nghiệp thành phố Hà Nội
Trong nền kinh tế thị trƣờng, vốn tín dụng là nguồn vốn quan trọng, lâu dài cung cấp vốn cho mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh của nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Xác định rõ tầm quan trọng của nguồn vốn tín dụng, Thành ủy cũng nhƣ ngành ngân hàng Thành phố đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tín dụng qua hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thủ đô, bao gồm: các ngân hàng thƣơng mại (Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển, Ngân hàng Công thƣơng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn...); Ngân hàng ngƣời nghèo, Quỹ tín dụng nhân dân. Do đó tốc độ tăng trƣởng nguồn tín dụng khá cao.
Trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng chủ lực trong huy động và cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Giai đoạn 2006 - 2010 Ngân hàng này đã huy động đƣợc lƣợng vốn khá lớn phục vụ phát triển nông nghiệp.
0 100 200 300 400 2007 2008 2009 T ỷ đ ồ n g Năm Từ Liêm Thanh Trì Gia Lâm Đông Anh Sóc Sơn
Hình 3.4. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn Hà Nội
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội, 2010 [41]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhƣ vậy, tốc độ tăng trƣởng tín dụng từ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn toàn thành phố tăng lên khá nhanh. Năm 2007 chỉ huy động đƣợc 1.353,9 tỷ đồng, đến năm 2008 tăng lên 1.948 tỷ đồng và năm 2009 đạt 2.036,9 tỷ. Cụ thể, vốn huy động từ các huyện tăng khá nhanh, nhanh nhất là huyện Từ Liêm, tiếp đến là huyện Đông Anh, đến Thanh Trì, Gia Lâm và cuối cùng là Sóc Sơn. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng nhanh góp phần thúc đẩy việc huy động vốn để đầu tƣ phát triển nông nghiệp ngoại thành.
Để thấy rõ hơn tình hình huy động vốn để phát triển nông nghiệp, có thể xem xét tình hình cho vay của một số ngân hàng ngoại thành.
Biểu 3.8: Tình hình cho hộ nông dân vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại 5 huyện
Chỉ tiêu Đ.V tính 2002 2005 2006 2007 2008
1. Tổng số tiền cho vay 2. Tổng số lƣợt hộ vay a. Vay ngắn hạn - Số tiền b. Vay trung hạn - Số tiền - Số hộ vay c. Vay dài hạn - Số tiền - Số hộ vay Tỷ đồng Lƣợt hộ Tỷ đồng Tỷ đồng Lƣợt hộ Tỷ đồng Lƣợt hộ 1,671 2.868 - - - - - 288,519 28.606 246,584 41,721 3.748 0 0 310,556 32.909 263,188 45,320 4.033 0 0 217,974 25.522 134,541 47,547 5.011 0 0 267,944 29.052 209,730 58,630 6.288 0 0
Nguồn: Sử dụng vốn vay cho sản xuất của Nhà nước đối với hộ nông dân ở Hà Nội
Nhƣ vậy, giai đoạn từ 2002 - 2008, vốn huy động vào phát triển nông nghiệp (thông qua việc cho hộ nông dân vay) đã tăng lên rõ rệt. Nếu nhƣ năm 2002 chỉ huy động đƣợc 1,671 tỷ đồng vào phát triển nông nghiệp, với số hộ đƣợc vay là 2.868 hộ thì đến năm 2008 đã tăng lên 267,994 tỷ đồng, với 28.606 lƣợt hộ vay. Năm 2006 đạt cao nhất 310,556 tỷ đồng, với 32.909 lƣợt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hộ vay. Với số vốn trên đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, từ 2007 - 2008 lƣợng vốn vay có xu hƣớng giảm do tác động của thiên tai, của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, do thị trƣờng nông sản bị thu hẹp... Song, sự giảm sút đó là không lớn và có tính tạm thời. Trên thực tế, hộ nông dân vẫn luôn có nhu cầu vay vốn để đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Qua số liệu điều tra thực tế của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, vốn vay ngắn hạn tập trung chủ yếu vào chăn nuôi gia cầm, trồng rau, hoa các loại. Vốn vay trung hạn nông dân sử dụng vào chăn nuôi cá, bò sữa, trồng cây ăn quả lâu năm.
Nhìn tổng thể, vốn tín dụng huy động vào phát triển nông nghiệp chủ yếu là vốn ngắn hạn. Lƣợng vốn tín dụng cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ thấp. Điểm nổi bật là không có một ngân hàng nào cho vay dài hạn. Điều này, một mặt phản ánh tình trạng thiếu vốn tín dụng trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng; các ngân hàng chƣa thật sự sẵn sàng và chủ động trong việc huy động nguồn vốn tín dụng để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, nó cũng gián tiếp khẳng định khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nông dân nói riêng, của khu vực nông thôn nói chung còn thấp, làm cho ngân hàng chƣa thực sự tin tƣởng khi cho nông dân vay những khoản vốn trung và dài hạn đủ lớn để đầu tƣ chiều sâu, phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn còn rất thiếu so với nhu cầu cần vay vốn của hộ nông dân.
Trong những năm gần đây, Thành phố mở rộng hình thức cho vay tín dụng đối với các dự án kinh tế thông qua Quỹ quốc gia. Vì vậy, việc huy động nguồn vốn tín dụng này vào phát triển các dự án kinh tế nông nghiệp là một giải pháp tốt.
Nhìn tổng thể, trong những năm qua, công tác huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển nông nghiệp ngoại thành có chuyển biến theo hƣớng tích cực, thể hiện trên các mặt:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hầu hết các ngân hàng đều thực hiện phƣơng châm "đi vay để cho vay", không ỷ lại vào phần vốn cấp của Nhà nƣớc trung ƣơng, của Thành phố. Nhờ đó, đa số ngân hàng chủ động đảm bảo đƣợc nguồn vốn tín dụng cho nông dân vay. Vốn huy động vào phát triển chăn nuôi, trồng trọt... không ngừng tăng lên, từng bƣớc góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn trầm trọng trong nông dân.
- Cơ cấu vốn, số lƣợng vốn vay và thời gian cho vay dần đƣợc đổi mới. Nếu nhƣ những năm đầu thực hiện cho vay tín dụng tới hộ nông dân, các ngân hàng thƣơng mại còn e dè, lo sợ rủi ro, cho vay khoản vay nhỏ lẻ, manh mún, không phù hợp với chu kỳ sinh trƣởng của cây con, ngành nghề... thì nay các hạn chế này từng bƣớc đƣợc khắc phục. Số lƣợng vốn vay tăng lên trong các khoản vay, cho vay vốn tín dụng trung hạn tăng lên, từng bƣớc đảm bảo đƣợc thời gian cho vòng quay của vốn, đảm bảo đƣợc tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp.
- Nhà nƣớc và các cơ quan tín dụng nhà nƣớc nói chung, Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan tín dụng trên địa bàn Hà Nội nói riêng đã không ngừng hoàn thiện các chính sách, thể chế theo hƣớng thuận lợi hơn cho nông dân vay vốn.
Trên cơ sở qui định của Chính phủ, các ngân hàng Hà Nội thƣờng xuyên đổi mới cả về thủ tục, điều kiện và phƣơng thức vay - trả... cũng nhƣ cố gắng tìm nguồn vốn rẻ cho nông dân vay nhằm hạ thấp chi phí, giảm lãi suất cho vay. Hầu hết các ngân hàng thực hiện tốt chủ trƣơng của Nhà nƣớc về việc cho nông dân vay vốn không cần tài sản thế chấp đối với những hộ nông dân không có tài sản thế chấp. Bƣớc đầu hình thành và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ sở tín dụng với chính quyền địa phƣơng, các đoàn thể quần chúng, nhất là Hội nông dân trong việc cho các hộ nông dân vay vốn. Đây là cơ sở góp phần đảm bảo vững chắc cho vốn tín dụng đến đúng địa chỉ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thu hồi vốn cũng nhƣ phong tỏa đƣợc các nguồn vốn tín dụng khi sử dụng không đúng mục đích.
Những đổi mới trong công tác huy động vốn tín dụng để phát triển nông nghiệp đã khơi dậy đƣợc tiềm năng của vùng cũng nhƣ sức ngƣời, sức của trong mỗi hộ gia đình, mỗi xã, mỗi huyện ngoại thành thúc đẩy nền nông nghiệp Thủ đô phát triển mạnh theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác huy động nguồn vốn tín dụng vào phát