DS cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 58 - 65)

II. Phân theo thành phần kinh tế

1. DS cho vay trung và dài hạn

và dài hạn 1.422.535 1.824.563 1.940.693 402.028 128,26 116.130 106,36 116,80 2. DS thu nợ trung và dài hạn 1.237.983 1.474.705 1.481.436 236.722 119,12 6.731 100,46 109,39 3. Tỷ lệ thu nợ trung và dài hạn (%) 87,03 80,83 76,34 (6,20) - (4,49) - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ)

Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ thu nợ trung và dài hạn của Chi giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2011, tỷ lệ thu nợ trung và dài hạn đạt 87,03%, đến năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 80,83% hay giảm 6,20% so với năm 2011; năm 2013 tiếp tục giảm 4,49% so với năm 2012 cịn 76,34%. Điều này có nghĩa là, với 100 đồng cho vay trung và dài hạn thì năm 2011 thu về được 87,03 đồng, năm 2012 thu được 80,83 đồng còn năm 2013 chỉ thu được 76,34 đồng. Nguyên nhân dẫn tới kết quả trên là DSCV trung và dài hạn và DSTN trung và dài hạn đều tăng nhưng tốc độ tăng của DSCV trung và dài hạn lại cao hơn tốc độ tăng của DSTN trung và dài hạn. Mặc dù đã rất chú trọng trong công tác thu hồi nợ trung và dài hạn, thận trọng xem xét, thẩm định và thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhưng hiệu quả thu hồi nợ đang có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân do thời gian qua nền kinh tế có nhiều biến động, mơi trường kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho các chủ thể vay vốn nói chung và vay vốn trung dài hạn nói riêng, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh kéo theo sự trễ nại trong việc trả nợ cho Chi nhánh. Điều này làm ảnh hưởng tới việc thanh toán nợ vay cho Chi nhánh, làm số dư xử lý rủi ro cho vay trung và dài hạn trong kỳ của Chi nhánh gia tăng, dẫn đến hiệu quả thu hồi nợ giảm.

Chi nhánh cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa tăng doanh số cho vay trung và dài hạn với tăng cường việc thu hồi nợ nhằm giúp cho đồng vốn được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn từ khâu chọn lựa khách hàng đến xét duyệt cho vay và thu nợ khi đến hạn.

c. Chỉ tiêu nợ quá hạn trung và dài hạn

Nợ quá hạn là những khoản tín dụng khơng hồn trả đúng hạn, khơng được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Nợ quá hạn là một chỉ tiêu

tỏ hoạt động cho vay và quản lý cho vay của ngân hàng khơng hiệu quả. Trong giai đoạn qua, tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn năm 2011 - 2013

(Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ±∆ (%) ±∆ (%) 1. Dư nợ trung và dài hạn 2.632.888 2.982.746 3.442.003 349.858 113,29 459.257 115,40 114,34 2. Nợ quá hạn trung và dài hạn 48.445 57.269 61.956 8.824 118,21 4.687 108,18 113,09 3. Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn (%) 1,84 1,92 1,80

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy cùng với sự gia tăng của dư nợ trung và dài hạn thì nợ quá hạn trung và dài hạn cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2012, nợ quá hạn trung và dài hạn là 57.269 triệu đồng, tăng là 18,21% so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ quá hạn trung và dài hạn tiếp tục tăng, lên đến 61.956 triệu đồng. Bình quân 3 năm nợ quá hạn trung và dài hạn tăng 13,09%. Mặc dù nợ quá hạn trung dài hạn tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn có xu hướng giảm vào năm 2013 do tốc độ tăng của nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2013 chậm hơn tốc độ tăng của dư nợ trung và dài hạn. Nợ quá hạn trung và dài hạn gây ra nhiều rủi ro trong khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Do vậy, điều quan trọng là phải tìm hiểu nguyên nhân của các khoản vay bị nợ quá hạn này nhằm tìm ra các giải pháp hợp lý để thu hồi nợ đồng thời rút kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay trong thời gian tới.

Bảng 2.12: Nợ quá hạn trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ giai đoạn năm 2011 – 2013

(Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Bình quân ±∆ (%) ±∆ (%)

Nợ quá hạn trung và dài hạn 48.445 57.269 61.956 8.824 118,21 4.687 108,18 113,09 1. Nông nghiệp 18.142 23.625 22.064 5.483 130,22 (1.561) 93,39 110,28 2. Công nghiệp 8.316 9.735 12.912 1.419 117,06 3.177 132,63 124,61 3. Xây dựng 9.015 10.304 13.896 1.289 114,30 3.592 134,86 124,15 4. TM – DV 11.148 11.458 10.285 310 102,78 (1.173) 89,76 96,05 5. Ngành khác 1.824 2.147 2.799 323 117,71 652 130,37 123,88

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ)

Nợ quá hạn ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất và cao nhất vào năm 2012 với 41,25%. Năm 2012, nợ quá hạn ngành này là 23.625 triệu đồng, tăng 30,22% so với năm 2011. Đến năm 2013, giảm xuống 1.561 triệu đồng còn 22.064 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 6,61%. Dù nợ quá hạn trung và dài hạn ngành nơng nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn là do trong những năm qua tình hình kinh tế có những biến động, giá các loại vật tư nông nghiệp tăng trong khi các mặt hàng nông sản đứng giá, việc sản xuất của một số hộ khơng hiệu quả gây khó khăn cho cơng tác thu hồi nợ của Chi nhánh.

Hơn nữa, do doanh số cho vay trung và dài hạn đối với ngành này trong những năm qua chiếm tỷ trọng cao, số tiền vay của mỗi cá thể hoặc hộ gia đình thường khơng lớn do vậy cán bộ tín dụng phải quản lý với số lượng khách hàng lớn, khơng thể kiểm sốt tồn bộ việc sử dụng vốn của đối tượng này dẫn đến một số khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Bên cạnh đó, vốn tự có của đối tượng này khơng cao do vậy mà số tiền vay Chi nhánh hầu như đầu tư hết vào việc sản xuất, khơng có nguồn thu nhập phụ nên khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh gây mất mùa, hoặc biến động về giá vật ni trên thị trường, khơng tìm được nguồn tiêu thụ thì họ khơng có tiền để trả Chi nhánh do vậy mà nợ quá hạn của đối tượng này cao.

Nợ quá hạn trung và dài hạn ngành công nghiệp tăng liên tục qua các năm, cụ thể: Năm 2012 là 9.735 triệu đồng, tăng 1.419 triệu đồng tức tăng 17,06% so với năm 2011. Đến năm 2013 tiếp tục tăng 3.177 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 32,63% so với năm 2012. Chi nhánh cần chú ý đến các món vay của nhóm khách hàng này, mặc dù Chi nhánh đang cố gắng nâng cao doanh số cho

vay đối với ngành này nhưng cũng cần thẩm định và chọn lọc kỹ khi cho vay để tránh tình trạng nợ quá hạn tăng cao như hiện nay.

Nợ quá hạn trung và dài hạn ngành xây dựng trong giai đoạn năm 2011 – 2013 cũng có sự gia tăng mạnh mẽ với tốc độ tăng bình quân là 24,15%. Nguyên nhân là do khách hàng sử dụng vốn vay khơng hiệu quả, thanh tốn hợp đồng chậm, giá cả nguyên vật liệu, vật tư trên thị trường luôn biến động và tăng cao ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh vì vậy khơng trả được nợ đúng hạn cho Chi nhánh. Ngoài ra, đối với khách hàng vay để xây hoặc sửa chữa nhà ở thì việc sử dụng vốn dùng cho các mục tiêu liên quan đến nhà ở nên món vay này khi được đầu tư thì nguồn trả nợ khơng hình thành từ vốn vay mà bằng một nguồn khác, nên khi nguồn thu nhập có vấn đề thì sẽ dẫn đến rủi ro nợ quá hạn là rất cao.

Ngành thương mại - dịch vụ: Nợ quá hạn của ngành này trong những năm qua có sự tăng giảm nhẹ. Năm 2012 là 11.458 triệu đồng tăng với tỷ lệ 2,78% so với năm 2011. Sang năm 2013, con số này giảm xuống còn 10.285 triệu đồng. Đối với ngành khác thì nợ quá hạn của ngành này tăng cao qua các năm với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 23,88%. Do nhiều yếu tố của môi trường kinh doanh tác động khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn đến nợ quá hạn tăng cao.

Tuy nhiên cũng rất khó mà tránh khỏi nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ bởi vì số lượng khách hàng đến với Chi nhánh ngày càng đơng trong khi lượng cán bộ tín dụng ít nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ chưa kịp thời mới dẫn đến nợ quá hạn. Thêm vào đó, khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có tính cạnh tranh trên thị trường, giá cả biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn mà cán bộ tín dụng thường rất khó phát hiện. Vì vậy, để nợ q hạn ngày một giảm dần cần theo dõi quá trình hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng, công tác thẩm định cần tiến hành thật kỹ đồng thời cho vay có chọn lọc, có biện pháp đơn đốc khách hàng khi đến hạn trả nợ.

d. Chỉ tiêu nợ xấu trung và dài hạn

mức độ rủi ro thông thường mà ở mức độ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu phản ánh số tiền nợ xấu trong tổng nợ hiện hành. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng hoạt động cho vay. Dưới đây là tình hình nợ xấu trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ:

Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn năm 2011 - 2013

(Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ±∆ (%) ±∆ (%) 1. Dư nợ trung và dài hạn 2.632.888 2.982.746 3.442.003 349.858 113,29 459.257 115,40 114,34 2. Nợ xấu trung và dài hạn 30.220 26.248 44.616 (3.972) 86,86 18.368 169,98 121,51 3. Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn (%) 1,15 0,88 1,30

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ)

Dựa vào bảng trên ta thấy, nợ xấu trung và dài hạn của Chi nhánh giảm vào năm 2012, đến năm 2013 thì có sự gia tăng, cụ thể: Năm 2012 nợ xấu trung và dài hạn là 26.248 triệu đồng, giảm 3.972 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,14% so với năm 2011; đến năm 2013 tăng mạnh lên đến 44.616 triệu đồng, tức tăng 69,98%. Tốc độ tăng bình quân của nợ xấu trung và dài hạn là 21,51% trong 3 năm 2011 - 2013. Điều đó dẫn tới tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn cũng có sự biến động trái chiều, năm 2011 tỷ lệ này là 1,13%; giảm mạnh vào năm 2012 với tỷ lệ 0,88%, sau đó lại tăng lên 1,30% năm 2013. Sự gia tăng của nợ xấu trung và dài hạn năm 2013 là do có nhiều doanh nghiệp năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi mơi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi mơi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mơ thắt chặt, lãi suất cao, đồng thời tiêu thụ hàng hố khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp, khiến cho một số doanh nghiệp có dư nợ xấu lớn vào năm 2013 như: Doanh nghiệp tư nhân Việt Hiếu (CN Tân Sơn): 3.660 triệu đồng, Cty TNHH Hòa Phát (CN Phù Ninh): 3.101

TNHH một thành viên xây dựng Hải Thịnh (CN Yên Lập): 1.034 triệu đồng, Cty TNHH Năm Thực (CN Yên Lập): 1.000 triệu đồng.

Bảng 2.14: Tình hình nợ xấu trung và dài hạn phân theo nhóm nợ tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ

trong giai đoạn năm 2011 - 2013

(Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Bình quân (%) ±∆ (%) ±∆ (%) Nợ xấu trung và dài hạn 30.220 26.248 44.616 (3.972) 86,86 18.368 169,98 121,51 - Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) 7.421 9.207 13.763 1.786 124,07 4.556 149,48 136,18 - Nợ nghi ngờ (nhóm 4) 6.953 6.977 7.210 24 100,35 233 103,34 101,83 - Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) 15.846 10.064 23.643 (5.782) 63,51 13.579 234,93 122,15

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ)

Nợ xấu trung và dài hạn của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào nhóm 5 và có sự biến động mạnh nhất trong các nhóm nợ qua các năm, cụ thể: Năm 2012, trong khi nợ nhóm 3 và nhóm 4 có sự gia tăng thì nợ nhóm 5 giảm mạnh với tỷ lệ giảm 36,49%, tức giảm 5.782 triệu đồng. Đến năm 2013, nợ xấu trung và dài hạn của Chi nhánh ở các nhóm nợ đều tăng nhưng tăng mạnh nhất là nợ nhóm 5 với tỷ lệ tăng 134,93%, tức tăng 13.579 triệu đồng. Bình quân nợ xấu trung và dài hạn trong giai đoạn 2011 – 2013 tăng 21,51%, trong đó nợ nhóm 3 tăng 36,18%, nhóm nhóm 4 tăng 1,83% và nợ nhóm 5 tăng 22,15%.

Đối với nợ xấu nhóm 3: Năm 2011 là 7.421 triệu đồng; năm 2012 là 9.2017 triệu đồng, tăng 1.786 triệu đồng với tỷ lệ tăng 24,07% so với năm 2011. Đến năm 2013, con số này tiếp tục tăng thêm 4.556 triệu đồng lên 13.763 triệu đồng với tỷ lệ tăng 49,48%. Nhận thấy nợ nhóm 3 tăng liên tục qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2013.

Nợ xấu nhóm 4: Nợ nhóm 4 có sự gia tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm nhất trong các nhóm nợ. Năm 2012, nợ nhóm 4 tăng 24 triệu đồng với tỷ lệ tăng 0,35%. Năm 2013, tăng thêm 233 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 3,34%.

Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng của các nhóm nợ xấu trung và dài hạn vào năm 2013 là do thời gian qua, nền kinh tế nước ta có nhiều biến động theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết TCKT và cá nhân. Đồng thời nó cũng làm cho nhiều TCKT và cá nhân phải gánh chịu thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ đúng hạn cho Chi nhánh và các khoản nợ của họ bị xếp vào nhóm nợ xấu theo quy định. Bên cạnh đó, là do Chi nhánh khơng có đủ thơng tin chính xác để phân tích và đánh giá khách hàng, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng. Hơn nữa, việc Ban lãnh đạo nghiêm ngặt hơn trong công tác phân loại nợ cũng tạo ra sự gia tăng nhanh chóng của nợ xấu trung và dài hạn đặc biệt là trong năm 2013.

Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn tăng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động cho vay nói chung cũng như hoạt động cho vay trung và dài hạn nói riêng. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần phải siết chặt trong quản lí rủi ro tín dụng và đề ra những giải pháp tốt trong giải quyết tình trạng nợ xấu.

e. Chỉ tiêu vịng quay vốn trung và dài hạn

Vòng quay vốn trung và dài hạn phản ánh tốc độ chu chuyển vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Chỉ têu này càng cao thì phản ánh tình hình tổ chức quản lý cho vay vốn càng tốt. Bảng 2.15 dưới đây thể hiện vòng quay vốn trung và dài tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua:

Bảng 2.15: Vòng quay vốn trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013 (Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Bình quân (%) ±∆ (%) ±∆ (%) 1. DS thu nợ trung và dài hạn 1.237.983 1.474.705 1.481.436 236.722 119,12 6.731 100,46 109,39 2. Dư nợ trung và dài hạn bình 2.593.117 2.807.817 3.212.374,5 214.700 108,28 404.557,5 114,41 111,30

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w