Mục tiêu phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 97)

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 26/NQ-TW, Chƣơng trình 02/CTr-TU về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hƣớng nông nghiệp đô thị, sinh thái; nông nghiệp dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vụ gắn với việc bảo vệ cảnh quan môi trƣờng. Hỗ trợ đầu tƣ, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp theo hƣớng tích cực, hiệu quả, bền vững. Tạo điều kiện để ngƣời nông dân đƣợc đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và có việc làm ổn định. Kiểm soát chặt chẽ, hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất canh tác, trồng lúa 2 vụ. Hình thành vùng nông nghiệp ổn định và phát triển mạnh các vùng chuyên canh sản xuất tập trung nhƣ: vùng rau an toàn, vùng hoa, vùng chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa với những sản phẩm sạch, chất lƣợng cao, chuyển chăn nuôi tập trung và khu giết mổ ra khỏi khu tập trung dân cƣ. Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia cầm, gia súc và cây trồng. Hoàn thành xây dựng một số vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới.

Tập trung đầu tƣ, mở rộng và từng bƣớc hiện đại hóa hạ tầng sản xuất, gia cố, cứng hóa đê, kè, kênh, mƣơng. Cải tạo, nạo vét, khôi phục sông Tích. Nâng cấp trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ. Đầu tƣ các dự án đê, kè chống sạt lở trên sông Hồng, sông Đuống; các trạm bơm nâng cao năng lực tƣới, tiêu nƣớc.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hƣớng giảm trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp, đến năm 2015 cơ cấu chăn nuôi - trồng trọt - thủy sản - dịch vụ nông nghiệp là 48,6% - 39,9% - 7,1% - 4,4%. Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích, phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá thực tế) bình quân trên ha đất nông nghiệp đạt trên 231 triệu đồng. Xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi tập trung, tạo các vùng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lƣợng, nhƣ: vùng sản xuất lúa, sản xuất rau, hoa, vùng chăn nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình thành các vùng sản xuất rau cao cấp, rau an toàn (RAT) tập trung trọng điểm tại một số xã thuộc 18 huyện ngoại thành và các quận, thị xã sản xuất nông nghiệp nhƣ Đông Anh, Mê Linh, Thanh Oai, Gia Lâm, Hoài Đức, Phú Xuyên, Hà Đông, Phúc Thọ, Đan Phƣợng, Chƣơng Mỹ… Dự kiến đến năm 2015, diện tích gieo trồng RAT vùng tập trung khoảng 4 ngàn ha (tƣơng đƣơng khoảng 11,2 ngàn ha gieo trồng, không tính diện tích các vùng sản xuất RAT phân tán), sản lƣợng khoảng 230-240 ngàn tấn. Tăng năng suất và sản lƣợng RAT đáp ứng đƣợc từ 30-33% nhu cầu tiêu dùng rau xanh của ngƣời dân Thủ đô.

Tập trung đầu tƣ phát triển sản xuất hoa, cây cảnh theo hƣớng thâm canh, công nghệ cao, gia tăng tỷ trọng sản xuất các loại hoa, cây cảnh cao cấp, đáp ứng không chỉ với thị trƣờng Thủ đô và các đô thị lớn lân cận mà còn hƣớng tới khả năng xuất khẩu. Hoa, cây cảnh trồng tập trung tại các huyện nhƣ: Đan Phƣợng, Hoài Đức, Hà Đông, Hoàng Mai, Phúc Thọ, Thƣờng Tín, Phú Xuyên, Sơn Tây, Ba Vì, Chƣơng Mỹ, Thạch Thất, Sóc Sơn, Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh. So với hiện tại, phấn đấu đến năm 2015, diện tích trồng hoa cây cảnh tăng 16% và giá trị sản phẩm tính bình quân/ha tăng 50%, tổng giá trị sản lƣợng trung bình đạt khoảng 750 tỷ đồng.

Phát triển chăn nuôi tập trung công nghiệp xa khu dân cƣ với quy mô lớn để có điều kiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng thiết yếu, hệ thống xử lý môi trƣờng và chế biến…, định hƣớng mỗi huyện có từ 01 khu chăn nuôi tập trung công nghiệp. Ƣu tiên đầu tƣ 04 dự án: xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản tập trung kết hợp chăn nuôi tại thôn Thanh Nê - xã Thanh Bình, thôn Chi Nê - xã Trung Hòa, xây dựng cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Hồng Phong (Chƣơng Mỹ); xây dựng khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ xã Tân Ƣớc (Thanh Oai); xây dựng cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ xã Vạn Thái và Tảo Dƣơng (Ứng Hòa).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tăng tỷ trọng các sản phẩm vật nuôi đƣợc giết mổ và chế biến công nghiệp: số lƣợng gia súc, gia cầm sống đƣợc đƣa vào giết mổ, chế biến công nghiệp đạt 23,5%. Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng trong chăn nuôi: số hộ chăn nuôi gia trại, trang trại có hệ thống xử lý chất thải đạt trên 65%. Giai đoạn 2011 - 2015 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng trung bình 3,5%/năm trở lên. Quy mô và tỷ trọng chăn nuôi trang trại, gia trại và công nghiệp tăng, chiếm 40% vào năm 2015.

Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ nhƣ thú y, thuỷ nông, khuyến nông, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ vốn và thƣơng mại, dịch vụ vận chuyển,… để phục vụ sản xuất. Đầu tƣ xây dựng hệ thống chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (gạo, rau, quả, thịt, thủy sản,…) tại các khu vực trục đƣờng chính vào trung tâm Thành phố (Sóc Sơn, Phú Xuyên, Chƣơng Mỹ, Thƣờng Tín, Sơn Tây, Thanh Oai…). Khuyến khích đầu tƣ cho công nghiệp chế biến giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến rau quả. Nghiên cứu, xây dựng 01 cơ sở chế biến lƣơng thực cao cấp và 01 cơ sở chế biến thủy sản. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo hƣớng nâng cao cả về lƣợng, về chất và an toàn vệ sinh thực phẩm trên cơ sở ứng dụng nhanh, rộng các tiến bộ khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật nuôi, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh. Giai đoạn 2011-2015 năng suất nuôi trồng thuỷ sản bình quân 5,5 tấn/ha, sản lƣợng 125,7 ngàn tấn. Đến cuối năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 10,63 ngàn ha và tăng 91% về sản lƣợng. Bên cạnh sản phẩm chủ lực là các loài, giống cá, cần chú trọng thúc đẩy phát triển quy mô sản xuất các loài thủy đặc sản nhƣ tôm càng xanh, ba ba, ếch, lƣơn… Tích cực đƣa các giống mới, giống có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất[3].

Tập trung chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát triển kinh tế rừng và làm giàu cảnh quan, môi trƣờng sinh thái kết hợp phát triển du lịch. Kết hợp với các địa phƣơng giáp ranh Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam để thống nhất quy hoạch đầu tƣ trồng rừng và đảm bảo vùng cây xanh cho Thủ đô.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, kinh tế vùng và phát triển các thành phần kinh tế

Chuyển dịch kinh tế vùng, theo hƣớng ƣu tiên phát triển các vùng ven đô, vùng ngoại thành gắn với tiến trình CNH, HĐH nông thôn. Xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, phát triển các phố nghề, làng nghề truyền thống theo quy hoạch. Giảm dần khoảng cách phát triển giữa khu vực trung tâm và vùng nông thôn xa trung tâm. Cơ cấu đầu tƣ tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng ƣu tiên phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn; tập trung đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp chủ lực hƣớng về xuất khẩu, các ngành dịch vụ chất lƣợng cao, nông nghiệp tập trung kỹ thuật cao.

Đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, phát triển mạnh các thành phần kinh tế. Tạo môi trƣờng sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp đầu tƣ, phát triển theo quy định của pháp luật. Tiếp tục sắp xếp, củng cố các doanh nghiệp, các tổng công ty lớn của Hà Nội. Tăng cƣờng quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Tạo môi trƣờng phát triển mạnh khu vực kinh tế tƣ nhân, kinh tế hợp tác xã và khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Cụ thể là:

- Về chăn nuôi: Tập trung phát triển chăn nuôi một cách hợp lý thành ngành sản xuất chính, xác định chăn nuôi là ngành làm giàu cho nông dân. Phát triển chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, giữ vệ sinh môi trƣờng, tạo khối lƣợng sản phẩm lớn, chất lƣợng cao phục vụ thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu. Nhanh chóng hình thành các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lƣợng cao, lợn nạc, gia cầm chất lƣợng cao, chăn nuôi lợn, gia cầm quy mô lớn ở vùng đồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gò, bán sơn địa. Tăng cƣờng công tác thú y, kiểm dịch động vật, kiểm soát dịch bệnh. Xây dựng các các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Hình thành, phát triển các trung tâm sản xuất, cung cấp giống vật nuôi và bảo tồn các loại gien quý hiếm.

- Thủy sản

Tăng diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản, bố trí chủ yếu ở các huyện vùng trũng (Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa...). Dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 15-16 nghìn ha mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Ứng dụng các công nghệ tiên tiến, tiến bộ kỹ thuật mới về công nghệ và giống mới vào phát triển thuỷ sản. Mô hình nuôi trồng thủy sản chủ yếu là quy mô nhỏ. Tận dụng toàn bộ các loại mặt nƣớc, cải tạo một phần diện tích đất mặt nƣớc chƣa sử dụng, chuyển đổi một phần đất lúa vùng úng trũng để chuyên nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức bán thâm canh và thâm canh bằng thức ăn công nghiệp. Chuyển đổi đất lúa vùng úng trũng, sản xuất vụ mùa không ăn chắc sang canh tác lúa và cá.

Lâm nghiệp

Diện tích rừng của Hà Nội không lớn, tập trung ở khu vực Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc phục vụ du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể là:

Phát triển, bảo vệ rừng với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng sinh thái, cảnh quan du lịch, bảo tồn quỹ gen. Làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng, hạn chế tới mức thấp nhất số vụ cháy và phá rừng xảy ra trên địa bàn.

Tích cực trồng rừng mới tập trung, trồng cây phân tán, đẩy mạnh cải tạo diện tích rừng trồng hiện có. Kết hợp giữa trồng rừng mới, cải tạo rừng với phát triển cây ăn quả tập trung phục vụ phát triển du lịch sinh thái.

Phát triển nông thôn

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2015 có 40- 45%, năm 2020 có 70% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và trong giai đoạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến năm 2030 có 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới). Xây dựng nông thôn Thủ đô có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và đô thị. Đảm bảo nông thôn phát triển ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ.

Tích cực triển khai công tác quy hoạch xây dựng cho khu vực nông thôn (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới và chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có theo hƣớng văn minh, bảo tồn đƣợc bản sắc văn hóa tốt đẹp...) và tổ chức thực hiện các quy hoạch; trong đó đặc biệt coi trọng quy hoạch, xây dựng các điểm dân cƣ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng tỷ trọng các dịch vụ (phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân cƣ nông thôn) và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Chú trọng công tác khuyến nông, khuyến ngƣ; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển kinh tế trang trại. Đầu tƣ nâng cấp các công trình đê điều, thuỷ lợi để đảm bảo phát triển sản xuất, vừa đảm bảo an toàn trong phòng chống thiên tai.

Phát triển các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. Đầu tƣ xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến rau quả...

Phát triển dịch vụ nông thôn, làng nghề, TTCN để tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Mở rộng hệ thống thƣơng mại, dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, tổ chức hoạt động có hiệu quả các chợ đầu mối, sắp xếp hệ thống chợ nông thôn, khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch làng nghề.

Chú trọng đầu tƣ cho mạng lƣới giao thông, các công trình cấp điện, cấp nƣớc nông thôn, mạng lƣới trƣờng học, trạm y tế, nhà văn hóa, điểm phục vụ bƣu chính - viễn thông... Cải thiện từng bƣớc nhà ở khu vực nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc xây dựng ở nông thôn cho phù hợp với quá trình đô thị hoá và đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc. Có chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề và hỗ trợ cao hơn cho ngƣời dân không còn đất sản xuất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động vùng chuyên canh, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo điều kiện cho các nhóm khó khăn, đối tƣợng yếu thế đƣợc tham gia học nghề, tăng cơ hội việc làm, tự tạo việc làm...

Xây dựng nếp sống văn hóa ở khu vực nông thôn. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá. Gắn việc tôn tạo, nâng cấp các khu di tích lịch sử, văn hóa và tổ chức các lễ hội với việc phát triển du lịch. Nâng cao tính tự quản, chất lƣợng, hiệu quả cuộc vận động xây dựng môi trƣờng văn hóa ở khu vực nông thôn.

+ Thủy sản: nuôi trồng thủy sản theo 2 hƣớng: 1) Chuyển diện tích ruộng trũng khoảng 2000 ha sang nuôi cá; phấn đấu đƣa diện tích nuôi trồng lên 4000 ha; 2) Sử dụng thức ăn bổ sung, từng bƣớc thí điểm nuôi cá công nghiệp; phấn đấu tăng năng suất cá từ 2 tấn/ha lên 5 tấn/ha vào năm 2015.

Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng huyện, từng xã.

Một phần của tài liệu Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 97)