Cải tiến, đa dạng hoá cơ cấu, lĩnh vực đầu tư trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 82 - 84)

II. Phân theo thành phần kinh tế

2. Dư nợ trung

3.2.1. Cải tiến, đa dạng hoá cơ cấu, lĩnh vực đầu tư trung và dài hạn

dạng hoá khách hàng cũng làm giảm rủi ro cho hoạt động Chi nhánh. Vì vậy trong thời gian tới chiến lược sản phẩm của Chi nhánh cần hướng tới những nội dung sau:

Thứ nhất, Chi nhánh cần phải tiếp tục điều chỉnh cơ cấu cho vay và đầu tư

phù hợp với cơ cấu các thành phần kinh tế, đặc biệt với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH. Trong giai đoạn 2011 - 2013, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với khu kinh tế này còn quá nhỏ và ngày một thu hẹp bởi sự lo lắng về rủi ro đối với ngân hàng, vì thế mà nó đánh mất đi của Chi nhánh một thị trường tiềm năng đầy triển vọng. Mặc dù cho vay đối với các thành phần kinh tế này còn đòi hỏi rất cao và chặt chẽ nhưng khơng phải vì thế mà Chi nhánh khơng cho vay mà cần phải làm tốt hơn nữa trong mối quan hệ này, phát triển nó thành một lĩnh vực triển vọng để Chi nhánh khai thác, đồng thời cũng tạo điều kiện phát triển nền kinh tế quốc dân. Để mở rộng đầu tư vào đối tượng này Chi nhánh nên đa dạng các phương thức cho vay để phù hợp với nhu cầu khác nhau của mỗi khách hàng, có chính sách ưu tiên về đầu tư như khi các tổ chức kinh tế có nhu cầu vay vốn thì sẽ ưu tiên được thẩm định trước, tập trung tiến hành nhanh chóng khâu thẩm định nhằm thu hút khách hàng đến với Chi nhánh. Ngoài ra, khi mở rộng cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Chi nhánh cần linh hoạt nhận định, đánh giá đâu là khách hàng đáng tin cậy để tiến hành đầu tư cho vay, đồng thời đánh giá năng lực của khách hàng có khả năng trả nợ hay khơng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thứ hai, Chi nhánh cần đổi mới quan điểm chính sách và cơ cấu cho vay

phù hợp với nền kinh tế. Chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho vay phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xã hội của địa phương. Để thực hiện được điều đó thì Chi nhánh nên triển khai mở rộng hơn nữa các mơ hình chuỗi giá trị liên kết, hợp tác 4 nhà (Nhà nông - Doanh nghiệp - Nhà khoa học - Ngân hàng), đầu tư theo hướng khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, xuất khẩu; thực hiện giảm dần lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN và các văn bản chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam. Ngoài ra, Chi nhánh phải bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương để đưa ra những giải

pháp đầu tư có hiệu quả; tăng trưởng tín dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực đang phát triển trên địa bàn, ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các khách hàng truyền thống, các khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Agribank, đặc biệt là hộ sản xuất hàng hoá, hộ trang trại.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cần cho vay theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Như vậy sẽ giúp cho các ngành kinh tế có cơ hội được đầu tư cho vay đồng đều, có vốn để đầu tư kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho khách hàng vay, đồng thời mang lại thu nhập cho Chi nhánh. Đồng thời ưu tiên cho vay các dự án sử dụng cơng nghệ tiên tiến, có tác động tốt tới mơi trường, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của địa phương.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w