II. Phân theo thành phần kinh tế
2. Dư nợ trung
3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác phân loại khách hàng và chính sách khách hàng
thấp nhằm tạo điều kiện cho khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu khách hàng bị tụt hạng, tức là mức rủi ro của khoản vay tăng lên, thì Chi nhánh có thể u cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo, tăng vốn tự có tham gia hoặc yêu cầu có bên thứ ba bảo lãnh.
Thứ tư, Chi nhánh cần tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ,
nhân viên làm nhiệm vụ kiểm soát nội bộ về hoạt động cho vay, đổi mới phương thức kiểm sốt tín dụng theo hướng quản lý tập trung, giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời rủi ro.
Thứ năm, quy định về quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng; hệ thống
thơng tin quản lý và điều hành kinh doanh nội bộ cần phải thông suốt từ hội sở chính đến chi nhánh ở các địa phương.
3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác phân loại khách hàng và chính sách khách hàng khách hàng
Hiện nay, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đã định kỳ tiến hành phân loại khách hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế cịn nhiều khó khăn như hiện nay, công tác này cần được nâng cao về chất lượng. Vì vậy, Chi nhánh cần tìm hiểu và theo dõi sát sao tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và các vấn đề liên quan như triển vọng phát triển của ngành nghề mà khách hàng tham gia,… Ngoài ra, để phân loại khách hàng hợp lý, Chi nhánh cũng cần đi sâu tìm hiểu thường xuyên về tình hình cổ phần hóa, giải thể, sáp nhập,… để có nhận định đúng về khách hàng.
Trên cơ sở đó, Chi nhánh có thể hoạch định chính sách khách hàng một cách hợp lý bằng việc mở rộng ưu đãi đối với những khách hàng làm ăn có hiệu quả cũng như tăng cường thắt chặt tín dụng đối với những khách hàng có tiềm ẩn rủi ro thua lỗ, giúp Chi nhánh tăng cường mở rộng và hoàn thiện hoạt động cho vay trung và dài hạn.
Chính sách khách hàng của Chi nhánh nên tập trung vào một số mặt cơ bản. Trước hết, Chi nhánh nên tiếp tục mở rộng quan hệ với các khách hàng truyền thống làm ăn có hiệu quả trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện rủi ro và
tiềm năng của khách hàng. Cụ thể, Chi nhánh nên xây dựng một biểu phí, lãi suất hoặc chính sách bảo đảm tiền vay,… ưu đãi riêng theo từng nhóm khách hàng.
Việc xây dựng quỹ thưởng cho những khách hàng lâu năm, làm ăn có hiệu quả cũng như thường xuyên trả gốc vay và lãi vay đúng hạn sẽ khuyến khích khách hàng tốt tiếp tục duy trì mối quan hệ với Chi nhánh.
Chủ động tăng cường tìm kiếm khách hàng làm ăn có hiệu quả và có các dự án trung và dài hạn khả thi, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cơng tác phát triển khách hàng này nên được khốn thành chỉ tiêu cho từng đơn vị nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động cho vay trung và dài hạn.
Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng để giao lưu giữa Chi nhánh và khách hàng. Từ đó, Chi nhánh có thể thắt chặt mối quan hệ với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh làm ăn có hiệu quả. Đối với những khách hàng làm ăn không hiệu quả, Chi nhánh cần chủ động giảm dư nợ dần dần, giám sát quá trình thu hồi vốn của dự án để khéo léo thu hồi vốn vay. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có dự án mới có tính khả thi cao và kiểm sốt được nguồn thu, Chi nhánh có thể xem xét để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay để tạo nguồn trả nợ.