gửi cho khách hàng trước 05 ngày làm việc so với ngày đến hạn nợ.
Sau khi đã thu nợ gốc, lãi vay và phí, giao dịch viên phải cập nhật vào giấy nhận nợ hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng và hệ thống IPCAS số tiền đã thu.
Xử lý nợ: Tùy theo trường hợp cụ thể, cán bộ có thể xử lý nợ bằng cơ cấu lại thời gian trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ), chuyển nợ quá hạn, hay khoanh nợ,…
Bước 8: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm
Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí, giao dịch viên phải đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa chứng từ giấy và hệ thống IPCAS để tất toán khoản vay.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Chi nhánh có thể giải chấp tồn bộ hay một phần tài sản bảo đảm. Sau khi đã giải chấp tài sản, giao dịch viên phải thực hiện hạch toán ngoại bảng và nhập thông tin giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay vào hệ thống IPCAS.
Tóm lại, quy trình cho vay mới chỉ là điều kiện cần, điều quan trọng là
Chi nhánh phải biết vận dụng quy trình đó như thế nào để vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, vừa mang lại hiệu quả cho Chi nhánh.
2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ
2.2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu định lượng a. Quy mô cho vay trung và dài hạn
Chỉ tiêu doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động tín dụng của NHTM. Đây là một chỉ tiêu mang tính đánh giá tổng quát của ngân hàng. Mặt khác nó cũng phản ánh được vị thế, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Cùng với sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay nói chung, hoạt động cho vay trung và dài hạn cũng tăng liên tục qua các năm, điều đó được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.6: Tình hình doanh số cho vay trung dài hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013
(Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Bình quân (%) ±∆ (%) ±∆ (%) 1. Tổng DSCV 8.407.243 9.952.323 11.465.010 1.545.080 118,38 1.512.687 115,20 116,78 2. DSCV trung và dài hạn 1.422.535 1.824.563 1.940.693 402.028 128,26 116.130 106,36 116,80
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ)
Mục đích của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại Chi nhánh chủ yếu nhằm mở rộng trang trại chăn nuôi, mua máy nông nghiệp phục vụ cho sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, đi xuất khẩu lao động,... Năm 2013, Chi nhánh đã cho vay trung và dài hạn 1.940.693 triệu đồng, tăng 6,36% so với năm 2012. Bình quân qua 3 năm tăng 16,80%. Sự gia tăng của DSCV trung và dài hạn chứng tỏ rằng Chi nhánh đã có sự chú trọng đối với hoạt động cho vay trung và dài hạn trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, DSCV trung và dài hạn tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ trọng của chỉ tiêu này nhỏ và có xu hướng giảm vào năm 2013, điều này được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng DSCV theo thời gian tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2013
Tỷ trọng DSCV trung và dài hạn trong tổng DSCV chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Con số này qua các năm 2011 - 2013 lần lượt là 16,92%, 18,33%, 16,93%. Đây là một trong những biện pháp của Chi nhánh: Giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đồng thời tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong bối cảnh diễn biến thất thường của nền kinh tế. Tập trung vốn đầu tư cho nông nghiệp - nơng thơn, cá nhân, hộ gia đình. Giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay DN, hạn chế việc nhận tài sản bảo đảm của bên thứ 3, tài sản là phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị thi cơng cơng trình, tài sản hình thành trong tương lai,… Không hoặc hạn chế cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn rủi ro (thi cơng xây dựng cơng trình, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh vận tải...), giảm tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm đối với một số loại tài sản khó quản lý, nhanh giảm sút giá trị, dễ gặp phải rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, do lãi suất huy động và lãi suất cho vay liên tục biến động (được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản của NHNN) làm cho bản thân Chi nhánh chủ động cắt giảm đầu tư cho vay trung và dài hạn vì e ngại xảy ra rủi ro về lãi suất.
Để hoạt động cho vay của Chi nhánh đạt hiệu quả và có thể đánh giá chính xác tình hình cho vay của Chi nhánh, ngồi việc phân tích tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn thì việc phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế là điều cần thiết.
Bảng 2.7: Cơ cấu doanh số cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ giai đoạn năm 2011 - 2013
(Đơn vị: Triệu đồng)
2012/2011 2013/2012±∆ Tỷ lệ (%) ±∆ Tỷ lệ (%) ±∆ Tỷ lệ (%) ±∆ Tỷ lệ (%)
DSCV trung và dài
hạn 1.422.535 1.824.563 1.940.693 402.028 128,26 116.130 106,36 116,80