Thực trạng huy động vốn thông qua nguồn ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 70)

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Để khai thác , huy động có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội là một trong nhiều mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội đặt ra và chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm qua. Nhất là trong tình hình kinh tế - xã hội nhƣ hiện nay: tốc độ tăng trƣởng kinh tế bị suy giảm; đời sống của nhân dân Thủ đô chƣa cao; sự tác động ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khu vực chƣa hoàn toàn đƣợc khắc phục; khả năng "hút" vốn từ nƣớc ngoài gặp nhiều trở ngại... thì vấn đề khai thác, huy động các nguồn vốn trong nƣớc cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói chung, nông nghiệp nói riêng là cấp bách.

3.2.1. Thực trạng huy động vốn thông qua nguồn ngân sách nhà nƣớc để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội

Huy động vốn ngân sách nhà nƣớc để phát triển nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Nó tạo ra "cú hích" ban đầu cho nông nghiệp phát triển. Trong những năm đổi mới, nguồn vốn huy động vào ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố tăng lên không ngừng. Đó là điều kiện đảm bảo vững chắc cho việc huy động nguồn vốn này vào phát triển nông nghiệp của thành phố.

- Giai đoạn 2006 - 2010, Thành phố Hà Nội đã huy động trên 26.018,417 tỷ đồng [11]. vốn tín dụng đầu tƣ cho khu vực nông nghiệp, nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thôn chiếm khoảng 36% tổng đầu tƣ ngân sách Nhà nƣớc hàng năm của Thủ đô. đã triển khai chƣơng trình giao thông nông thôn, xây dựng, nâng cấp các tuyến đƣờng liên thôn, liên xã, đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn cơ bản đƣợc nâng cấp: 100% số xã có điện lƣới; 82% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh; 71 % trục đƣờng liên xã; 61% trục đƣờng thôn, xóm 56% đƣờng ngõ xóm đƣ ợc cứng hoá. Đã đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật dự án sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Triển khai 31 dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, đẩy mạnh mô hình nông thôn mới. Đó là sự ƣu tiên lớn đối với nông nghiệp, nông thôn thành phố Hà Nội.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế, cũng nhƣ đánh giá về quy mô, cơ cấu, hiệu quả đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn vẫn còn hạn chế, nhất là, từ khi thực hiện Chƣơng trình 06/TU-CT của Thành ủy Hà Nội về phát triển kinh tế ngoại thành, chi ngân sách nhà nƣớc cho các huyện cải thi ện rõ rệt: nhƣ huyện Sóc Sơn năm 2005 là 186 tỷ đồng; năm 2008 là 481 tỷ đồng; năm 2009 là 928 tỷ đồng và năm 2010 là 825 tỷ đồng. các huyện Đông Anh , Gia Lâm, Thanh Trì, Tƣ̀ Liêm ngân sách chi cũng tăng tƣơng tự . Mức vốn đầu tƣ của ngân sách nhà nƣớc tăng, cùng với việc huy động nguồn vốn trong dân của các huyện đã xây dựng đƣợc một số công trình hạ tầng cơ sở phục vụ nông nghiệp nhƣ: thủy lợi, giao thông, mạng lƣới điện... đến năm 2010, 05 huyện cũ của thành phố Hà Nội có 126 trạm biến thế điện, 1438 trạm bơm nƣớc, 7.489 máy bơm nƣớc, 1.216 máy kéo lớn nhỏ. Nhìn chung ở giai đoạn này, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp là khá hơn các năm trƣớc. Hệ thống dịch vụ quốc doanh nhƣ: dịch vụ giống cây trồng, gia súc, gia cầm; dịch vụ vật tƣ nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu...)... đã từng bƣớc phát huy khả năng của mình. Tuy nhiên, mức huy động vốn ngân sách nhà nƣớc cho nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 còn thấp, chỉ đáp ƣ́ng đƣợc khoảng 20% vốn, cơ cấu đầu tƣ công còn chƣa cân đối và có trọng tâm so với nhu cầu t ổng vốn ngân sách đầu tƣ xây dựng cơ bản toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành phố. Do đó, nhiều hạng mục cần thiết phải đầu tƣ để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp nhƣ: chế biến thức ăn gia súc, gia cầm; chế biến nông sản (thịt, rau quả...); phát triển công nghệ sinh học trình độ cao để nhân giống cây trồng, vật nuôi; công nghiệp hóa ngành chăn nuôi; cơ khí hóa một số khâu canh tác... chƣa đƣợc chú ý đầu tƣ. Những hạn chế đó ảnh hƣởng không nhỏ tới khả năng phát triển nền nông nghiệp Thủ đô.

0 200 400 600 800 1000 2005 2008 2009 2010 T ỷ đồ ng Năm Chi Ngân sách

Hình 3.3: Chi ngân sách cho phát triển Nông nghiệp Hà Nội qua các năm

Nguồn: Cục Thống kê thành phố

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội; kế hoạch 05-Cr/TU của Thành ủy về việc tiếp tục thực hiện chƣơng trình phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới, vốn đầu tƣ huy động qua ngân sách nhà nƣớc để phát triển nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Tổng vốn ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho sƣ̣ nghiệp kinh t ế địa phƣơng của Thành phố Hà Nội tăng tƣ̀ 998 tỷ đồng năm 2006 và đến năm 2010 là 2795 tỷ. Bình quân mỗi năm huy động đƣợc 559 tỷ đ ồng, bằng 67,08%/năm. Riêng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của thành phố, tƣ̀ giai đoạn năm 2005 - 2010 bình quân mỗi năm đầu tƣ 4156 tỷ đồng. Trong 2 năm (2008 - 2009) tỷ trọng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đạt 28,5% - 28,3%, bên cạnh đó, huy động nguồn lƣ̣c cho đầu tƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển đƣợc chú trọng. Hà Nội luôn là địa phƣơng thu hút đầu tƣ vốn trƣ̣c tiếp tƣ̀ nƣớc ngoài. Công tác xã hội hóa đầu tƣ đƣợ c tập trung chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tổng đầu tƣ xã hội trên địa bàn tiếp tục tăng đạt 33% / năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 600,6 ngàn tỷ đồng. Đầu tƣ cân đối qua ngân sách huyện tăng khá. Tổng vốn đầu tƣ trong 5 năm (2006 - 2010) cho 5 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì và Tƣ̀ Liêm đ ạt 12.205 tỷ đồng, bình quân mỗi năm huy động ngân sách cho mỗi huyện đạt 488,2 tỷ đồng/năm.

Số vốn huy động từ nguồn ngân sách đƣợc đầu tƣ vào các lĩnh vực chủ yếu sau:

+ Đầu tƣ cho trang trại, nông, lâm nghiệp dùng vào việc cải tạo, nâng cấp hệ thống giống cây trồng, vật nuôi (giống lợn nạc, gà siêu thịt, bò sữa, thủy sản, ngô, lúa, hoa quả và rau các loại). Kết quả, đã hình thành đƣợc các cơ sở giống: trại lợn giống Cầu Diễn, trại gà giống Phúc Thịnh, Trung tâm kỹ thuật rau quả, trại lúa Phú Diễn, Trung tâm giống thủy sản Hà Nội... Hàng năm các trung tâm trên đã cung cấp 2.000 lợn giống hậu bị, 5 triệu gà giống, 300 tấn giống lúa cấp I, 90 - 100 bò giống, 0,5 triệu giống cây ăn quả v.v.., góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng nông phẩm hàng hóa.

+ Huy động vốn ngân sách nhà nƣớc vào phát triển lâm nghiệp: Tổng vốn đầu tƣ trong 5 năm từ chƣơng trình 327, chƣơng trình 5 triệu ha rừng. Số vốn này chủ yếu đầu tƣ vào việc bảo vệ rừng hiện có, trồng và chăm sóc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Sóc Sơn. Trong 5 năm trồng mới 2.360 ha rừng và cây xanh, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc ở Sóc Sơn và tăng tỷ lệ cây xanh cho thành phố; trồng mới trên 1.000 ha cây ăn quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế vùng gò, đồi, bảo vệ môi trƣờng sinh thái chủ yếu để phát triển du lịch.

+ Huy động vốn ngân sách nhà nƣớc vào phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Đây là lĩnh vực đòi hỏi quy mô vốn lớn, nông dân không có khả năng đầu tƣ, thu hồi vốn chậm... Thành phố quyết định tăng mức vốn ngân sách cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, bao gồm: đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tƣ cho thủy lợi; tu bổ đê điều; cải tạo, nâng cấp và xây dựng giao thông nông thôn; xây dựng mạng lƣới điện và hệ thống nƣớc sạch.

Trong 5 năm tổng vốn huy động để xây dựng và cải tạo các công trình thủy lợi, trạm bơm kiên c ố hóa kênh mƣơng, góp phần tăng diện tích tƣới thêm 2500 ha, tiêu thêm 1000 ha; đảm bảo chủ động tƣới cho 80% diện tích trồng trọt và tƣới tiêu chủ động cho 65% - 70% diện tích thƣờng bị úng vào mùa mƣa, tập trung vào đắp đê, làm kè, tôn cao và cứng hóa mặt đê, đảm bảo an toàn đê điều trong mùa mƣa lũ, cải thiện cảnh quan, môi trƣờng cũng nhƣ điều kiện đi lại trên mặt đê.

Vốn ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho giao thông đạt khá. Từ 2006 - 2010 huy động đƣợc 163.000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm huy động 33.500 tỷ đồng vào phát triển giao thông nông thôn. Số vốn trên tập trung đầu tƣ cải tạo, nâng cấp đƣờng liên xã và hỗ trợ một phần đƣờng liên thôn (phần vốn sự nghiệp giao thông cân đối qua ngân sách huyện). Kết quả đã cải tạo, nâng cấp đƣợc 112 km đƣờng liên xã, hỗ trợ xây dựng trên 200km đƣờng bê tông cấp phối.

Vốn ngân sách còn dành để cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống điện ngoại thành. Từ 2006 - 2010 đã huy động đƣợc 8.740 tỷ đồng vốn ngân sách vào phát triển hệ thống điện. Kết quả 100% số xã trên địa bàn Hà Nội có điện, tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống đƣờng điện hiện có, phấn đấu hạ giá điện năng tiêu thụ ở nông thôn .

Vốn ngân sách còn dành để đào tạo nghề: Trên địa bàn Hà Nội hiện có 50 trƣờng Đại học, 29 trƣờng Cao đẳng, 45 trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp và một số trƣờng, học viện của ngành quân đội, công an, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh với khoảng 530 nghìn sinh viên (năm 2008). Hiện nay thành phố Hà Nội quản lý 39 trƣờng TCCN, 1 trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ giáo dục, 1 trƣờng cao đẳng.

Các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đào tạo hầu hết các nhóm ngành chủ yếu nhƣ Sƣ phạm; Kỹ thuật - Công nghệ; Nông - Lâm - Ngƣ; Khoa học, bao gồm Tự nhiên, Xã hội và Nhân văn; Kinh tế - Luật; Y -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dƣợc; Thể dục - Thể thao; Văn hoá - Nghệ thuật; Ngoại ngữ và Kinh tế - Kỹ thuật. Trong số đó có các trƣờng đã đƣợc thành lập từ lâu hoặc có quy mô đào tạo rất lớn nhƣ Đại học Quốc gia Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Kinh tế Quốc dân, Y Hà Nội [3].

Các trƣờng đại học, cao đẳng phân bố trên rất nhiều quận, huyện nhƣ Hoàn Kiếm, Hai Bà Trƣng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Tây Hồ, Hà Đông, Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì..., trong đó các quận Cầu Giấy, Đống Đa có nhiều cơ sở nhất. Nhìn chung, phân bố mạng lƣới nhà trƣờng chƣa hợp lý; do lịch sử để lại, các trƣờng chủ yếu đƣợc đặt trong nội thành. Hầu hết các trƣờng, đặc biệt là các trƣờng có quy mô đào tạo lớn tập trung chủ yếu ở các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trƣng, Thanh Xuân và Cầu Giấy. Chƣa có những trung tâm đào tạo chất lƣợng cao đạt các tiêu chí và chuẩn mực của một số trƣờng đại học danh tiếng trong khu vực và quốc tế. Ngành nghề đào tạo còn chồng chéo; mối gắn kết giữa đào tạo và thị trƣờng lao động còn lỏng lẻo; một số ngành nghề đƣợc tập trung đào tạo nhiều nhƣng nội dung, chƣơng trình đào tạo chƣa có những thay đổi cần thiết mang tính đột phá nên chất lƣợng và hiệu quả đào tạo chƣa cao. Tiềm năng nghiên cứu khoa học của các trƣờng đại học chƣa đƣợc phát huy triệt để. Cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị của các trƣờng vẫn còn trong tình trạng yếu và thiếu; đất đai, khuôn viên các nhà trƣờng chƣa đáp ứng yêu cầu xây dựng môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh. Quy mô sinh viên đang vƣợt quá năng lực đào tạo (cả về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất và về trang thiết bị) của từng trƣờng đại học, cao đẳng.

Nhìn chung, việc huy động vốn qua hệ thống ngân sách để phát triển nông nghiệp đã có tác động tích cực không những đến bản thân ngành nông nghiệp mà còn có ảnh hƣởng tốt đến khả năng phát triển toàn bộ nền kinh tế ngoại thành, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, vốn ngân sách nhà nƣớc còn đầu tƣ dàn trải ở nhiều công trình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ yếu là hạ tầng cơ sở phục vụ nông nghiệp mà chƣa chú trọng đầu tƣ cho sản xuất nhất là công nghiệp chế biến, mở rộng mạng lƣới tiêu thụ nông sản.

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)