II. Phân theo thành phần kinh tế
2. Dư nợ trung
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Qua phân tích thực trạng về hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động này của Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
- Chi nhánh chưa chú trọng tới mở rộng cho vay trung và dài hạn phát triển kinh tế nhiều thành phần: Dư nợ cho vay trung và dài hạn chủ yếu tập trung ở các cá nhân, hộ sản xuất, trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một trong những thị trường khách hàng đầy tiềm năng vẫn chưa được quan tâm đầu tư phát triển cho vay đúng mức, cụ thể: DSCV DN ngoài quốc doanh giảm mạnh qua các năm với tốc độ giảm bình quân là 36,37%; dư nợ đối với thành phần này cũng giảm liên tục, năm 2011 dư nợ đạt 87.972 triệu đồng, đến năm 2013 con số này giảm xuống còn 35.620 triệu đồng.
- Doanh số cho vay, dư nợ trung và dài hạn các ngành công nghiệp, TM - DV đều có sự tăng trưởng qua từng năm nhưng chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm qua các năm: Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn ngành công nghiệp năm 2011 là 14,28%, năm 2013 giảm xuống còn 11,90%; tỷ trọng này đối với ngành TM – DV năm 2011 là 24,66% đến năm 2013 là 21,19%.
- Tỷ lệ thu hồi nợ trung và dài hạn của Chi nhánh trong thời gian qua có xu hướng giảm, năm 2011 tỷ lệ này là 87,03%, đến năm 2013 giảm xuống còn 76,34%.
- Nhiều trường hợp khách hàng vay vốn nhưng không sử dụng vốn đúng mục đích, nhiều khoản cho vay có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ, phát sinh nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trung và dài hạn có sự gia tăng (năm 2013 tỷ lệ này lần lượt là 1,80% và 1,17%) nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Lãi suất cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh giảm qua các năm song chủ yếu chỉ dành cho những lĩnh vực ưu tiên và còn ở mức khá cao khiến cho nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn này.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng
- Chi nhánh còn quá thận trọng đối với khách hàng vay vốn nhất là đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. An toàn vốn là điều rất quan trọng và Chi nhánh đã thực hiện tốt các mục tiêu đó. Nhưng Chi nhánh cũng cần cân nhắc giữa an toàn vốn và lợi nhuận có thể thu về để có chính sách đầu tư cho vay thật sự hợp lý để tăng nguồn thu tín dụng và mở rộng thị phần của Chi nhánh trong thời gian tới.
- Chi nhánh còn quá chú trọng vào tài sản đảm bảo, chưa chú trọng đúng mức đến tính khả thi, hiệu quả phương án, hoặc đánh giá khơng chính xác về giá trị tài sản đảm bảo, dẫn đến khi rủi ro xảy ra, khó xử lý tài sản đảm bảo và phát mại tài sản đảm bảo được.
- Đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng nhiều lần tại Chi nhánh, có uy tín trong việc trả nợ vay ngân hàng thì khi khách hàng đề nghị tăng thêm hạn mức tín dụng hay tái tục lại khoản vay, CBTD hay chủ quan trong việc xét duyệt thông qua việc xem nhẹ một vài bước trong khâu thẩm định: Đánh giá lại tài sản thế chấp, phân tích các nguồn trả nợ của khách hàng, thị phần và tình hình tài chính,…
- Chi nhánh khơng có đủ thơng tin chính xác để phân tích và đánh giá khách hàng, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng. Thơng tin tín dụng mà cán bộ tín dụng nhận được từ phía khách hàng khơng phải lúc nào cũng đầy đủ, nó có thể bị che dấu dưới nhiều hình thức khác nhau nên cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian để kiểm tra cũng như tìm kiếm các thông tin từ các nguồn thông tin khác.
b. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Trình độ và năng lực quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự thích nghi và hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Cơng tác hạch tốn, kế tốn trong một số doanh nghiệp cịn thiếu nghiêm túc, các số liệu
trong các báo cáo tài chính chưa chính xác và khơng đáng tin cậy, đã gây khó khăn trong cơng tác thẩm định của cán bộ tín dụng ngân hàng.
- Nhiều khách hàng khơng sử dụng vốn đúng mục đích như đã ký kết trong hợp đồng tín dụng, khơng có trách nhiệm hồn trả gốc và lãi đúng thời hạn mặc dù đã được Chi nhánh đôn đốc, quản lý sát sao.
c. Một số nguyên nhân khác
- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng cũng gây ra khó khăn trong việc ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn cũng như cho vay trung và dài hạn. Trên địa bàn tỉnh hiện đang có khoảng trên 20 chi nhánh các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Sự cạnh tranh này khơng những làm cho thị phần của Chi nhánh bị giảm sút và mất đi một lượng khách có tiêu chuẩn tốt bổ sung vào danh mục cho vay trung dài hạn.
- Trong những năm qua tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt, nên có rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bn bán thua lỗ, dẫn tới tình trạng phá sản, làm cho nhiều người mất việc làm, kinh doanh của các khách hàng cũng bị ảnh hưởng, phát sinh nhiều khoản nợ quá hạn.
Chương 3